Đối với hoạt động góc và hoạt động chiều

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phần mềm thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non (Trang 84)

IV. THIẾT KẾ CÂU CHUYỆN CÓ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM (ví dụ

4.4.2. Đối với hoạt động góc và hoạt động chiều

(thực hiện theo nhóm và cá nhân)

Sử dụng câu truyện tranh trong góc chơi (đã được in ra), GV có thể đưa ra được nhiều các hoạt động cho trẻ, vừa giúp trẻ hứng thú với câu truyện, vừa được rèn luyện các kỹ năng kể chuyện diễn cảm. Đồng thời dạy trẻ tô, vẽ, viết, làm mũ mặt nạ phục vụ trực tiếp cho giờ học sau. Giáo viên cũng có thể cho các nhóm được trực tiếp sử dụng máy tính để cùng nhau kể lại chuyện.

Với câu chuyện có ứng dụng phần mềm này, GV không phải nói nhiều, hướng dẫn nhiều, chỉ cần nói qua cách làm là trẻ có thể thực hiện được ngay.

Khi trẻ tạo ra được các mũ mặt nạ các nhân vật trong truyện, cô cho trẻ sử dụng mũ mặt nạ các nhân vật để tập đóng kịch, đóng vai các nhân vật. Đây là hình thức cao nhất trong việc PTNN lời nói mạch lạc, lời nói nghệ thuật cho trẻ.

Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

PTNN cho trẻ mẫu giáo có vai trò to lớn trong công tác giáo dục trẻ và trong việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào lớp 1, là một cơ sở nhân văn của hoạt động trí tuệ nói chung và hoạt động học tập nói riêng.

Để PTNN cho trẻ mẫu giáo, chúng ta có thể sử dụng nhiều cách thức khác nhau, trong đó ứng dụng CNTT để thiết kế câu chuyện vào dạy học là một biện pháp đặc biệt có hiệu quả cao. Cụ thể:

- Thông qua các câu chuyện đầy mầu sắc và sống động, GV cung cấp vốn từ tích cực như : động từ, tính từ, số từ và các từ loại.... cung cấp những mẫu câu đa dạng trong ngôn ngữ văn học cho trẻ.

- Thông qua câu chuyện được thiết kế từ phần mềm, trẻ được khám ra ra nhiều động từ, tính từ, số từ và các từ loại. Hiểu được nghĩa của từ mà GV không phải giải thích nhiều, nói nhiều, từ đó chính xác hóa vốn từ.

- Các giờ học dạy trẻ kể chuyện, các hoạt động góc giúp trẻ ôn luyện, củng cố, ghi nhớ, kể chuyện diễn cảm, mạch lạc và đóng vai các nhân vật. Đồ dùng tuy sử dụng nhiều nhưng lại không gây nhàm chán cho trẻ vì đây là một bộ đồ dùng hiện đại tạo ra được nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động. Trẻ được rèn luyện nhiều các kỹ năng nghe nói, đọc viết, kỹ năng tạo hình: tô vẽ, cắt, dán ...và huy động được nhiều giác quan vào việc PTNN mạch lạc, ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ.

Qua việc nghiên cứu lý luận trên thì việc thiết kế các câu chuyện từ phần mềm dạy học để dạy các tác phẩm văn học rất phù hợp với trẻ mẫu giáo. Kịch bản truyện, những yếu tố động của phần mềm, âm nhạc, ánh sáng... đều là những yếu tố để lôi cuốn và hấp dẫn trẻ, chúng góp phần PTNN và cảm thụ các tác phẩm văn học cho trẻ. Ngoài ra, nó còn tác động nhiều mặt đến sự phát triển của trẻ: Tâm lý, tình cảm...hướng tới mục tiêu giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Qua quá trình tìm hiểu về tình hình sử dụng phần mềm công cụ thiết kế bài dạy kể chuyện ở một số trường mầm non tại thành phố HN, chúng tôi nhận thấy :

1. Các trường mầm non cũng như các cấp quản lý đều nhận thức được tầm quan trọng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động góc, hoạt động học, đặc biệt trong dạy các TPVH.

