3.3.1 Ngành nghề hoạt động kinh doanh
Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng:
+ Huy động vốn nội tệ và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu…
+ Cho vay vốn: Ngắn, trung, dài hạn bằng đồn Việt Nam và ngoại tệ với tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, lãi suất thỏa thuận.
+ Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán…
+ Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: Chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, các loại thẻ thanh toán, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ…
3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt hay xấu được phản ánh bởi chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận của ngân hàng thu được là giá trị hiệu số của tổng thu nhập và tổng chi phí trong kỳ báo cáo. Thu nhập của một Ngân hàng có thể kể đến các khoản thu nhập chủ yếu sau: thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, thu hoạt động kinh doanh ngoại hối, và các khoản thu nhập khác,…Chi phí của Ngân hàng bao gồm các khoản chi phí chính như chi phí cho hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công vụ, chi về tài sản, chi dự phòng, chi bảo hiểm tiền gửi và các khoản chi phí khác.
Mục tiêu mà các doanh nghiệp, ngân hàng nói chung và Agribank – Chi nhánh Cần Thơ nói riêng đưa ra đều muốn hướng đến là lợi nhuận. Từ khi thành lập đến nay, Agribank – Chi nhánh Cần Thơ đã không ngừng nâng cao công tác quản trị, tích cực mở rộng và phát triển các hoạt động huy động vốn, tín dụng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại từ đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Dưới đây là bảng 3.1 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014:
21
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 th 2013 6 th 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6th 2014/6th 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 848.446 875.852 804.114 406.875 370.949 27.406 3,23 -71.738 -8,19 -35.926 -8,83 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 817.679 848.217 761.572 391.388 353.885 30.538 3,73 -86.644 -10,21 -37.503 -9,58 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 14.108 17.606 23.012 10.918 12.084 3.499 24,80 5.406 30,71 1.166 10,68 Thu nhập khác 16.659 10.029 19.529 4.569 4.980 -6.630 -39,80 9.500 94,72 411 8,99 Tổng chi phí 743.171 816.416 729.460 345.162 338.675 73.245 9,86 -86.956 -10,65 -6.487 -1,88 Chi phí hoạt động tín dụng 648.094 651.120 579.029 295.503 279.137 3.026 0,47 -72.091 -11,07 -16.366 -5,54 Chi phí hoạt động dịch vụ 8.215 5.418 8.301 3.309 2.991 -2.797 -34,05 2.883 53,22 -318 -9,62 Chi phí cho nhân viên 40.128 47.892 54.250 22.470 20.906 7.764 19,35 6.359 13,28 -1.564 -6,96 Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 13.921 48.676 47.848 8.199 8.651 34.755 249,66 -827 -1,70 452 5,51 Chi về tài sản 16.090 16.834 17.511 7.836 8.126 744 4,62 677 4,02 290 3,70 Chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi 15.511 45.567 21.752 7.469 15.985 30.056 193,77 -23.814 -52,26 8.515 114,00 Chi phí khác 1.212 911 768 376 2.880 -301 -24,87 -142 -15,65 2.504 666,32
Lợi nhuận 105.275 59.436 74.654 61.713 32.274 -45.839 -43,54 15.218 25,60 -29.439 -47,70
22
3.3.2.1 Thu nhập
Từ Bảng số liệu 3.1, chúng ta có thể thấy tổng thu nhập của Ngân hàng tăng lên trong năm 2012 với mức tăng nhẹ 3,23% tương ứng với số tiền là 27,4 tỷ đồng, góp phần cho sự tăng trưởng này phần chính là do tăng 30,5 tỷ từ nguồn thu hoạt động tín dụng bởi trong năm 2012 Agribank Cần Thơ có mức tăng trưởng tín dụng khá cao lên đến gần 25%. Bước sang năm 2013 tổng thu nhập của ngân hàng có phần giảm mà nguyên nhân của mức giảm 8,19% này cũng lại kể đến sự suy giảm của thu nhập hoạt động tín dụng với mức giảm 10,21%. Nguyên nhân, của việc suy giảm này là do ngay từ đầu năm 2013 Chính phủ đã đưa ra Nghị quyết số 01/NQ-CP về các giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Theo đó Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp can thiệp nhằm hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, mà chính ở đây là hạ trần lãi suất cho vay đến 3 lần từ 12% xuống 9% đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, phục vụ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những lĩnh vực cho vay này lại là đối tượng cho vay chính của Agribank Cần Thơ bởi vậy mà thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng từ đó giảm. Cũng trên đà suy giảm mặt bằng lãi suất như vậy nên tuy rằng nửa đầu năm 2014 tăng trưởng tín dụng gần 15% nhưng kết quả thu nhập của hoạt động tín dụng vẫn giảm 37,5 tỷ (9,58%) so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, qua bảng số liệu ta cũng thấy được điểm sáng trong tăng trưởng khá cao liên tục của thu nhập từ hoạt động dịch vụ 24,8% năm 2012 và 30,71% vào năm 2013.
