Giải pháp về văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu đề tài: ảnh hưởng của phật giáo nam tông đối với đời sống tinh thần của người khmer nam bộ (Trang 62)

Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển giáo dục – đào tạo góp phần nâng cao đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ.

Nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở là nhiệm vụ đòi hỏi phải có những hoạt động đồng bộ của nhiều mạng công tác, cũng nhƣ sự phối hợp chặt chẽ của nhiều nghành, nhiều đoàn thể ở tất cả các cấp, trong đó có giáo dục và đào tạo. Muốn có đời sống văn hóa ở cơ sở thực sự là của ngƣời dân, chủ thể là nhân dân và nó thực sự có những đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng cũng nhƣ của đất nƣớc, trƣớc hết ngƣời dân phải có trình độ đủ để có thể tham gia và hƣởng thụ đƣợc những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở cơ sở. Trình độ dân trí là một trong những điều kiện tiên quyết để định hƣớng nội dung và hình thức của các hoạt động văn hóa ở cơ sở. Nhƣ vậy muốn có đời sống văn hóa ở cơ sở tốt, đủ khả năng để góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở Nam Bộ, trƣớc tiên cần đẩy mạnh Giáo dục – Đào tạo nâng cao dân trí và trình độ cho nhân dân Khmer nói chung và con em họ nói riêng.

Trƣớc hết cần đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng lớp, nâng cao chất lƣợng giáo dục đi đôi với tích cực vận động và tạo điều kiện cho con em trong độ tuổi đến

Trang 60

trƣờng, thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Xây dựng các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú ở các tỉnh đủ mạnh làm cơ sở tạo nguồn nhân lực nói chung và cán bộ kế thừa nói riêng; làm tốt quy chế tuyển sinh, chính sách cử tuyển học sinh, sinh viên; thực hiện đầy đủ các quy định của chính phủ về học bổng, học phí của học sinh, sinh viên dân tộc Khmer tại các trƣờng đại học.

Phải thƣờng xuyên làm tốt công tác tuyên truyền vận động con em đến độ tuổi đi học đến trƣờng, nhất là vào thời điểm đầu năm học. Làm tốt công tác vận động sẽ làm giảm bớt số lƣợng trẻ em không đến trƣờng, nếu không sẽ tạo gánh nặng cho xã hội trong việc giải quyết những trƣờng hợp này.

Hiện nay giáo dục ở vùng Khmer chủ yếu dựa vào nhà chùa. Ngoài giờ học trên lớp, hằng ngày học sinh Khmer đều đến chùa để học tập. Trẻ em Khmer không kể trai gái, đều đƣợc vào chùa học chữ. Trẻ em gái tuy không thể tu thành sƣ sãi nhƣng đƣợc học chữ trong chùa với thời gian dài hay ngắn tùy thích. Đảm nhận việc dạy dỗ con trẻ trong các nhà chùa Khmer là các Ama, Acha, hoặc các ông lục…Họ là những ngƣời có những hiểu biết, thông thảo ngôn ngữ dùng để giảng dạy trong các chùa tiếng Khmer và tiếng Pali. Việc học chữ thƣờng gắn liền với học kinh thƣ, giáo lý, nghi thức trong chùa. Học tập trong các nhà chùa đã trở thành một thông lệ có tính chuẩn mực đối với tất cả con em đồng bào Khmer. Giáo dục trong chùa đã và đang góp phần xây dựng nhân cách của các thành viên, đặc biệt là nam giới trong cộng đồng Khmer. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà chùa và nhà trƣờng trong đào tạo thế hệ con em đồng bào Khmer. Bằng mọi cách phải làm cho việc học tập ở nhà trƣờng trở thành việc học tập chính và chủ yếu của tất cả học sinh Khmer. Phải tận dụng những mặt tích cực của việc học tập trong các nhà chùa; bằng những biện pháp thích hợp có thể, phải làm cho các nhà sƣ nhận thức đúng đắn vai trò của họ, khai thác thật tốt khả năng của họ trong sự nghiệp giáo dục đào tạo các thế hệ trẻ Khmer theo đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc; giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà chùa trên cơ sở phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo hiện nay, nhƣng phải đảm bảo tính công khai thẳng thắng trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc.

Cần có sự quan tâm đến công việc dạy học trong các chùa. Hiện nay, trƣờng chùa của ngƣời Khmer đang góp phần quan trọng cùng với ngành giáo dục nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực. Có thể tận dụng những điều kiện này để làm công tác

Trang 61

phổ cập, xóa mù chữ cho con em ngƣời dân tộc ở hai loại hình ngôn ngữ Việt – Khmer. Tuy nhiên, việc dạy và học trong các trƣờng chùa hiện nay còn khá đơn điệu về chƣơng trình học, thiếu về sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác. Vì vậy, cần có những quan tâm đầu tƣ cho việc dạy và học tại các chùa của sƣ, sãi cũng nhƣ ngƣời học về sách giáo khoa, chƣơng trình dạy học, bồi dƣỡng cho giáo viên… làm sao chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng lên.

