Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh cần thơ (Trang 26)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động của ngân hàng đƣợc cung cấp từ Phòng tín dụng của ngân hàng An Bình chi nhánh Cần Thơ. Đồng thời đề tài cũng thu thập thêm số liệu từ các tài liệu có liên quan đến hoạt động cho vay tại ngân hàng, thu thập số liệu từ website của ngân hàng An Bình Việt Nam, tạp chí ngân hàng, báo, đài, internet,….

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1, 2 và 3: sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và số tuyệt đối.

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của

kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng, quy mô của các hiện tƣợng kinh tế.

Công thức tính: ΔX= X1 – X0

ΔX: là chênh lệch tăng hay giảm của chỉ tiêu năm sau so với năm trƣớc. X1 là số liệu năm phân tích.

X0 là số liệu năm gốc

+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của

kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu

mối quan hệ tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế.

Công thức tính: ΔX = x 100%

ΔX: tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu năm phân tích so với năm gốc. X1 là số liệu năm phân tích.

X0 là số liệu năm gốc.

- Mục tiêu 4: sử dụng phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng.

- Mục tiêu 5: tổng hợp các kết quả phân tích ở các mục tiêu trƣớc để tìm hiểu các nguyên nhân, từ đó đề ra một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

(X1 – X0)

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG AN BÌNH - CẦN THƠ

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đƣợc thành lập năm 1993, sau hơn 18 năm hoạt động và phát triển, ABBANK hiện đang là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với vốn điều lệ 4.200 tỷ đồng. Cùng với mạng lƣới hơn 133 điểm giao dịch và còn tiếp tục đƣợc mở rộng. ABBANK trở thành một địa chỉ uy tín và thân thuộc với hơn 10.000 khách hàng doanh nghiệp và 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh thành trên cả nƣớc.

Với sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lƣợc trong nƣớc là Tập đoàn Điện lực

Việt Nam (EVN), cùng sự chia sẻ kinh nghiệm về mô hình quản lý chuyên

nghiệp của đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài Maybank – ngân hàng lớn nhất Malaysia, Tổ chức tài chính quốc tế - IFC, và các đối tác lớn khác nhƣ Tổng công ty bƣu chính Việt Nam (VNPost), Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel, Prudential…, ABBANK đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành một “ngân hàng bán lẻ thân thiện”, hoạt động với mô hình

Siêu thị tài chính”, qua đó khách hàng có thể dễ dàng chọn đƣợc những

sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với kế hoạch tài chính của mình.

ABBANK Cần Thơ đƣợc thành lập vào ngày 07/03/2006. Tổ chức của ABBANK Cần Thơ lúc đó gồm có 2 phòng (Kế toán và Quan hệ khách hàng) và 22 nhân viên. Sau 6 năm hoạt động, ABBANK Cần Thơ đã 3 lần đổi trụ sở. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của ABBANK Cần Thơ đã tăng lên 7 phòng và 96 nhân viên. Với sự lãnh đạo tài tình của Ban giám đốc và sự quan tâm khách hàng của đội ngũ nhân viên trẻ, đẹp, có phong cách trang nhã lịch sự, ABBANK Cần Thơ ngày càng khẳng định mình tại địa bàn Cần Thơ. Điểm nổi bật của ABBANK Cần Thơ so với các ngân hàng khác là “ vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi “.

3.2 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3.2.1 Hoạt động huy động vốn 3.2.1 Hoạt động huy động vốn

- Mở tài khoản và nhận tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân bằng đồng nội tệ và ngoại tệ.

- Mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ và ngoại tệ.

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng nội tệ và ngoại tệ…

3.2.2 Hoạt động tín dụng

Ngân hàng thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ cho nhiều thành phần kinh tế thuộc các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ, tiêu dùng,... Đối tƣợng cho vay của ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng đa dạng hơn nhƣng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho việc sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, cá nhân…

- Cho vay dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, sửa chữa và xây dựng nhà ở,…

3.2.3 Cung cấp các dịch vụ ngân hàng

- Cung cấp dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh.

