Định hướng ứng dụng CNTT chung vào hoạt động kể chuyện cho trẻ

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phần mềm thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non (Trang 28)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4.2. Định hướng ứng dụng CNTT chung vào hoạt động kể chuyện cho trẻ

trẻ mẫu giáo lớn trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay

Chương trình GDMN là chương trình cấp quốc gia mang tính chất khung nhằm tới sự phát triển toàn diện của trẻ hình thành những năng lực chung, những nền tảng nhân cách ban đầu, chuẩn bị cho đứa trẻ sớm thích ứng với đời sống xã hội và ở trường phổ thông. Trẻ em lứa tuổi mầm non chưa thể lĩnh hội tri thức khoa học theo các môn học như ở chương trình phổ thông mà trẻ chỉ có thể tiếp nhận văn hóa theo các hình thức mang tính tích hợp. Vì vậy, chương trình GDMN mới được xây dựng theo cách tiếp cận tích hợp, quan tâm đến quá trình trẻ học như thế nào (thay vì trẻ học được cái gì ), phù hợp với sự phát triển của trẻ. Cách tiếp cận này được quán triệt trong tất cả các khâu trong quá trình xây dựng từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá. Chính vì vậy khi ứng dụng CNTT để thiết kế các câu chuyện phải nắm chắc được các khâu trên để các câu chuyện không bị lạc hướng và mang ý nghĩa giáo dục cao. Cụ thể:

+ Về mục tiêu: Mục tiêu của chương trình GDMN : Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; Bên cạnh những mục tiêu chung có mục tiêu cụ thể cho trẻ từng độ tuổi ở từng lĩnh vực. Cụ thể, với trẻ 5 – 6 tuổi mục tiêu trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày; Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…); Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày; Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện; Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi; Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết...Vì vậy khi ứng dụng CNTT vào lĩnh vực ngôn ngữ, đặc biệt là hoạt

động kể chuyện, thì khâu đầu tiên phải tuyển chọn được những câu chuyện hay có tính thẩm mỹ cao, có tính nhân văn sâu sắc. Nội dung đảm bảo đúng độ tuổi, phù hợp với từng chủ đề giáo dục để sử dụng thiết kế kịch bản câu chuyện, nhằm đem lại hiệu quả tích cực nhất trong việc giáo dục trẻ tạo cơ hội cho trẻ được nghe, được nói, được kể chuyện phù hợp với độ tuổi. Thứ hai, thiết kế các nhân vật không quá phức tạp và có quá nhiều cử động sẽ làm cho trẻ khó theo dõi. Những tình cảm cũng như những hành động của nhân vật sẽ không rõ ràng, khó bộc lộ được bản chất của nhân vật, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến ngôn ngữ và nhận thức của trẻ. Ảnh hưởng trực tiếp tới việc chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.

+ Về nội dung: Nội dung của chương trình gồm những nội dung cốt lõi, cơ bản, phù hợp với từng độ tuổi và có độ mở cho phép linh hoạt nhằm tăng cường tính chủ động của giáo viên trong việc lựa chọn những nội dung giáo dục cụ thể phù hợp với kinh nghiệm sống và khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của địa phương.

Nội dung chương trình được xây dựng theo các lĩnh vực phát triển trong đó lĩnh vực phát triển ngôn ngữ gồm 3 nội dung: nghe, nói, làm quen với đọc, viết. Theo đó, việc GV chuẩn bị đồ dùng để tổ chức các hoạt động kể chuyện cho trẻ bao gồm nhiều đồ dùng trực quan khác nhau tuỳ theo điều kiện của trường, lớp học bao gồm các đồ dùng do GV tự tạo, các đồ dùng phương tiện kĩ thuật hiện đại...

+ Về phương pháp: Sử dụng phần mềm thiết kế câu chuyện cần đảm bảo các phương pháp giáo dục mẫu giáo nói chung: “Phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Theo đó, các phương pháp để tổ chức kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cũng gồm 4 nhóm phương pháp cơ bản nằm trong hệ thống phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ nói chung, cụ thể: Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm bao gồm phương pháp dùng trò chơi, nêu tình huống có vấn đề, luyện tập; Nhóm phương pháp trực quan minh họa (quan sát, làm mẫu, minh họa); Nhóm phương pháp dùng lời nói; Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ; Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá.

