4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động
Bảng 4.1: Vốn huy động của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Không kỳ hạn 250.594 375.290 436.328 124.696 49,76 61.038 16,26 Kỳ hạn dưới 12T 1.775.600 1.909.473 1.906.153 133.873 7,54 -3.320 -0,17 Kỳ hạn từ trên 12T 123.081 628.966 1.350.461 505.885 411,02 721.495 114,71 Tổng cộng 2.149.275 2.913.729 3.692.942 764.454 35,57 779.213 26,74 Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động (%) 188 173 159 -15 -7,92 -14 -8,13
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng giai đoạn 2011-2013)
Trong hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình các Ngân hàng phải chủ động huy động nguồn vốn. Qua Bảng 4.1 ta thấy, nguồn vốn huy động được tại Agribank – Chi nhánh Cần Thơ tăng trưởng nhanh qua 3 năm 2011-2013, nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh trong huy động vốn có thể giải thích bởi các kênh đầu tư về chứng khoán, bất động sản, vàng đều gặp khó khăn trong những năm vừa qua do đó người dân đã chọn kênh đầu tư an toàn vào tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Năm 2012 huy động vốn tăng 35,57% (764,45 tỷ đồng) trong đó đóng góp quan trọng là sự tăng trưởng trong huy động vốn có kỳ hạn trên 12 tháng với mức tăng 411,02% tương ứng 505,89 tỷ đồng. Năm 2013 xu hướng cũng khá giống năm 2012 với mức tăng trưởng huy động vốn 26,74 % trong đó vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 721,5 tỷ đồng (114,71%) đã bù đắp phần giảm của vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh trong huy động vốn có kỳ hạn trên 12 tháng trong khi nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng lại có xu hướng giảm là do mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng được điều chỉnh giảm liên tiếp từ cuối năm 2011 đến nay.
27
Tuy có tốc độ tăng trưởng huy động khá cao, nhưng nhìn vào tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động qua các năm đều vượt trên 100% ta có thể thấy mức huy động vốn của Agribank Cần Thơ hiện tại vẫn chưa đáp ứng được khả năng cho vay của Ngân hàng. Do đó, ban lãnh đạo ngân hàng cần tiếp tục có các chính sách chỉ đạo, điều hành nhằm thu hút được nguồn vốn nhàn dỗi từ dân cư giúp đảm bảo khả năng cho vay của Chi nhánh.
Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng giai đoạn 2011-2013
Qua hình 4.1 chúng ta có thể nhận thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn của Agribank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013. Theo đó trong năm 2011 nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm gần 95% tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Qua năm 2012 tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng đã tăng đáng kể lên 21,59%, đến năm 2013 thì con số này đã lên đến 36,57 % tổng nguồn vốn huy động. Với mức tăng trưởng trong tỷ trọng vốn huy động trung, dài hạn như vậy cho thấy ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng vốn của mình để cấp tín dụng cho các phương án, dự án có nhu cầu vốn trung, dài hạn.
4.1.2 Cơ cấu cho vay theo nhóm khách hàng
Bên cạnh, song song cùng với hoạt động huy động vốn thì hoạt động cho vay cũng vô cùng quan trọng đối với hoạt động của một ngân hàng bởi vì đây là hoạt động chính đem lại phần lớn thu nhập về cho ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn do đó nhóm đối tượng khách hàng là cá nhân và hộ gia đình luôn chiếm một vị trí rất quan trọng. Để minh chứng cho lập luận này, tôi xin đánh giá vị trí vai trò của nhóm khách hàng cá
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 11,66 12,88 11,81 82,61 65,53 51,62 5,73 21,59 36,57 Kỳ hạn từ trên 12T Kỳ hạn dưới 12T Không kỳ hạn
28
nhân và hộ gia đình dựa trên tiêu chí dư nợ cho vay. Qua số liệu trong Bảng 4.2 ta có thể thấy nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình có dư nợ chiếm một vị trí rất quan trọng trong hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh Cần Thơ (luôn chiếm trên 50%). Hơn nữa từ phụ lục 03, ta có thể thấy dư nợ đối với nhóm khách hàng này cũng tăng trưởng khá ổn định qua 3 năm 2011- 2013. Năm 2012 dư nợ khách hàng cá nhân và hộ gia đình tăng trưởng 19,52% (428,47 tỷ đồng) so với năm 2011, năm 2013 tăng trưởng 18,74 % (491,51 tỷ đồng) so với năm 2012.