- Mở tài khoản và phát hành thẻ ATM.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ 3.3.1 Cơ cấu tổ chức 3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Nguồn: Phòng tín dụng của ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Cần Thơ

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Cần Thơ

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

 Giám đốc

Là ngƣời phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng Giám đốc về kết quả hoạt động của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm của Hội đồng quản trị ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Tổng Giám đốc và đƣợc phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhƣng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do ngƣời đƣợc ủy quyền thực hiện báo cáo về cho Hội sở.  Phó giám đốc Phó Giám đốc Kế toán – ngân quỹ Giám đốc Chi nhánh Phó Giám đốc Kinh doanh Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Tín dụng Phòng Kế toán giao dịch và Ngân quỹ Phòng Hành chính Nhân sự PGD An Nghiệp PGD Cái Răng PGD Ô Môn

Là ngƣời giúp giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc. Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm của Tổng giám đốc.

- Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà giám đốc giao phó.

- Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc di vắng.  Phòng quan hệ khách hàng: chia làm 3 bộ phận

- Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của ABBANK.

- Bộ phận khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của ABBANK Hội sở. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

- Bộ phận khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

 Phòng tín dụng: - Bộ phận quản lý rủi ro:

+ Tham mƣu cho giám đốc về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. + Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay đầu tƣ, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, dự án, phƣơng án đề nghị cấp tín dụng.

+ Thực hiện các chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo hƣớng dẫn của ABBANK.

+ Thẩm định giá tất cả các tài sản thế chấp.

+ Tái thẩm định giá trị các tài sản của các phòng giao dịch trực thuộc. + Theo dõi, kiểm tra sự biến động của thị trƣờng bất động sản và động sản để kịp thời cập nhật thƣờng xuyên giá trị tài sản.

- Bộ phận quản lý tín dụng: + Thực hiện báo cáo tín dụng.

+ Theo dõi chứng từ giải ngân, chứng từ pháp lý của hồ sơ. + Quản lý các món vay, giải ngân và thu nợ.

- Phòng điện toán (IT)

+ Thực hiện công tác quản lý, duy trì ệ thống điện toán tại chi nhánh. + Bảo trì, bảo dƣỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống máy tính tại chi nhánh.

 Phòng kế toán – ngân quỹ:

- Thực hiện nghiệp vụ quản lý toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và ABBANK Hội sở. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm tại các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.

- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của ABBANK. Thực hiện nghiệp vụ tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

 Phòng hành chính – quản lý nhân sự:

- Phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng theo kế hoạch đƣợc ABBank Hội sở duyệt hàng năm.

- Lên kế hoạch, chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên với trung tâm đào tạo ABBANK.

- Soạn thảo các văn bản, thông báo, quyết định, công văn,.. tiếp nhận và phân công các công văn từ ABBANK Hội sở, NHNN và các nơi khác gửi đến. Gửi các công văn từ các phòng ban đến các cơ quan và lƣu trữ văn thƣ.

 Các phòng giao dịch trực thuộc:

- Tổ chức công tác hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ thep quy định của ngân hàng.

- Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu; nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của từng địa bàn hoạt động; xây dựng kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.

- Thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị đồng thời chịu sự kiểm tra, kiểm soát thƣờng xuyên hoặc đột xuất của các đơn vị có liên quan.

3.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh là vấn đề luôn đƣợc quan tâm hàng đầu đối với các ngân hàng, vì nó phản ánh lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

a) Tổng thu nhập

Thu nhập của ngân hàng bao gồm thu nhập từ hoạt động tín dụng và thu ngoài lãi.

Thu từ lãi

Trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng gồm thu lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, thu lãi cho vay khách hàng, thu lãi từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, chiết khấu.

Trong những năm 2011 và 2012 thu nhập từ lãi của ngân hàng có sự tăng nhẹ, cụ thể năm 2011 thu nhập từ lãi là 201.674 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 202.395 triệu đồng (tăng 0,35% tƣơng đƣơng tăng 721 triệu đồng so với năm 2012), sự gia tăng thu nhập từ lãi là do ngân hàng đã cho vay một cách ồ ạt.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013. Đvt: triệu đồng Tiêu chí Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 205.929 205.541 94.795 (388) (0,19) (110.746) (53,88) Thu từ lãi 201.674 202.395 91.573 721 0,35 (110.822) (54,75)

Thu ngoài lãi 4.255 3.146 3.222 (1.109) (26,06) 76 2,41

Tổng chi phí 187.822 202.923 92.623 15.101 8,04 (110.300) (54,35)

Chi từ lãi 160.559 170.972 61.831 10.413 6,48 (109.141) (63,83)

Chi ngoài lãi 27.263 31.951 30.792 4.688 17,19 (1.159) (3,62)

Lợi nhuận 18.107 2.618 2.172 (15.489) (85,54) (446) (17,03)

Năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 thu nhập từ lãi giảm mạnh là do ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt để giảm rủi ro về nợ xấu, thu nhập từ lãi năm 2013 đã giảm xuống mức 91.573 triệu đồng (giảm 54,75% tƣơng đƣơng giảm 110.822 triệu đồng so với năm 2012). Đến 6 tháng đầu năm 2014 thu nhập từ lãi vẫn không có sự tăng trƣởng mà còn giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 (giảm 13,93% tƣơng đƣơng giảm 6.406 triệu đồng).

