hộ gia đình
Nhằm đánh giá tổng quát về hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình của Agribank chi nhánh Cần Thơ bài viết dựa trên một số chỉ tiêu so sánh với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã.
Bảng 4.11: So sánh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình với khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã.
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 CN & HGĐ DN & HTX CN & HGĐ DN & HTX CN & HGĐ DN & HTX Dư nợ/vốn huy động (%) 102,12 85,77 90,03 82,98 84,34 74,61 Dư nợ/∑dư nợ (%) 54,35 45,65 52,04 47,96 53,06 46,94 Số khách hàng 22.874 532 24.056 616 26.169 643 DNBQ/1 khách hàng (tr. đồng) 96 3.465 109 3.925 119 4.285 Hệ số thu nợ (%) 95,38 82,49 88,15 87,95 88,23 92,69 Vòng quay vốn tín dụng (vòng/năm) 1,41 2,07 1,32 1,89 1,28 1,61 Tỷ lệ nợ xấu (%) 4,05 1,93 2,85 1,15 2,26 1,18
(Nguồn: Tính toán từ các báo cáo của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013)
Thứ nhất về quy mô thì dư nợ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã, trung bình qua 3 năm 2011-2013 tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân và hộ gia đình cao hơn 6,3% so với khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã. Về quy mô khách hàng thì số lượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng chiếm số lượng cao hơn rất nhiều so với khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã (trung bình qua 3 năm chiếm gấp 41 lần). Quy mô dư nợ cho vay một khách hàng cá nhân và hộ gia đình trung bình khoảng 100 triệu đồng nhỏ hơn rất nhiều so với dư nợ của một khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã là khoảng 3,5 tỷ đến 4,3 tỷ đồng.
Thứ hai, đứng trên quan điểm về rủi ro thì ta cũng có thể thấy mức độ thiệt hại nếu xảy ra rủi ro trong hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình là thấp hơn so với khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã. Tính trung bình thì nếu rủi ro không trả được nợ xảy ra với một khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã sẽ gây thiệt hại cho hoạt động của ngân hàng gấp 36 lần so với một khách hàng cá nhân và hộ gia đình.
42
Thứ ba, về khả năng thu nợ thì trong năm 2011 – 2012 hệ số thu nợ của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình cao hơn so với nhóm khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã, năm 2013 hệ số này là nhỏ hơn. Về vòng quay vốn tín dụng trung bình qua ba năm 2011-2013 đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình là 1,34 vòng/năm nhỏ hơn so với khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã là 1,85 vòng/năm. Hay nói cách khác thời hạn từ khi phát vay đến khi thu hồi vốn trung bình của cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình là khoảng 9 tháng cao hơn so với trung bình của khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã là 6 tháng 15 ngày.
Cuối cùng, về chất lượng tín dụng thì theo số liệu về tỷ lệ nợ xấu trong bảng 4.11 ta thấy chất lượng của các khoản cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình không tốt bằng các khoản cho vay doanh nghiệp và hợp tác xã, nguyên nhân có thể là do vấn đề bất cân xứng thông tin giữa khách hàng và ngân hàng xảy ra ở nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình là cao hơn. Do đó trong tương lai ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình.
43
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -
CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ
5.1.1 Kết quả đạt được
* Về quy mô dư nợ cho vay thì trung bình qua 3 năm 2011 – 2013 nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình chiếm 53,15% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Còn quy mô về số lượng khách hàng thì nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình gấp 41 lần so với nhóm khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã.
* Vòng quay vốn tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình có xu hướng giảm dần qua 3 năm do nền kinh tế dần ổn định, cơ cấu nguồn vốn huy động có kỳ hạn dài đang tăng nên kỳ hạn của các khoản vay cũng có xu hướng được tăng dần.
* Quy mô cho vay lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo, tuy nhiên đang có xu hướng giảm chuyển dịch sang lĩnh vực cho vay thương mại, dịch vụ và tiêu dùng phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Chính phủ nói chung, của thành phố Cần Thơ nói riêng.