Bảng 4.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Hộ gia đình, cá nhân Doanh nghiệp, hợp tác xã Tổng Năm 2011 54,35 45,65 100,00 Năm 2012 52,04 47,96 100,00 Năm 2013 53,06 46,94 100,00 6 th 2013 52,82 47,18 100,00 6 th 2014 52,12 47,88 100,00
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng)
Hình 4.2: Cơ cấu dư nợ theo nhóm khách hàng giai đoạn 2011-2013
Qua cơ cấu dư nợ theo nhóm khách hàng trong Bảng và Hình 4.2 ta thấy dư nợ nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình luôn chiếm trên 50% và dao động tương đối ổn định trong khoảng từ 52% - 55%.
54,35 52,04 53,06
45,65 47,96 46,94
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh nghiệp, hợp tác xã Hộ gia đình, cá nhân %
29
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH
Như đã phân tích, nhận thức trước đó về vai trò trong cơ cấu dư nợ của hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình trong hoạt động của Agribank Cần Thơ. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng này chúng ta cần thực hiện phân tích thực trạng của hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng này của Ngân hàng.
4.2.1 Phân tích hoạt động cho vay theo thời hạn
Dựa vào nhu cầu vốn, vòng đời, thời gian thu hồi vốn đầu tư vào phương án, dự án của khách hàng mà Agribank xem xét thời hạn của các khoản vay sao cho hợp lý.
4.2.1.1 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn
Bảng 4.3: Cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân và hộ gia đình
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Doanh số
cho vay
Doanh số
thu nợ Dư nợ Nợ xấu
Năm 2011 2.781.177 2.637.403 1.619.942 65.961 Năm 2012 3.126.883 2.836.332 1.910.493 58.256 Năm 2013 3.648.559 3.288.062 2.270.991 55.334 6 th 2013 1.787.491 1.569.162 2.128.822 62.587 6 th 2014 2.000.524 1.877.234 2.394.281 82.304 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền 345.706 198.929 290.551 -7.705 % 12,43 7,54 17,94 -11,68 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền 521.676 451.730 360.498 -2.922 % 16,68 15,93 18,87 -5,02 Chênh lệch 6th2014/2013 Số tiền 213.033 308.072 265.459 19.717 % 11,92 19,63 12,47 31,50
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng)
Qua chỉ tiêu doanh số cho vay, dư nợ cho vay ngắn hạn đều tăng trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 với mức tăng kỳ sau luôn cao hơn kỳ trước chúng ta có thể thấy quy mô tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng phát triển khá tốt trong giai đoạn này. Cùng với tăng khả năng cho vay thì khả năng thu hồi nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng được thực hiện tốt. Bên cạnh đó thì chất lượng của các khoản tín dụng cũng tốt hơn trong giai đoạn 2011-2013, nhưng có dấu hiệu tăng trở lại trong 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân của việc này có thể do trong các năm 2011 – 2013 đầu năm Chính phủ đều ra các Nghị
30
quyết (02/2013/NQ-CP; 01/2012/NQ-CP) trong đó có mục tiêu xử lý nợ xấu, theo đó thì NHNN cũng có các văn bản chỉ đạo, điều hành các ngân hàng thương mại nhanh chóng xử lý nợ xấu, tuy nhiên trong các cách xử lý nợ xấu của ngân hàng thì có việc giấu nợ xấu bằng việc điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ mà theo Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN nó có thể giữ nguyên nhóm nợ cũ trước khi điều chỉnh, gia hạn do đó nợ xấu đã giảm. Nhưng khi Thông tư 02 có hiệu lực trong năm 2014 nên các khoản nợ nêu trên có thể chuyển thành nợ xấu làm nợ xấu tăng trong nửa đầu năm 2014.