 Thu ngoài lãi

Thu nhập ngoài lãi là thu nhập từ các dịch vụ thanh toán, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh và thu nhập từ kinh doanh vàng, ngoại tệ.Nhìn chung nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng giảm qua các năm là do thu nhập từ các dịch vụ giảm nhƣng vẫn cung cấp một khoảng tiền khá lớn cho ngân hàng, năm 2011 thu ngoài lãi của ngân hàng là 4.255 triệu đồng đến năm 2012 đã giảm xuống mức 3.146 triệu đồng (giảm 26,06% tƣơng đƣơng giảm 1.109 triệu đồng so với năm 2011). Năm 2013 nguồn thu ngoài lãi có sự tăng nhẹ, cụ thể tăng lên 3.222 triệu đồng (tăng 2,41% tƣơng đƣơng tăng 76 triệu đồng so với năm 2012). Đến 6 tháng đầu năm 2014 nguồn thu từ lãi đã giảm 11,83% so với 6 tháng đầu năm 2013.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014.

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của Ngân hàng TMCP An Bình)

Tiêu chí 6 tháng đầu năm Chênh lệch

6-2014/6-2013

2013 2014 Số tiền %

Tổng thu nhập 47.539 40.948 (6.591) (13,86)

Thu từ lãi 45.976 39.570 (6.406) (13,93)

Thu ngoài lãi 1.563 1.378 (185) (11,83)

Tổng chi phí 46.531 39.819 (6.712) (14,42)

Chi từ lãi 30.666 25.025 (5.641) (18,39)

Chi ngoài lãi 15.865 14.794 (1.071) (6,75)

b) Tổng chi phí

Chi phí của ngân hàng bao gồm chi phí từ hoạt động tín dụng và chi ngoài lãi.

Chi từ lãi

Trong đó chi phí từ hoạt động tín dụng bao gồm trả lãi tiền gửi, trả lãi phát hành giấy tờ có giá, lãi vay từ ngân hàng nhà nƣớc. Đồng thời chi phí từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Trong giai đoạn 2011 -

2012, chi phí từ lãi tăng lên là do ngân hàng tăng cƣờng công tác huy động vốn để cho vay, cụ thể năm 2011 chi phí từ lãi là 160.559 triệu đồng, đến năm 2012 chi phí tăng đến mức 170.972 triệu đồng (tăng 6,48% tƣơng đƣơng tăng 10.413 triệu đồng).

Chi phí từ lãi trong giai đoạn 2013 - 6 tháng đầu năm 2014 có sự sụt giảm là do ngƣời dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu cần nguồn vốn vay để phát triển kinh tế mở rộng quy mô hoạt động cộng thêm mức lãi suất gửi thấp nên việc huy động vốn từ ngƣời dân gặp nhiều khó khăn nên làm cho chi phí trả lãi giảm xuống. Cụ thể từ 170.972 triệu đồng năm 2012 giảm xuống mức 61.831 triệu đồng (giảm 63,83% tƣơng đƣơng giảm 109.141 triệu đồng). Đến 6 tháng đầu năm 2014, chi phí từ lãi giảm 18,39% tƣơng đƣơng giảm 5.641 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013.

Chi ngoài lãi

Chi ngoài lãi bao gồm chi trả lƣơng nhân viên, chi cho dịch vụ thanh toán, cƣớc phí bƣu điện và mạng viễn thông,…

Qua bảng số liệu trên cho thấy chi phí ngoài lãi có sự biến động nhẹ, cụ thể năm 2012 chi phí ngoài lãi là 31.951 triệu đồng (tăng 17,19% tƣơng đƣơng tăng 4.688 triệu đồng so với năm 2011) nguyên nhân hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn là do ngân hàng phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng trên địa bàn, nên

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp an bình chi nhánh cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)