Bảng 3.2: Cơ cấu thu nhập của Ngân hàng
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 96,37 96,84 94,71 Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 1,66 2,01 2,86 Thu nhập khác 1,97 1,15 2,43 Tổng thu nhập 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013)
Từ Bảng số liệu 3.2 chúng ta có thể thấy được giai đoạn vừa qua thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn đang chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tổng thu nhập của ngân hàng năm 2011 chiếm 96,37% , năm 2013 giảm nhẹ còn 94,71 %; điều này cũng đồng nghĩa với khoản thu nhập từ mảng hoạt
23
động dịch vụ của ngân hàng còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng thu nhập của Ngân hàng, bảng số liệu cho thấy thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 chiếm chưa đến 3% tổng thu nhập. Như vậy, để tiếp tục quá trình hội nhập với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng thế giới thì Agribank – Chi nhánh Cần Thơ cần chú trọng hơn nữa việc phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng hiện đại.
3.3.2.2 Chi phí
Từ Bảng số liệu 3.1, chúng ta cũng có thể thấy tổng chi phí của Ngân hàng trong giai đoạn 2011- 6 tháng đầu năm 2014 cũng có xu hướng biến động như tổng thu nhập. Năm 2012, tổng chi phí tăng 73,2 tỷ (9,86%), năm 2013 giảm 86,96 tỷ (10,65%). Trong chi phí cho hoạt động dịch vụ năm 2012 giảm mạnh 34,05% lý do là trong năm này không phát sinh khoản mục chi phí cho hoa hồng môi giới mà năm trước đó ngân hàng phải chi đến 2,6 tỷ cho khoản mục này. Trong phần chi cho hoạt động quản lý và công vụ ta thấy khoản chi này ở mức rất cao trong năm 2012 (48,68 tỷ) và 2013 (47,85 tỷ), nguyên nhân của việc khoản chi này ở mức cao như vậy là do trong hai năm này Ngân hàng đã tăng cường chi cho hoạt động từ thiện 29 tỷ vào năm 2012 và 27,5 tỷ vào năm 2013. Phần chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi tăng mạnh trong năm 2012 (193,77%), nguyên nhân là do trong năm 2012 Ngân hàng đã chi dự phòng nợ phải thu khó đòi lên đến 42,5 tỷ đồng.
Bảng 3.3: Cơ cấu chi phí của Ngân hàng
Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chi phí hoạt động tín dụng 87,21 79,75 79,38 Chi phí hoạt động dịch vụ 1,11 0,66 1,14
Chi phí cho nhân viên 5,40 5,87 7,44
Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 1,87 5,96 6,56
Chi về tài sản 2,17 2,06 2,40
Chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi 2,09 5,58 2,98
Chi phí khác 0,15 0,12 0,10
Tổng chi phí 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013)
Cũng như các ngân hàng khác, chi phí cho hoạt động tín dụng luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản chi. Qua bảng 3.3, năm 2011 ngân hàng chi 87,21 % cho hoạt động tín dụng, hai năm sau đó tỷ lệ này giảm xuống xấp xỉ còn 80%. Tiếp theo đó là các khoản chi cho đội ngũ cán bộ công
24
nhân viên của Ngân hàng, chi cho hoạt động quản lý và công vụ chiếm từ khoảng 5%-8% tổng chi phí. Các khoản mục chi phí còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ từ 1%-3% tổng chi phí của ngân hàng.
3.3.2.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ hình 3.1 thấy được luôn đạt được lợi nhuận khá cao, tuy nhiên còn thiếu tính ổn định qua các năm.
Năm 2011, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt kết quả khá tốt, sau khi trừ các khoản chi phí mức lợi nhuận của ngân hàng còn lại là 105,28 tỷ đồng.
Năm 2012, tuy lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm nhưng mức độ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vẫn còn cao cộng với tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt 24,84% do đó mức thu nhập của ngân hàng đạt mức tăng trưởng 3,23%. Nhưng trong khi đó mức chi phí lại có mức tăng lớn hơn (9,86%) do đó kết quả lợi nhuận kinh doanh cuối cùng của ngân giảm 43,54% tương ứng 45,84 tỷ so với năm 2011. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả lợi nhuận kinh doanh sụt giảm mạnh trong năm này là do trong năm ngân hàng đã chi cho hoạt động từ thiện 29 tỷ đồng và chi cho dự phòng nợ phải thu khó đòi là 42,5 tỷ đồng.
