II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2. Tình hình sử dụng phần mềm công cụ thiết kế bài dạy kể chuyện trong
trường MN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra ở 06 trường mầm non thuộc các quận Hoàn kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình (MN Hoa Sen, MN Tháng Tám, MN A Ba Đình, Trường MN số 10, MN Hoa Mai, MN Tuổi hoa). Các trường được khảo sát chia làm 02 nhóm:
- Nhóm có điều kiện cơ sở vật chất tốt (03 trường)
- Nhóm có điều kiện cơ sở vật chất bình thường (03 trường)
* Mục đích khảo sát: Tìm hiểu tình hình sử dụng PMCC thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở một số trường mầm non trong thành phố Hà Nội.
* Nội dung khảo sát:
- Nhận thức của GV về mục đích yêu cầu của việc sử dụng phần mềm. - Đánh giá của GV về việc sử dụng một số phần mềm để thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn. Nguyên nhân, từ đó đề xuất quy trình sử dụng phần mềm thiết kế bài dạy kể chuyện trong trường mầm non.
* Phương pháp khảo sát:
- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến GV (bảng hỏi): Điều tra bằng phiếu hỏi 30 giáo viên mầm non (GVMN) của 6 trường MN thực hiện chương trình đổi mới trên
- Trao đổi, đàm thoại;
- Quan sát khi thăm lớp, dự giờ.
- Xử lý các số liệu điều tra bằng phương pháp thống kê. * Kết quả khảo sát:
1. Một số thông tin về giáo viên được điều tra
Qua biểu đồ trên cho thấy:
100% GVMN trong diện điều tra đều đã qua đào tạo. Số GV có tuổi đời dưới 35 tuổi chiếm 50%. Số GV đạt trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỉ lệ tương đối cao (60% trong đó: Đại học: 33%; Cao đẳng: 27%). GV có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ 40%, không có GV nào ở trình độ sơ cấp và không có GV nào chưa qua đào tạo chuyên ngành MN. Như vậy trình độ GV đều đạt chuẩn.
Kết quả trên cho thấy, tuổi đời cũng như trình độ đào tạo của các GV rất thuận lợi cho việc thực hiện chương trình GDMN nói chung và khả năng ứng dụng CNTT vào các hoạt động học nói riêng.
2. Nhận thức của GVMN về sự cần thiết sử dụng một số phần mềm để thiết kế bài dạy kể chuyện của trẻ MG 5-6 tuổi.
Thông qua bảng hỏi lựa chọn dành cho CBQL và GVMN của 06 trường thực hiện chương trình đổi mới theo 3 mức độ về sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động LQVVH của trẻ MG 5-6 tuổi.
Bảng 1: Nhận thức của CBQL và GVMN về sự cần thiết sử dụng một số phần mềm để thiết kế bài dạy kể chuyện của trẻ MG 5-6 tuổi.
Ý kiến Lựa chọn
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
SL (n) TL (%) SL (n) TL (%) SL (n) TL (%)
GVMN 10 33% 20 67% 0 0%
CBQL 15 50% 15 50% 0 0%
Thông qua kết quả số liệu ở bảng 1 cho thấy:
100% ý kiến GVMN và CBQL đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng một số phần mềm để thiết kế bài dạy kể chuyện của trẻ MG 5-6 tuổi hoặc rất cần thiết hoặc cần thiết. Điều này chứng tỏ các trường MN đang thực hiện chương trình đổi mới đã thấy được vai trò của việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động LQVVH của trẻ MG 5-6 tuổi nhằm PTNN giúp trẻ học tốt ở lớp 1.
Trên thực tế qua phỏng vấn các cô giáo MN tại các trường khảo sát trên đều cho rằng việc ứng dụng CNTT cũng cần thiết trong các góc hoạt động (50%) đặc biệt là các góc sách và thư viện. Tại các góc này, trẻ được chơi, được thử nghiệm, được phát huy tính tích cực, chủ động của mình một cách linh hoạt và đây là điều rất quan trọng để trẻ tự tin và khẳng định mình khi vào học phổ thông.
Qua các số liệu và thực tế phỏng vấn GV, chúng tôi cho rằng các ý kiến đều rất khách quan, nó phản ánh kinh nghiệm cụ thể - đó là sự lựa chọn mang ý nghĩa thực tế và đúng đắn trong quá trình tổ chức hoạt động LQVVH.
3. Mức độ sử dụng một số PM để thiết kế bài dạy kể chuyện
Hình 7: Biểu đồ về mức độ sử dụng một số PM của GV
Kết quả trên cho thấy PM được sử dụng để dạy học phổ biến nhất là PowerPoint - 100%, tiếp theo là Kidsmart – 73%; Kidpix - 60%; Các PM khác đều có sử dụng nhưng chưa đến 50% số người được hỏi.
