Nguyên tắc và chính sách đối với tôn giáo

Một phần của tài liệu đề tài: ảnh hưởng của phật giáo nam tông đối với đời sống tinh thần của người khmer nam bộ (Trang 52)

Tôn giáo là một thực thể khách quan của xã hội, luôn gắn liền với đời sống chính trị, xã hội, văn hóa của một nƣớc, là tinh thần của đại bộ phận nhân dân, nhƣ C.Mác đã viết: “ngay trong một nƣớc mà giải phóng chính trị đã hoàn thành, tôn giáo không những vẫn tồn tại mà còn biểu hiện sức sống và sức mạnh, thì điều đó chứng tỏ rằng tồn tại của tôn giáo không mƣu thuẫn với tinh thần hoàn thiện của nhà nƣớc”. Để đáp ứng nhu cầu do con ngƣời sáng tạo ra, sinh ra và tồn tại với xã hội loài ngƣời. Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo, bất cứ một nhà nƣớc nào, tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tổ chức mối quan hệ giữa cái trần tục và cái siêu nhiên, phục vụ cho yêu cầu của chế độ, cũng nhƣ phải định ra một thái độ ứng xử đối với tôn giáo. Đó là chính sách tôn giáo.

Trong bài thơ Mƣời chính sách của Việt Minh, Hồ Chí Minh đã viết: “…Hội hè, tín ngƣỡng báo chƣơng,

Họp hành đi lại có quyền tự do”. [Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng. Nxb

Trang 50

Nhận thức đƣợc một cách đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa của khối đại đoàn kết toàn dân đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nƣớc, cũng nhƣ của tinh thần độc lập, tự do của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhận thấy tầm quan trọng của khối đại đoàn kết tôn giáo, trong sáu vấn đề, Ngƣời đặt hẳn “ Vấn đề thứ sáu – Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lƣơng, để dễ thống trị chính phủ tuyên bố:Tín ngƣỡng tự do lƣơng và giáo đoàn kết. tinh thần ấy đƣợc ghi trong hiến pháp nƣớc của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946: “Nhân dân ta có quyền tự do tín ngƣỡng” và trong chính cƣơng của Mặt trận Liên Việt, ở Điều 7, Điểm 1: “tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tự do thờ cúng cho mọi ngƣời”. Điều này sau đƣợc ghi trong chính cƣơng của Đảng Lao động Việt Nam: “Điều 8: Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng của công dân”. Tinh thần đó đƣợc thể hiện trong Tám điều mệnh lệnh của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa” “Điều 4: Bảo vệ chùa, nhà thờ, trƣờng học, nhà thƣơng và các cơ quan văn hóa xã hội khác, chính quyền, quân đội và các đoàn thể phải tôn trọng tín ngƣỡng, phong tục, tập quán của đồng bào”.

Chính quyền cách mạng đã khẳng định một nguyên tắc bất dịch là đoàn kết, bình đẳng và tự do tín ngƣỡng, bảo vệ các cơ sở thờ tự, nơi đất thiêng của các tôn giáo; đồng thời chống lại âm mƣu của kẻ thù dân tộc, lợi dụng tôn giáo. Nguyên tắc đó đƣợc quán triệt trƣớc sau nhƣ một, thể hiện ngày càng đầy đủ và cụ thể trong các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng nhƣ từ sau ngày hòa bình đƣợc lập lại. Sắc lệnh về vấn đề tôn giáo ngày 14/6/1955 của chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, Điều 1 khẳng định: “Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng và tự do thờ cúng của nhân dân: không ai đƣợc xâm phạm quyền tự do ấy. Mọi ngƣời Việt Nam đều có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.

Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ƣơng khóa 6 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII có nêu: “Tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nƣớc ta có quyền tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng và không tín ngƣỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lƣơng và giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối sự đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và

Trang 51

đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”.

Trong hiến pháp nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Điều 70 có ghi: “Công dân có quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngƣỡng, tôn giáo khác đƣợc pháp luật bảo hộ. Không ai đƣợc xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nƣớc”. Chỉ thị số 37/BCT (1998) của bộ chính trị của các công tác tôn giáo tronh tình hình mới (ngày 2/7/1998) cũng nhƣ nghị định số 26/1999/NĐCP ban hành ngày 19 tháng 4 năm 1999 đã cụ thể hóa tinh thần của những văn bản trên, đã đƣợc toàn dân đón nhận và mong muốn Chính phủ ban hành một pháp lệnh, tiến tới một bộ luật về tôn giáo.

Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa IX) đã ra hai nghị quyết: 1. về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, trong đó có đoạn viết về đồng bào các tôn giáo; 2. Nghị quyết riêng về công tác tôn giáo. Hai nghị quyết đó nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Khẳng định chính sách đoàn kết, tôn trọng, khẳng định giá trị của việc thờ cúng tổ tiên cũng nhƣ các tôn giáo khác. Các nguyên tắc và chính sách cụ thể đó là:

- Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và tự do không tín ngƣỡng tôn giáo của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trƣớc pháp luật, không phân biệt ngƣời theo đạo và không theo đạo cũng nhƣ giữa các tôn giáo khác nhau.

- Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân.

- Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngƣỡng tôn giáo phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn độc lập chủ quyền quốc gia.

- Những hoạt động tôn giáo ích nƣớc lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tín đồ đƣợc bảo đảm. Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đƣợc tôn trọng và phát huy.

Trang 52

- Mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo làm mất trật tự an toàn xã hội, phƣơng hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại các giá trị đạo đức lối sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật. Hoạt động mê tín dị đoan bị phê phán và loại bỏ.

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tổ chức xã hội và các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác vận động quần chúng và thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc.

Những nguyên tắc và chính sách đối với tôn giáo trên đây nhằm động viên các đồng bào tôn giáo cùng toàn dân phát huy truyền thống yêu nƣớc, đoàn kết, thực hiện công cuộc đổi mới, làm việc đạo, làm tròn nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đƣa đất nƣớc tiến lên theo con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu đề tài: ảnh hưởng của phật giáo nam tông đối với đời sống tinh thần của người khmer nam bộ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)