2. Việc trang bị phần mềm ở các trường mầm non còn gặp nhiều hạn chế, do vậy việc sử dụng CNTT của GV cũng hết sức hình thức. GV chỉ ứng dụng

CNTT để thiết kế câu chuyện khi có đợt kiểm tra, thi GV giỏi...Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó :

+ Là phần mềm bản quyền, mỗi máy chỉ cài được một phần mềm. Vì điều kiện kinh tế nên nhiều trường chỉ cài cho một lớp điểm khối…

+ Để thiết kế một câu chuyện cho bài dạy, GV phải đầu tư thời gian nhiều, phải tìm hiểu về phần mềm, đặc biệt là khi thiết kế nhân vật chuyển động được vì đây là loại hoạt hình không dễ làm, rất công phu đòi hỏi GV phải rất am hiểu về phần mềm.

+ Quỹ thời gian của GV hết sức eo hẹp mà việc chăm sóc giáo dục trẻ cần nhiều thời gian. Ngoài ra còn phải cho trẻ vui chơi, đi dạo, tham quan...để đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện.

3. Để khắc phục những hạn chế trên và hỗ trợ cho GV cả về sức lực và thời gian nhóm tác giả đã đưa ra một quy trình thiết kế câu chuyện từ phần mềm dạy học gồm 5 bước hết sức công phu và khoa học nhằm giúp cho GV có thể tự thiết kế bài dạy cho trẻ học góp phần làm phong phú thêm những phương tiện hiện đại để dạy các tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng bậc học mầm non. Cụ thể:

+ Bước 1: Nghiên cứu kĩ các chủ đề, nội dung, hoạt động giáo dục, tài liệu hướng dẫn giáo dục mầm non

+ Bước 2: Xây dựng kịch bản sư phạm cho việc thiết kế câu chuyện trên máy tính

+ Bước 3: Thể hiện kịch bản sư phạm trên máy vi tính

+ Bước 4: Xem xét, điều chỉnh, thể hiện thử (dạy thử)

+ Bước 5: Viết bản hướng dẫn sử dụng (nếu cần)

4. Muốn tăng cường được hiệu quả sử dụng đồ dùng đồ chơi nói chung và các câu chuyện được thiết kế từ phần mềm dạy học nói riêng vào các hoạt động chăm sóc giáo dục ở trường mầm non cần phải có những điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, về trình độ quản lí, về kĩ năng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Và trên hết là lòng yêu nghề, yêu trẻ, biết thực hiện và phát huy các phương pháp dạy học tích cực hướng tới mục tiêu giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

3.2. Khuyến nghị.

3.2.1. Khuyến nghị đối với các cấp quản lý giáo dục và trường mầm non.

- Cần bổ sung, xây dựng tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức sử dụng CNTT vào dạy tác phẩm văn học trong trường mầm non.

- Để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy tại các trường, đề nghị các nhà trường nên trang bị các thiết bị CNTT đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu, bảng tương tác hay các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng. Tiếp tục xây dựng các phương án phổ cập và nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên mầm non. Thuê chuyên gia hỗ trợ xây dựng các phần mềm phù hợp với từng môn học cho lứa tuổi mầm non. Thường xuyên chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên, tổ chức các đợt tập huấn về CNTT để giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực này.

- Tích cực phát huy hoạt động của các trang web tại các trường mầm non, tổ chức thường xuyên hơn các hội thảo công nghệ thông tin để giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.2. Đối với giáo viên

- Để thiết kế các bài bài dạy ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức về tin học để có thể sáng tạo ra các hoạt động sinh động hiệu quả phù hợp với từng môn học.

- Luôn bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành vi tính để xử lý kỹ thuật tốt hơn.Tham khảo các tài liệu, phầm mềm ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Luôn tìm tòi ý tưởng từ trẻ để đề ra các hoạt động thiết thực và ứng dụng được ở nhiều hoạt động khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi.

- Không nên quá lạm dụng CNTT để dạy trẻ học. Ứng dụng CNTT phải có chủ đích, mỗi lần trẻ tiếp xúc, giáo viên cần xác định trẻ tiếp thu được 1 đến 2 vấn đề cụ thể không tràn lan, ôm đồm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý trẻ.

- Mặc dù CNTT mang lại nhiều hữu ích nhưng nếu sử dụng không

khoa học, bắt trẻ ngồi quá lâu để quan sát trên màn hình sẽ xuất hiện các hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trẻ 5- 6 tuổi chỉ được phép tiếp xúc với máy vi tính tối đa không quá 45 phút để trẻ đảm bảo về sức khỏe và giữ gìn đôi mắt. Vì vậy đòi hỏi cô giáo Mầm non phải có hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Mầm non để thiết kế và sử dụng cho phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Sỹ Đàm (2003), Giáo trình tin học cơ sở, NXB Đại học sư phạm.