Thứ hai, bảo tồn các di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật giáo Nam tông, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Phật giáo đến với cộng đồng.

Phật giáo Nam tông là chủ thể duy nhất có sứ mệnh truyền trì đạo mạch nối tiếp lịch sử truyền thống mấy nghìn năm Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền văn hóa Khmer, góp phần tăng cƣờng đoàn kết dân tộc và hộ pháp an dân. Trong đó, hệ thống di sản Phật giáo là thành tố đặc biệt quan trọng, mang trong mình sứ mệnh truyền trì đạo pháp đồng hành cùng dân tộc. Nên công tác bảo tồn là một bài toán khó đƣợc đặt ra trong giai đoạn hiện nay, nếu làm không tốt đôi khi nảy sinh sự phản cảm, sự thiếu tôn trọng đối với văn hóa tâm linh của phật tử. Vì vậy, trƣớc tiên cần phải có quan điểm, chủ trƣơng đúng đắn, có nguồn nhân lực đƣợc đào tạo đủ năng lực đảm đƣơng nhiệm vụ.

Việc bảo tồn các cơ sở, tự viện, di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật giáo Nam tông, dựa trên nguyên tắc cơ bản của luật bảo tồn di sản. Mục đích cơ bản của công tác bảo tồn là phải đảm bảo tôn trọng sự thật, tôn trọng tính nguyên bản của nó.

Mỗi thiết chế tôn giáo là một không gian sinh hoạt chung cho cộng đồng ngƣời khmer, điều nhất thiết ở đây chính là công tác bảo tồn kiến trúc, cảnh quan môi trƣờng. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu cách thức xây dựng, thiết trí chùa chiền của đồng bào Khmer; để từ đó có những định hƣớng lâu dài đối với công tác duy tu bảo dƣỡng và phát triển một cách hài hòa tối đa đối với các không gian kiến trúc Phật giáo.

Những ngôi chùa nhƣ là một viện bảo tàng thu nhỏ các di sản văn hóa vật thể có giá trị đƣợc lƣu giữ đều là tài sản của nhà chùa hoặc của nhân dân Khmer tình nguyện tích góp dâng chùa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tiêu biểu nhƣ hệ thống

Trang 62

kinh lá cọ, tƣợng phật cổ, các cổ vật, bia đá, công cụ sinh hoạt khác của nhà Phật, những di vật dƣới nền các ngôi chánh điện…. Vì vậy, các tài sản quí giá này cần có chính sách đặc thù đảm bảo việc lƣu giữ tốt hơn tại chùa với sự tham gia giám sát, hỗ trợ kỷ thuật nghiệp vụ bảo quản thƣờng xuyên để các hiện vật đƣợc đảm bảo tốt nhất.

Bảo tồn hệ thống các ngày lễ Phật giáo đƣợc diễn ra trong năm theo giáo luật của Phật giáo Nam Tông. Việc này đòi hỏi các nhà khoa học có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để góp phần cùng đồng bào gìn giữ nét văn hóa lễ hội Phật giáo độc đáo của dân tộc. Những lễ hội dân tộc, sinh hoạt cộng đồng và gia đình gắn với văn hóa Phật giáo cũng cần đƣợc nghiên cứu, đánh giá để có cách bảo tồn và phát huy thích hợp.

Vấn đề phát huy cũng cần đƣợc tập trung xác định nhiệm vụ trọng tâm, “Cần phát huy cái gì?” cốt lõi của việc phát huy đó sẽ mang lại những gì đối với cộng đồng, nếu phát huy tốt giá trị tích cực các di sản văn hóa Phật giáo sẽ góp phần làm cho công tác bảo tồn đƣợc thực hiện tốt hơn, tỏa sáng hơn.

Phát huy vai trò di sản văn hóa Phật giáo chính là phát huy tinh thần giáo dục, nên cần chủ động phát huy đƣờng hƣớng tốt đẹp của giáo lý nhà Phật, các tập tục tốt đẹp của Phật tử (đi chùa lễ Phật, tham gia thực hiện các lễ lớn Phật giáo, thờ Phật, dâng cúng dƣờng…). Khuyến khích, nêu gƣơng về nếp sống đẹp, các đức tính tốt (hòa thuận, hiếu để, từ bi, hỷ xả, nhân ái…). nhằm góp phần xây dựng lối sống tốt đời, đẹp đạo trong cộng đồng dân tộc. Tạo điều kiện tốt nhất, để bà con Khmer Nam Bộ phát huy ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với hệ thống các thiết chế văn hóa, các ngày lễ Phật giáo, các tập tục….. Để từ đó, góp phần lan tỏa các giá trị tích cực trong đời sống của đồng bào Khmer Nam bộ.