Phần lớn số người được hỏi đều cho rằng Phần mềm PowerPoint là dễ sử dụng và có nhiều chức năng phù hợp với việc thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ mầm non như: Sử dụng các hiệu ứng (effect), hoạt cảnh (animation)
cùng các thành phần multimedia: hình ảnh, âm thanh, siêu liên kết (Hyperlink), video nhúng trực tiếp vào Powerpoint hết sức sáng tạo và sinh động. Giáo viên có thể chủ động thiết kế bài dạy theo ý tưởng của mình một cách sáng tạo.
Tuy nhiên qua thực tế, có tới 50% giáo viên được hỏi chưa khai thác hết chức năng của phần mềm. Đa phần trong số họ chỉ sử dụng chức năng trình chiếu hoặc một vài hiệu ứng đơn giản. Ví dụ: thay đổi các phông nền, chạy các kiểu chữ, chèn phai ảnh, video…
Khi được hỏi lý do tại sao thì cô hiệu trưởng Trần Mai Anh trường MN A Ba đình, cô Hiệu phó Nguyễn Xuân Phương trường MN tuổi hoa quận Hai Bà Trưng... đều có chung nhận xét:
+ Để thiết kế một bài dạy theo ý muốn GV phải trải qua rất nhiều công đoạn như: viết kịch bản, vẽ các nhân vật, thiết kế chuyển động, lồng tiếng cho nhân vật,…mất rất nhiều thời gian, mà quỹ thời gian của các cô rất eo hẹp. ngoài thời gian dạy, GV còn phải chăm sóc trẻ, quán xuyến sổ sách… Đây là nguyên nhân khiến GV ít sử dụng các chức năng hiệu ứng, hoạt hình... của phần mềm này, mặc dù nhận thức của CBQL cũng như GVMN đều hiểu rõ nó rất sinh động rất cần thiết. Chính vì vậy, các cô đều có chung nguyện vọng mong các nhà nghiên cứu ĐDĐC trong nước làm nhiều câu chuyện để trang bị cho các trường giúp cho giờ học ngày một sinh động và đạt chất lượng tốt hơn.
+ Đa phần, GV sưu tầm những hình ảnh có liên quan đến nội dung TPVH, chớp hình đưa vào máy tính. Sau đó sử dụng một số phần mềm photoshop, chương trình paint để cắt dán hình ảnh theo ý tưởng của mình, phối màu cho các slide. Copy các hình ảnh và Paste vào các slide…cho nhanh. Do đó nhiều khi các câu chuyện chưa thật sinh động Các nhân vật còn mang nặng tính áp đặt theo một khuôn khổ có sẵn. Đây là mặt hạn chế của phần lớn các cô giáo trong trường Mầm non. Tuy nhiên đây là phần mềm miễn phí nên phù hợp với kinh tế cùa các trường mầm non do đó mà 100% các trường đều sử dụng phần mềm này.
Các phần mềm được GV sử dụng ở mức thường xuyên chiếm tỉ lệ khá cao (Kidsmart – 73%; Kidpix - 60%). Điều này cho thấy sự tiện lợi và thông dụng của 2 phần mềm này.
Hầu hết CBQL và GV các trường (73%) cho rằng phần mềm Kidsmart hết sức tiện lợi và năng động. Đây là phần mềm trò chơi giúp trẻ phát triển các lĩnh vực về nhận thức, ngôn ngữ, âm nhạc…Đặc biệt chức năng in hình trên giấy giúp trẻ được thực hành rất nhiều trong việc ôn luyện kiến thức về
Toán, chữ viết, Tìm hiểu môi trường xung quanh, Làm quen với văn học v.v…phục vụ tốt cho việc học tập sau này khi trẻ vào lớp một. Chính vì vậy nhiều trường đã trang bị và sử dụng phần mềm này. Tuy nhiên Kidsmart là phần mềm trò chơi không có bộ công cụ để thiết kế bài dạy kể chuyện. Giáo viên sử dụng phục vụ cho trẻ chơi là chính.
Khi khảo sát giáo viên các trường về phần mềm Kidpix có tới 60% ý kiến của CBQL và GV rất thích phần mềm này và thường xuyên sử dụng chúng.