Những hình ảnh trên máy tính phải thể hiện được tinh thần của truyện, đảm bảo tính hệ thống, tính thẩm mỹ cũng như tính sư phạm. Màu sắc phải tươi sáng, giữa nội dung và hình thức thể hiện phải hài hòa, sinh động không

làm trẻ sợ hãi từ đó có thể đặt ra những tình huống có vấn đề buộc trẻ phải suy nghĩ, muốn sáng tạo ra các câu chuyện khác nhau. Giáo viên có thể cho trẻ quan sát các nhân vật minh hoạ trong các câu chuyện với các cử động hoạt hình trên máy tính, hay cho một nhân vật trong một câu chuyện hoặc hình ảnh trong một câu chuyện nào đó xuất hiện để trẻ gọi tên nhân vật, hình ảnh trong câu chuyện,... mà trẻ đã biết để liên hệ tới câu chuyện đó. Từ đó tiếp tục cho trẻ kể lại câu chuyện góp phần khắc sâu những hình ảnh trong ghi nhớ của trẻ. Tuy nhiên, việc ứng dụng phần mềm thiết kế câu chuyện cần phù hợp, tạo điều kiện để trẻ và giáo viên được giao lưu cảm xúc, tạo cơ hội cho trẻ được nghe, được nói được kể chuyện phù hợp với độ tuổi.

Khi kể chuyện kết hợp với phần mềm thiết kế câu chuyện thì những hành động của nhân vật mang tính chất động phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ từ đó phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.

Để tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ có hiệu quả, GV chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội nghe, nói, trải nghiệm và sáng tạo. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp.

- Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng các yêu cầu, hứng thú và hoạt động tích cực của trẻ.

- Tạo cơ hội cho trẻ được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm, khám phá bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức.

- Chú trọng tổ chức hoạt động kể chuyện gắn với hoạt động chủ đạo (hoạt động vui chơi) của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

- Coi trọng quá trình hoạt động của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ học tích cực qua tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm, học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với người lớn và giữa trẻ với trẻ.

- Coi trọng tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động: Tạo môi trường kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo và phát triển phù hợp với từng cá nhân. Xây dựng các khu vực hoạt động.

- Tận dụng các điều kiện, hoàn cảnh sẵn có ở địa phương - Sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn

- Phối hợp các phương pháp hợp lý nhằm tăng cường ở trẻ tính chủ động tích cực hoạt động, đảm bảo trẻ “học mà chơi, chơi mà học”.

- Có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá trẻ. Chú trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, trên cơ sở đó giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với thực tế và với trẻ.

- Giáo viên coi trọng đánh giá thường xuyên qua quan sát hàng ngày trong quá trình dạy học và sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến phương pháp và kế hoạch dạy học cảu mình.

Về hình thức: Hình thức tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ : theo chương trình GDMN có các hình thức tổ chức theo mục đích và nội dung giáo dục (trên hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ở mọi lúc mọi nơi..), theo vị trí không gian (tổ chức hoạt động trong phòng, lớp), theo số lượng trẻ (cả lớp, nhóm, cá nhân). Tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ hợp lí giữa các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ về điều kiện thực tế. Hoạt động kể chuyện có thể tiến hành theo vị trí không gian: trong phòng lớp hoặc ngoài trời, đây là hình thức tổ chức mà trẻ được nhiều cơ hội để trải nghiệm với nhiều thời gian, với nhiều phương tiện đa dạng... Giáo viên có thể tận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức để giúp trẻ nắm truyện sâu sắc.

Việc tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ trong trường mầm non dựa trên quan điểm tôn trọng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ, chú trọng vào quá trình hơn là kết quả, dạy ở mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm thích hợp và chủ yếu trên hoạt động học và hoạt động góc. Mỗi hình thức đều có ưu điểm riêng GV cần biết tận dụng linh hoạt.

Tuy nhiên, khi sử dụng một phần mềm dạy học hay soạn một bài giảng điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi dạy văn học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Giáo viên nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng đúng lúc, đúng chỗ và đúng cường độ làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng, gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải nữa. Do đó, khi tìm kiếm tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung. Đồng thời, giáo viên nên cân nhắc việc đưa công nghê thông tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa vào nội

dung mục đích yêu cầu cách tích hợp trong bài dạy. Nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề dưa trên nhận thức của trẻ và phù hợp với từng độ tuổi.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phần mềm thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w