2. Bùi Việt Hà, Công nghệ thông tin và sự phát triển của giáo dục. Tạp chí tin học & nhà trường số tháng 10, 11 năm 2005.

3. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục.

4. Đào Thái Lai (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông Việt Nam, Đề tài trọng điểm cấp Bộ, Mã số B2003-49- 42-TĐ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

5. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Giáo dục.

6. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu hội thảo Quốc gia Công nghệ thông tin trong giáo dục và triển khai “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT”, Hà Nội, 2008.

8. Nguyễn Đình Tê, Giáo trình Lý thuyết và thực hành tin học văn phòng,

Nxb Lao động – Xã hội, 2007.

9. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Bộ sách Những trò chơi phát triển ngôn ngữ, Những trò chơi phát triển óc sáng tạo, Những trò chơi phát triển tư duy (ứng dụng phần mềm Kidsmart), Nxb Giáo dục, 2006.

10. TS. Trần Thị Ngọc Trâm, TS. Lê Thu Hương, PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết (Đồng Chủ biên), Bộ sách Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non Nhà trẻ, Mẫu giáo bé (3-4 tuổi), Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009

11. Đặng Thị Thu Thủy (chủ nhiệm), Yêu cầu sư phạm của phần mềm công cụ hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng điện tử, Đề tài cấp Bộ, B 2005.

12. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên), Trò chơi phát triển trí tuệ, Nxb Trẻ, 2009. 13. Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Đổi mới hình thức tổ chức

các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề, Nxb Giáo dục, 2007.

14. Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT, Kỷ yếu Tổng kết 5 năm ứng dụng Công nghệ thông tin trong Giáo dục Mầm non, Hà Nội, 2010.

15.www.mamnon.com/DownloadAttachment.asp.(baocaotongket 5 nam.doc - Mầm Non)

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KIDPIX

SƠ LƯỢC NỘI DUNG KIDPIX

Kidpix bao gồm 2 giao diện chính:

- Giao diện 1: Là phần chứa các công cụ đồ họa giúp chúng ta tạo nên những bức tranh.

- Giao diện 2: Là phần Bảng trình chiếu, cho phép chúng ta giới thiệu những bức tranh đã tạo ra ở Giao diện 1 hoặc tạo ra những câu truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình bằng kỹ thuật ghép hình ảnh.

Giao diện 1

Giao diện 2

I- SỬ DỤNG NHỮNG CÔNG CỤ VẼ THÔNG THƯỜNG *Mục đích:

-Sử dụng những công cụ vẽ này trong KidPix để vẽ như dùng bút hay chổi sơn bình thường.

-Có 4 loại công cụ vẽ thông thường: bút màu , chổi sơn ,

thùng sơn , tẩy xóa .

1- Bút màu:

1. Nhấp chuột vào nút Bút màu .

2. Chọn 1 công cụ từ bên trái của khay công cụ: Bút chì, Phấn, Sáp màu hay Bút đánh dấu.

3. Chọn kích thước nét vẽ. 4. Chọn hình dạng.

5. Nhấp vào khu vực vẽ, giữ và rê chuột để vẽ.

 Đối với hình chữ nhật, hình bầu dục, và hình đa giác, bạn có thể vẽ một hình dạng đầy hoặc rỗng. Bút chì Phấn Sáp màu Bút đánh dấu Kích thước nét vẽ Hình dạng nét vẽ

 Để vẽ 1 đường thẳng, nhấp chuột vào biểu tượng đường thẳng, sau đó nhấp chuột lên khu vực vẽ để xác định điểm đầu của đường thẳng. Rê chuột để điều chỉnh độ dài và nhấp chuột lần nữa để xác định điểm cuối của đường thẳng.

 Để vẽ một đường cong, nhấp chuột vào biểu tượng đường cong, sau đó nhấp chuột lên khu vực vẽ, giữ và rê chuột để xác định điểm đầu, điểm cuối của đường cong. Thả chuột, rẽ hướng đường kẻ để tạo đường cong như bạn muốn, nhấp chuột để hoàn thành.