4.2.1.2 Phân tích hoạt động cho vay trung, dài hạn
Qua bảng số liệu 4.4 phần nào chúng ta cũng có thể thấy được quy mô cho vay trung và dài hạn đối với nhóm khách hàng này là tương đối thấp so với cho vay ngắn hạn. Nhưng cũng như cho vay ngắn hạn thì cho vay trung dài hạn cũng có doanh số cho vay và dư nợ tăng qua các năm, dư nợ năm 2012 tăng 23,99% (137,92 tỷ) do trong năm 2012 thành phố Cần Thơ có chính sách hỗ trợ lãi suất nông dân mua 200 máy gặt đập liên hợp. Riêng chỉ có khả năng thu hồi nợ năm 2012 có mức giảm nhẹ 2,88% so với năm 2011.
Bảng 4.4: Cho vay trung - dài hạn khách hàng cá nhân và hộ gia đình
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Doanh số
cho vay
Doanh số
thu nợ Dư nợ Nợ xấu
Năm 2011 361.839 360.298 574.892 22.868 Năm 2012 487.825 349.910 712.807 16.474 Năm 2013 526.254 395.242 843.819 15.020 6 th 2013 238.874 199.312 752.369 14.619 6 th 2014 249.871 227.058 866.632 31.012 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền 125.986 -10.388 137.915 -6.394 % 34,82 -2,88 23,99 -27,96 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền 38.429 45.332 131.012 -1.454 % 7,88 12,96 18,38 -8,83 Chênh lệch 6th2014/2013 Số tiền 10.997 27.746 114.263 16.393 % 4,60 13,92 15,19 112,13
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng)
Về xu hướng thay đổi của chất lượng tín dụng trung và dài hạn cũng giống như tín dụng ngắn hạn là giảm trong năm 2011-2013 và tăng lại trong nửa đầu năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này cũng được giải thích là do cơ chế, chính sách, công tác chỉ đạo, điều hành của Nhà nước.
Như vậy, về quy mô cho vay, thu nợ cả ngắn hạn và trung dài hạn khách hàng cá nhân và hộ gia đình đều có sự tăng trưởng qua 3 năm. Bên cạnh đó thì
31
chất lượng tín dụng cũng được cải thiện qua giai đoạn 2011-2013. Tỷ lệ nợ xấu của cho vay trung dài hạn thấp hơn so với cho vay ngắn hạn. Trong 6 tháng đầu năm 2014 do áp dụng quy định phân loại nợ mới nên tỷ lệ nợ xấu của cả ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng mạnh.
4.2.2 Phân tích hoạt động cho vay theo mục đích sử dụng vốn
Khi xem xét, đánh giá có hay không cho vay vốn một khách hàng thì nội dung quan trọng hàng đầu cần được xem xét, đánh giá là mục đích sử dụng vốn của khách hàng có hợp pháp, hợp lý không? Mục đích sử dụng vốn là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ sau này của khách hàng. Chính bởi vì thế kể cả sau khi phát vay, ngân hàng cũng vẫn phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng xem có đúng theo cam kết ban đầu trong hợp đồng tín dụng hay không?
Mục đích vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng rất đa dạng nhưng chúng ta có thể phân loại chúng vào bốn nhóm chính, cụ thể là cho vay khách hàng sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; kinh doanh thương mại - dịch vụ; cho vay tiêu dùng.
Hình 4.3: Cơ cấu dư nợ theo mục đích sử dụng vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình
Qua số liệu được trình bày trong Hình 4.3 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong cơ cấu cho vay của Agribank chi nhánh Cần Thơ thì cho vay lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo (chiếm từ 37% - 43% dư nợ trong giai đoạn 2011 – 2013). Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay đối với lĩnh
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 42,74 42,64 37,62 4,45 3,95 4,23 32,21 33,02 35,58 20,60 20,39 22,57 Tiêu dùng Thương mại - Dịch vụ Tiểu thủ công nghiệp Nông - lâm - ngư nghiệp
32
vực này đang có xu hướng được thu hẹp dần và chuyển sang qua cho lĩnh vực thương mại – dịch vụ. Điều này cũng rất dễ để lý giải, nguyên nhân là do mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Chính phủ cũng như Cần Thơ là địa bàn thành phố do đó lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đang thu hẹp nhường thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ.