Phát huy năng lực cán bộ làm công tác nghiên cứu, duy tu bảo tồn các di sản văn hóa. Bên cạnh đó, phát huy tinh thần ý thức trách nhiệm của ngƣời làm công tác duy tu tôn tạo các sản phẩm văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer để tạo điều kiện cho việc phát triển một cách tốt nhất.

Từ thực trạng trên, có thể khẳng định: Phật giáo Nam tông đã cùng đồng hành và có sứ mệnh vô cùng cao cả trong đời sống tâm linh của đồng bào Phật tử Khmer, việc bảo tồn và phát huy hiệu quả di sản văn hóa Phật giáo này không chỉ cho hôm

Trang 63

nay mà còn đến các thế hệ mai sau. Chúng ta cần xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy, việc bảo tồn và phát huy nhƣ một cặp phạm trù giống nhƣ việc xây dựng và phát triển văn hóa. Mà văn hóa chính là linh hồn là mạch sống của dân tộc, đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nếu chỉ bảo tồn để tồn tại đơn thuần, không phát huy đƣợc giá trị ẩn chứa trong di sản, rồi thời gian sẽ làm di sản phai mờ và nhanh chóng đi vào quên lãng. Vì vậy, việc khai thác giá trị các di sản đƣợc phát huy tích cực thì mới có cơ sở, có căn cứ và làm điều kiện đảm bảo để bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo Khmer phục vụ cộng đồng một cách bền vững.

Thứ ba, tăng cƣờng đầu tƣ cho hoạt động văn hóa thông tin trong vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Đầu tƣ kinh phí xây dựng các trạm tiếp sóng Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam. Tiếp tục thực hiện các chƣơng trình phủ sóng ở các vùng sâu vùng xa, tăng cƣờng các phƣơng tiện thông tin đại chúng, chính sách hỗ trợ thông tin, trở giá máy truyền thanh, truyền hình, cấp không thu tiền một số báo chí cho đồng bào dân tộc Khmer.

Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, khu vực và trung ƣơng cần sớm lắp đặt trạm phát thanh có độ cao đảm bảo phủ sóng cho cả những vùng sâu vùng xa. Cụ thể đài khu vực (Cần Thơ) đã đến lúc phải có một kênh riêng cho đồng bào Khmer Nam Bộ với số lƣợng trên một triệu kháng thính giả. Trên cơ sở chƣơng trình tiếng Khmer của đài tiếng nói Việt Nam và đại truyền hình Cần Thơ, hình thành kênh phát thanh, truyền hình tiếng Khmer có tính tập trung cho khu vực. Nâng cao chất lƣợng chƣơng trình tiếng Khmer ngang tầm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân. Đây là yêu cầu hết sức bức xúc trong tình hình hiện nay nhằm đáp ứng đòi hỏi chính đáng cho đồng bào trên cả hai phƣơng diện: thông tin và giải trí. Đối với đài phát thanh và truyền hình tỉnh, trong điều kiện đài khu vực đã có kênh riêng, cũng cần tăng thêm thời lƣợng phát sóng chƣơng trình Khmer từ 60-150 phút/ngày, thời gian phù hợp với lao động và nghỉ ngơi của đồng bào. Đầu tƣ làm phong phú thêm nội dung chƣơng trình: từ bản tin thời sự, phóng sự các chuyên mục đến chƣơng trình giải trí bằng tiếng Khmer cho đồng bào vừa tạo sự hấp dẫn, vừa đƣa đƣợc tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc, các thông tin cần thiết để giáo dục hƣớng dẫn đồng bào trên tất cả các mặt hoạt động sản xuất và đời sống. Thiết lập hệ thống báo

Trang 64

chí, sách bằng tiếng Khmer để đƣa chính sách, chủ trƣơng của Đảng đến tận ngƣời đọc bằng hai đƣờng: nguồn sách báo trong các cơ quan Đảng, mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở: thông qua các dịp hội họp, sinh hoạt dân cƣ. Thông qua thƣ viện, các phòng đọc sách, các tủ sách đƣợc bố trí cụm dân cƣ hoặc ở nhà chùa.

Cải tiến hình thức nội dung thông tin sao cho phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc, các chƣơng trình nên đi thẳng vào vấn đề, tránh ẩn dụ để đồng bào dễ hiểu, dễ biết, xây dựng nhiều chƣơng trình thông tin văn nghệ bằng tiếng Khmer để thuyết phục và thu hút ngƣời xem. Đầu tƣ phim ảnh, tài liệu, panô, áp phích bằng hai tiếng Việt – Khmer cho vùng đồng bào, có chính sách khuyên khích hơn đối với việc sản xuất dĩa hình lồng tiếng Khmer để đáp ứng về phim ảnh, giải trí cho đồng bào trong khi tỉnh chƣa đảm đƣơng đƣợc công việc này.

Một phần của tài liệu đề tài: ảnh hưởng của phật giáo nam tông đối với đời sống tinh thần của người khmer nam bộ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)