Năm 2013, tuy thu nhập của ngân hàng giảm 8,19% nhưng do mức chi phí lại có mức giảm nhanh hơn (10,65%) do đó lợi nhuận của ngân hàng vẫn có được mức tăng 15,21 tỷ (25,6%) so với năm 2012. Thu nhập và chi phí của ngân hàng giảm chính chủ yếu ở trong lĩnh vực tín dụng mà nguyên nhân chính cũng từ các chính sách điều hành tiền tệ, chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước như: tiếp tục giảm 2 lần trần lãi suất huy động (TT08/2013, TT15/2013) và 3 lần hạ trần lãi suất cho vay (TT09/2013, TT10/2013, TT06/2013); chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay (Công văn số 7558/2013, Chỉ thị số 04/2013).
Bước sang năm 2014 nhằm đạt được mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế Chính phủ đã ra Nghị quyết số 01/NQ-CP với những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành. Một trong các giải pháp được đưa ra là mở rộng tín dụng gắn với kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng; ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều hành lãi suất cho vay phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa tổ chức tín dụng, người gửi tiền và khách hàng vay. Bị tác động của các chính
25
sách này nên kết quả lợi nhuận kinh doanh 6 tháng đầu năm của ngân hàng đã giảm 47,7% so với cùng kỳ năm 2013 do tổng thu nhập của ngân hàng giảm mạnh 8,83% (35,93 tỷ) trong khi tổng chi phí chỉ giảm 1,88% (6,48 tỷ).
Tóm lại, nguyên nhân của sự tăng, giảm thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng trong những năm vừa qua chủ yếu là do sự bất ổn của thị trường, bất ổn mặt bằng lãi suất cộng với hoạt động điều tiết lợi nhuận của ngân hàng (ngân hàng đã và đang chú trọng hơn trong vấn đề an sinh và phúc lợi xã hội bằng các khoản chi khá lớn cho hoạt động từ thiện).
26
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động
Bảng 4.1: Vốn huy động của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Không kỳ hạn 250.594 375.290 436.328 124.696 49,76 61.038 16,26 Kỳ hạn dưới 12T 1.775.600 1.909.473 1.906.153 133.873 7,54 -3.320 -0,17 Kỳ hạn từ trên 12T 123.081 628.966 1.350.461 505.885 411,02 721.495 114,71 Tổng cộng 2.149.275 2.913.729 3.692.942 764.454 35,57 779.213 26,74 Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động (%) 188 173 159 -15 -7,92 -14 -8,13
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng giai đoạn 2011-2013)
Trong hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình các Ngân hàng phải chủ động huy động nguồn vốn. Qua Bảng 4.1 ta thấy, nguồn vốn huy động được tại Agribank – Chi nhánh Cần Thơ tăng trưởng nhanh qua 3 năm 2011-2013, nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh trong huy động vốn có thể giải thích bởi các kênh đầu tư về chứng khoán, bất động sản, vàng đều gặp khó khăn trong những năm vừa qua do đó người dân đã chọn kênh đầu tư an toàn vào tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Năm 2012 huy động vốn tăng 35,57% (764,45 tỷ đồng) trong đó đóng góp quan trọng là sự tăng trưởng trong huy động vốn có kỳ hạn trên 12 tháng với mức tăng 411,02% tương ứng 505,89 tỷ đồng. Năm 2013 xu hướng cũng khá giống năm 2012 với mức tăng trưởng huy động vốn 26,74 % trong đó vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 721,5 tỷ đồng (114,71%) đã bù đắp phần giảm của vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh trong huy động vốn có kỳ hạn trên 12 tháng trong khi nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng lại có xu hướng giảm là do mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng được điều chỉnh giảm liên tiếp từ cuối năm 2011 đến nay.
27
Tuy có tốc độ tăng trưởng huy động khá cao, nhưng nhìn vào tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động qua các năm đều vượt trên 100% ta có thể thấy mức huy động vốn của Agribank Cần Thơ hiện tại vẫn chưa đáp ứng được khả năng cho vay của Ngân hàng. Do đó, ban lãnh đạo ngân hàng cần tiếp tục có các chính sách chỉ đạo, điều hành nhằm thu hút được nguồn vốn nhàn dỗi từ dân cư giúp đảm bảo khả năng cho vay của Chi nhánh.
Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng giai đoạn 2011-2013
Qua hình 4.1 chúng ta có thể nhận thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn của Agribank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013. Theo đó trong năm 2011 nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm gần 95% tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Qua năm 2012 tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng đã tăng đáng kể lên 21,59%, đến năm 2013 thì con số này đã lên đến 36,57 % tổng nguồn vốn huy động. Với mức tăng trưởng trong