4.2.2.1 Phân tích hoạt động cho vay nông - lâm - ngư nghiệp
Nông – lâm – ngư nghiệp hiện vẫn đang là một trong những lĩnh vực trọng tâm của Agribank Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh Cần Thơ nói riêng.
Về quy mô tín dụng đối với lĩnh vực này có sự tăng trưởng trong năm 2012 với mức giải ngân tăng 17,6%, dư nợ tín dụng tăng 19,23% so với năm 2011. Có sự tăng trưởng này là do trong năm thành phố Cần Thơ kết hợp Agribank có chính sách hỗ trợ lãi suất nông dân mua 200 máy gặt đập liên hợp. Bên cạnh đó thì giải ngân cho vay lĩnh vực chăn nuôi cũng tăng nhanh với mức tăng là 635 khách hàng cùng số tiền giải ngân tăng là 58,7 tỷ đồng. Bước sang năm 2013 thì doanh số cho vay sụt giảm 9,32% nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng cho vay nông, lâm, ngư nghiệp vẫn đạt được tăng trưởng 4,76%. Do trong năm số lượng khách hàng nhận tiền giải ngân cho vay nuôi trồng thủy sản giảm 316 hộ ứng với số tiền giảm 115,8 tỷ. Cùng với đó là chính sách hỗ trợ lãi suất mua máy nông nghiệp cũng đã kết thúc nên lượng tiền giải ngân cho lĩnh vực này cũng giảm 67,5 tỷ so với năm 2012.
Bảng 4.5: Cho vay nông-lâm-ngư nghiệp khách hàng cá nhân và hộ gia đình
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Doanh số
cho vay
Doanh số
thu nợ Dư nợ Nợ xấu
Năm 2011 1.161.068 1.138.329 938.215 61.475 Năm 2012 1.365.411 1.184.997 1.118.629 50.283 Năm 2013 1.238.193 1.184.981 1.171.841 43.479 6 th 2013 603.512 614.833 1.107.308 49.348 6 th 2014 629.315 646.228 1.154.928 55.287 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền 204.343 46.668 180.414 -11.192 % 17,60 4,10 19,23 -18,21 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền -127.218 -16 53.212 -6.804 % -9,32 0,00 4,76 -13,53 Chênh lệch 6th2014/2013 Số tiền 25.803 31.395 47.620 5.939 % 4,28 5,11 4,30 12,03
33
Về khả năng thu nợ của ngân hàng thì có xu hướng giảm, mà nguyên nhân chủ yếu là do tồn đọng trong việc thu nợ của các khoản cho vay thủy sản vì trong thời gian qua lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn như: giá nguyên liệu đầu vào như thức ăn, thuốc thủy sản cao, giá cả đầu ra của sản phẩm không ổn định, giá thành cao hơn giá bán, lãi suất thị trường còn cao gây áp lực lớn cho hộ sản xuất dẫn đến nhiều hộ có nguy cơ phá sản.
Nợ xấu của các khoản cho vay lĩnh vực này cũng có cùng xu hướng chung là giảm trong giai đoạn 2011-2013 nhưng tăng trong 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên chỉ tiêu này chưa phản ánh hết được về chất lượng tín dụng của các khoản vay do giữa các giai đoạn có sự áp dụng việc phân loại nợ khác nhau.
4.2.2.2 Phân tích hoạt động cho vay tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có một số nghề tiểu thủ công tiêu biểu như đan lát các sản phẩm từ cây lục bình trên địa bàn quận Cái Răng và huyện Cờ Đỏ; đan lợp tép ở phường Thới Long quận Ô Môn; làm bánh tráng ở Thuận Hưng, Thốt Nốt. Tuy nhiên, khả năng mở rộng sản xuất của ngành này không cao; chi phí đầu vào thấp, do đó ít có nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng dẫn đến quy mô cho vay của ngân hàng đối với hoạt động này còn thấp và có sự tăng trưởng còn chậm (năm 2012 dư nợ cho vay là 103,6 tỷ đồng tăng 6,07%