Qua dự giờ và quan sát các lớp, nhóm tác giả nhận thấy GV sử dụng phần mềm này chủ yếu cho trẻ chơi. Giáo viên hướng dẫn trẻ cách vào tìm kho lưu trữ của phần mềm. Giải thích các hình cũng như tên gọi, công dụng của một số hình thông dụng…Hướng dẫn trẻ chơi vẽ hình, cách phối màu một số hình đơn giản, cách sử dụng các bút vẽ, bình xịt, tẩy, sử dụng màu sắc ra sao… trẻ hứng thú say mê chơi, khả năng sử dụng máy tính nâng lên rõ rệt. Trong khi chơi trẻ được làm quen với các con vật, các hiện tượng thiên nhiên, các sinh vật cỏ cây, hoa, lá...vốn ngôn ngữ của trẻ phát triển, khả năng tư duy, tưởng tượng, trí nhớ nhờ đó mà phát triển mạnh.
Mặc dù phần mềm Kidpix có bộ công cụ để thiết kế nhưng có tới 93,33% GV không sử dụng bộ công cụ để thiết kế bài dạy kể chuyện cho trẻ. Chỉ duy nhất có trường Mầm non Tháng Tám quận Hoàn Kiếm, lớp cô giáo hiệu phó giảng dạy Lê Quỳnh Nga có ứng dụng bộ cung cụ để thiết kế câu chuyện “Hai con Dê qua cầu”. Khi phỏng vấn GV các trường đều có chung một nhận xét
+ Bộ công cụ thiết kế Kidpix dành cho trẻ mầm non với nội dung đã được lập trình sẵn nên rất hạn chế và đơn giản nên nhiều khi các nhân vật, phông cảnh không có và không phù hợp với câu chuyện mà GV định thiết kế.
+ Không hỗ trợ thiết kế nhân vật theo ý tưởng của người dùng mà phải theo máy.
+ Phần mềm mang tính chất trình chiếu, chỉ chèn được các phai ảnh, video,…
+ Không tích hợp được các phần mềm khác, ví dụ: Macromedia Flash, PowerPoint,…
+ Là phần mềm bản quyền, mỗi máy chỉ cài được một phần mềm.Vì điều kiện kinh tế nên nhiều trường chỉ cài cho một lớp điểm khối…
Đây là những nguyên nhân khiến GV ít sử dụng phần mềm này để thiết kế bài dạy kể chuyện.
Trên thực tế, để thiết kế các bài dạy kể chuyện đơn giản cho trẻ mầm non thì phần mềm Kidpix rất phù hợp với GV mầm non khi mà điều kiện thời gian cũng như trình độ tin học của GV mầm non còn có phần hạn chế.
Kết quả cũng cho thấy, các phần mềm Happykid, Learning Fun Story ít được GV sử dụng (chưa tới 30% số GV sử dụng). Thực tế trên cho thấy sự bất cập trong các trường mầm non. Mặc dù biết những phần mềm này là phù hợp với chương trình, tạo được sự hứng thú cho trẻ, phát huy được hết chất lượng của bài dạy...nhưng lại không dám trang bị cho trường. Cô giáo hiệu trưởng Trần Lan Hương trường mầm non Hoa sen cho biết, đây là những phần mềm bán bản quyền mỗi máy chỉ cài được một phần mềm nên các trường rất hạn chế trang bị cho các lớp vì điều kiện kinh tế. Đây là những phần mềm chuyên dụng không có bộ công cụ để thiết kế nên GV cũng chỉ sử dụng cho trẻ chơi để củng cố và ôn luyện kiến thức trên lớp học.
4. Ý kiến của GV về thế mạnh của việc ứng dụng các phần mềm đưa vào hoạt động dạy kể chuyện cho trẻ so với các phương tiện trực quan
Những biểu hiện của trẻ Ý kiến lựa chọn
Phần mềm Phương tiện trực quan khác Số lượng(n) Tỷ lệ (%) Số lượng(n) Tỷ lệ (%)
Khả năng tập trung cao 30 100% 28 93,3%
Thể hiện xúc cảm trực tiếp
Vỗ tay tán thưởng những hành động anh hùng, những người nghèo khổ được hưởng hành phúc
30 100% 15 50%
Cau mặt bực tức với những kẻ xấu làm
điều ác đối với mọi người 30 100% 15 50%
Bàn tán sôi nổi khi kết thúc câu truyện 30 100% 19 63,3%
Nhớ tên truyện, thể loại truyện và cốt truyện
Nhớ tên truyện nhanh 29 96,67% 28 93,3%
Nhớ thể loại truyện nhanh 26 86,67% 25 83,3%
Thuộc tên nhân vật 28 93,3% 28 93,3%
Biết truyện nói về điều gì 24 80% 22 73,3%
Đánh giá đúng nhân vật 30 100% 30 100%
Trả lời câu truyện của cô về nội dung
câu truyện nhanh, chính xác 28 93,3% 26 86,67%