* Trong lĩnh vực cho vay nông, lâm, ngư nghiệp thì các khoản cho vay đầu tư mua máy móc nông nghiệp có chất lượng rất tốt, do cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân từ đó người vay có khả năng trả nợ cho ngân hàng tốt.
* Chất lượng của các khoản cho vay thương mại, dịch vụ là khá tốt qua 3 năm luôn dưới 2%. Nguyên nhân có thể là hiệu quả đầu tư vào thương mại, dịch vụ thường tốt hơn so với lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, do lĩnh vực này thường chịu tác động không nhiều bởi các yếu tố như thời tiết, giá cả.
* Các khoản cho vay tiêu dùng, đặc biệt là các khoản cho vay thấu chi, phát hành thẻ tín dụng có chất lượng là rất tốt (tỷ lệ nợ xấu năm 2011-2012 là 0%), do đó cần tập trung tăng trưởng quy mô cho vay của hình thức này.
44
5.1.2 Những mặt hạn chế
* Hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn chưa đáp ứng tốt cho hoạt động cho vay của ngân hàng (trung bình qua 3 năm 2011 – 2013 chỉ đáp ứng khoảng 58%). Do đó, hoạt động cho vay của ngân hàng còn chịu lệ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển.
* Các khoản cho vay ngắn hạn đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình có chất lượng tín dụng xấu hơn so với các khoản cho vay trung, dài hạn nguyên nhân có thể là do cán bộ tín dụng thẩm định, phê duyệt cho vay các khoản vay ngắn hạn có phần sơ sài, chủ quan hơn so với các khoản vay trung, dài hạn.
* Trong lĩnh vực cho vay nông, lâm, ngư nghiệp thì các khoản cho vay nuôi trồng thủy sản đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình có chất lượng không tốt do ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL trong những năm qua gặp nhiều khó khăn về vấn đề giá cả, thị trường xuất khẩu, cũng như còn nhiều hạn chế khác: thiếu hạ tầng kỹ thuật; nuôi trồng còn tự phát thiếu quy hoạch; thiếu sự liên kết giữa các bên; môi trường nuôi biến đổi; dịch bệnh dễ sảy ra…
* Cho vay lĩnh vực tiểu, thủ công nghiệp đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình còn rất hạn chế về quy mô chỉ chiếm 3% - 4% dư nợ. Bên cạnh đó chất lượng của các khoản vay lĩnh vực này cũng không được tốt (tỷ lệ nợ xấu qua 3 năm luôn trên 5%).
* Theo số liệu báo cáo thì chất lượng tín dụng của các khoản cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình xấu hơn so với cho vay khách hàng doanh nghiệp và hợp tác xã. Nguyên nhân có thể là do sự bất cân xứng thông tin giữa nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình với ngân hàng là cao hơn.
5.2 GIẢI PHÁP
Tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho ngân hàng, do đó việc nâng cao hoạt động, chất lượng, giảm thiểu rủi ro càng được quan tâm hơn nữa trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Để có được kết quả đó Ngân hàng cần phải:
Xác định huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm và đầu tiên của Ngân hàng. Khuyến khích các chi nhánh, phòng giao dịch phấn đấu tự chủ đủ vốn đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và đảm bảo thanh khoản. Xem xét tăng định mức chỉ tiêu huy động vốn cho các nhân viên thêm 20-30% do chỉ tiêu hiện nay của ngân hàng còn khá thấp so với mặt bằng các ngân hàng khác. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua huy động vốn trong cán bộ, nhân viên, xem xét khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên cán bộ,
45
nhân viên ngân hàng hăng hái tích cực tham gia thực hiện. Khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ SMS Banking, VNTopUp, Bill payment... thanh toán tiền điện, nước, điện thoại qua ngân hàng, thu hộ học phí các trường đại học nhằm thu hút nguồn vốn.
Tăng cường năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng, tăng cường trách nhiệm cá nhân trong cho vay, yêu cầu cán bộ tín dụng cần trú trọng hơn nữa trong việc thẩm định các hồ sơ cho vay ngắn hạn. Định kỳ 6 tháng cần có những bài kiểm tra đánh giá năng lực chuyên môn theo từng vị trí việc làm để có những hướng điều chỉnh trong công tác tổ chức nhân sự cũng như tạo tinh thần nỗ lực phấn đấu trong nhân viên.