 Để vẽ một hình đa giác, nhấp chuột vào hình đa giác trên khay công cụ. Vẽ các mặt, nhấp chuột sau mỗi mặt đó. Hòan tất bằng cách nhấp chuột vào điểm bắt đầu.

2- Cách sử dụng chổi sơn:

1. Nhấp chuột vào nút chổi sơn . 2. Chọn chổi sơn và một kích thước nét vẽ

3. Chọn “chế độ thông thường” trên khay công cụ. 4. Chọn hình dạng nét vẽ.

5. Di chuyển chuột vào khu vực vẽ, nhấp hay rê chuột để sơn.

Vẽ tự do Đường cong Đường thẳng Hình chữ nhật Hình đặc Hình Oval Hình rỗng Hình đa giác

3- Cách sử dụng thùng màu:

1. Nhấp chuột vào biểu tượng thùng màu

để nhìn thấy các loại thùng màu. Có 3 loại thùng màu: thuần nhất, hỗn hợp, hoa văn.

2. Chọn thùng màu. Lưu ý: Bạn chỉ có thể thay đổi màu của hoa văn ở thùng màu thuần nhất.

3. Chọn một mẫu từ khay chứa các dạng hoa văn.

4. Nhấp chuột vào khu vực cần đổ màu trên trang KidPix.

4- Cách sử dụng Tẩy:

1.Nhấp chuột vào nút Tẩy xóa , khay chứa những mẩu tẩy sẽ hiện

ra.

Chổi sơn

Chổi âm thanh nghệ thuật Bình xịt sáng tạo Những chức năng sơn Chế độ thông thường Kích thước nét vẽ

Khay chứa các dạng hoa văn

Thùng màu thuần nhất Thùng màu hoa văn Thùng màu hỗn hợp

2.Chọn Tẩy nhỏ hay lớn tùy theo bạn muốn xóa toàn bộ hay 1 phần bức tranh. Cục tẩy nhỏ xóa những phần bạn di chuột, để lại khoảng trống màu trắng. Cục tẩy lớn xóa đi toàn bộ bức tranh của bạn.

3.Nhấp chuột vào bức tranh của bạn để tẩy xóa.

* Lưu ý: Bạn cũng có thể nhấp chuột vào biểu tượng để xóa toàn bộ bức tranh.

5- Cách sử dụng Công cụ lựa chọn và cắt dán:

- Nhấp chuột vào Công cụ lựa chọn và cắt dán trên thanh công cụ.

- Lựa chọn: Nhấp chuột vào biểu tượng Công cụ lựa chọn trên khay công cụ. Sau đó nhấp chuột vào hình động hay hình tĩnh bạn trên bức tranh. Nếu muốn xóa hình đó, click tiếp vào biểu tượng thùng rác hoặc nhấn phím Delete trên bàn phím.

- Cắt, dán: Công cụ này giúp bạn bỏ đi một phần hình ảnh trên hình nền, để lại khoảng trống màu trắng hoặc sao chép phần hình ảnh đó sang nơi khác.

Cách sử dụng:

+ Nhấp chuột vào biểu tượng Công cụ cắt dán (xem hình minh họa). + Chọn 1 kiểu cắt trên khay công cụ.

+ Khoanh vùng khu vực cắt trên bức tranh.

+ Click vào biểu tượng Thùng rác nếu bạn muốn xóa, click Coppy để sao chép và Paste để dán hình vừa sao chép.

Công cụ cắt dán Công cụ lựa chọn Các kiểu cắt Thùng rác Coppy Paste

6- Sử dụng chức năng phục hồi

 Nhấp chuột vào biểu tượng bất cứ khi nào bạn muốn quay lại

bước vừa thực hiện trên bức tranh của bạn hay lấy lại những gì bạn vừa xóa.

II- SỬ DỤNG NHỮNG CÔNG CỤ VẼ ĐẶC BIỆT

1- Máy trộn:

Mục đích: Tạo những hiệu ứng màu hay hình dạng lạ mắt, thú vị cho bức tranh của bạn. Bạn có thể trộn cả bức tranh với máy trộn lớn, hoặc chỉ một vài phần của bức tranh với máy trộn nhỏ.

Cách sử dụng:

1. Nhấp nút Máy trộn để nhìn thấy khay máy trộn.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phần mềm thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w