Khả năng kể lại truyện và kể chuyện
Những biểu hiện của trẻ Ý kiến lựa chọn
Phần mềm Phương tiện trực quan khác Số
lượng(n) Tỷ lệ (%) lượng(n)Số Tỷ lệ (%)
Thi đua xem ai kể hay nhất (kể diễn cảm, động tác, nét mặt biểu cảm phù hợp tính cách nhân vật)
27 90% 24 80%
Tự kể chuyện theo ý riêng của mình 23 76,67% 23 76,67%
Thi đua lên kể có minh hoạ bằng các
phương tiện trực quan 27 90% 20 66,67%
Qua số liệu trên cho thấy khi sử dụng PM để dạy kể chuyện thì khả năng tập trung của trẻ rất cao (100%), các cô còn cho biết mắt các cháu “tròn xoe” dán chặt vào màn hình, vào các nhân vật, các hiện tượng, không một cháu nào quay lên, quay xuống, tất cả đều chăm chú vào câu truyện. Đặc biệt trẻ thể hiện cảm xúc rõ ràng, những yêu ghét cảm thông thể hiện rõ trên khuôn mặt, trong ánh mắt, cử chỉ, hành động, lời nói (100% trẻ), có những trẻ không kiềm chế được tình cảm khi vui quá vỗ tay reo hò rất tự nhiên. Đây chính là nét riêng biệt nổi trội của PM so với các phương tiện trực quan khác chỉ chiếm 50% trẻ biểu lộ cảm xúc. Và đây cũng chính là chiếc cầu nối để trẻ cảm thụ câu truyện một cách hồn nhiên nhất. - Trẻ rất hứng thú với tiết học, chăm chú nhìn ngắm từng hành động, lời nói của nhân vật, hăng hái tham gia trả lời các câu hỏi của cô.
Kết hợp với kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi, để nắm rõ hơn thực trạng về thế mạnh của việc ứng dụng các phần mềm đưa vào hoạt động dạy kể chuyện cho trẻ so với các phương tiện trực quan khác, chúng tôi đã tiến hành quan sát hoạt động này tại các lớp MG 5-6 tuổi của 6 trường mầm non chúng tôi nhận thấy: trẻ hoạt bát nhanh nhẹn hơn, số trẻ hào hứng xung phong lên kể chuyện rất lớn (100%). Giờ học, giờ chơi đan xen nhau một cách nhẹ nhàng mà vẫn đạt được hiệu quả. Số lượng trẻ thi đua lên kể chuyện có minh hoạ bằng các phần mềm rất cao chiếm (90%) trong khi các phương tiện trực quan khác chỉ là (66,67%). Đặc biệt là khả năng đánh giá đúng nhân vật rất tốt (100%) trẻ. Theo nhận định của chúng tôi, phần mềm thực sự phát huy thế mạnh của riêng mình. Trẻ tự tin hơn, phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn. Đây là cầu nối giúp phát triển tư duy cho trẻ.
5. Ý kiến của GV đánh giá về tác dụng của việc tổ chức hoạt động kể chuyện có sử dụng phần mềm
Bảng 2: Bảng tổng hợp ý kiến của GV đánh giá tác dụng của việc tổ chức hoạt động kể chuyện có sử dụng phần mềm
Đánh giá của GV về tác dụng của việc tổ chức
hoạt động kể chuyện có sử dụng phần mềm SL (n) TL (%)
Hỗ trợ tốt tổ chức hoạt động kể chuyện 22 73,33%
Làm phong phú hơn các hình thức tổ chức hoạt động kể
chuyện 24 80%
Giúp tiết kiệm thời gian, sức lực và tăng hiệu quả của
hoạt động kể chuyện 11 36,7%
Giúp cô giáo nắm vững hơn mục tiêu, nội dung giáo
dục của chương trình 16 53,3%
Tự rèn luyện và bồi dưỡng thêm cho mình các thủ thuật
dạy học 26 86,67%
Làm tăng thêm tình cảm nghề nghiệp, yêu nghề, mến
trẻ hơn 15 50%
Nâng cao uy tín với phụ huynh và được sự tín nhiệm của
nhà trường 19 63,3%
Tác dụng khác...
Kết quả bảng 2 cho thấy: GV đã nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của việc tổ chức hoạt động kể chuyện có sử dụng phần mềm. Đa số ý kiến của GV (80%) đều cho rằng nó làm phong phú hơn các hình thức tổ chức hoạt động kể chuyện. 86,67% ý kiến GV đều nhận thấy khi tổ chức hoạt động kể chuyện có sử dụng phần mềm đã giúp GV có nhiều cơ hội thể hiện phương pháp sư phạm của mình. Tự rèn luyện và bồi dưỡng thêm cho mình các thủ thuật dạy học đặc biệt là sử dụng các phương tiện hiện đại vào giờ học làm tăng tính tích cực