Tập trung mở rộng tín dụng theo kế hoạch đi đôi với kiểm soát chặt chẽ về chất lượng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn hiệu quả. Trong đó một số lĩnh vực cho vay nên ưu tiên mở rộng như cho vay thấu chi, phát hành thẻ tín dụng; cho vay đầu tư mua máy móc nông nghiệp; cho vay thương mại – dịch vụ. Xem xét nâng mức cho vay tối đa đối với những khoản cho vay tín chấp lên 50-70 triệu đồng do mức 30 triệu hiện tại còn khá thấp không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư của khách hàng.
Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản. Chủ động hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN nhằm giúp khách hàng duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cán bộ tín dụng cũng cần thận trong trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn lĩnh vực này, tích cực hơn nữa trong công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn sau khi phát vay. Bên cạnh đó cần giao khoán chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng về công tác thu lãi, thu hồi nợ xấu của các khoản cho vay trước đó.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chỉ tiêu trong bộ hồ sơ vay vốn đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình để có thể thu thập được nhiều thông tin của khách hàng hơn nhằm hạn chế vấn đề bất cân xứng thông tin.
46
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế trong nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, với vai trò của một Ngân hàng thương mại nhà nước, Agribank Chi nhánh Cần Thơ đã góp phần tích cực cùng Chính phủ, NHNN, chính quyền thành phố thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
Cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đó của mình thì ngân hàng cũng đã đạt được một số kết quả kinh doanh đáng khích lệ. Trong đó, lợi nhuận của ngân hàng vẫn luôn đạt được ở mức cao qua 3 năm; mức tăng trưởng nguồn vốn huy động ở mức cao (năm 2013 tăng 70% so với năm 2011); tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khá cao (năm 2012 tăng 24,84; năm 2013 tăng 16,44). Đối với hoạt động cho vay nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình của ngân hàng vẫn luôn là đối tượng cho vay chính của ngân hàng (dư nợ qua 3 năm luôn chiếm trên 52%).
Trong hoạt động cho vay nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng đạt được những ưu điểm cần phát huy như: quy mô tín dụng, khả năng thu hồi nợ, chất lượng tín dụng tăng qua các năm; một số lĩnh vực cho vay có chất lượng tín dụng cao như thương mại, dịch vụ, tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn một số tồn tại cần chú ý như: chất lượng của các khoản cho vay ngắn hạn chưa tốt so với trung, dài hạn; nợ xấu của các khoản cho vay lĩnh vực thủy sản, tiểu thủ công nghiệp còn cao (đều vượt 5% qua các năm).
Trong tương lai, Agribank – Chi nhánh Cần Thơ cần tiếp tục duy trì đẩy mạnh cho vay cá nhân và hộ gia đình, tập trung các biện pháp xử lý và thu hồi nợ xấu, lãi tồn đọng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hiệu quả hoạt động. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, phong phú về nội dung, linh hoạt về lãi suất, năng động triển khai nhiều sản phẩm cũng như các dịch vụ khác.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ, 2012. Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012.
2. Chính phủ, 2013. Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2013.
3. Chính phủ, 2013. Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2013.
4. Chính phủ, 2013. Nghị quyết số 48/NQ-CP nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 2013. Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2013.
5. Chính phủ, 2014. Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2014. 6. Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy, 2012. Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 6(16), trang 41-45.
7. Hội đồng thành viên Agribank, 2014. Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014
8. Hội đồng thành viên Agribank, 2014. Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR về việc “Ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank”. Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014.
9. Ngân hàng Nhà nước, 2001. Quyết định số 1627/QĐ-NHNN về việc Ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách. Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2001.
48
10. Ngân hàng Nhà nước, 2012. Quyết định số 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2012.
11. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2013.
12. Ngân hàng Nhà nước, 2014. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014.
13. Quốc hội, 2010. Luật số 47/2010/QH12 - Luật các tổ chức tín dụng. Hà