Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng cần thơ (Trang 81)

Vòng quay vốn tín dụng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vòng quay tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn đầu tư của ngân hàng là nhanh hay chậm. Tốc độ này nhanh thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là có hiệu quả, đồng vốn được thu hồi về, xoay vòng và sinh lợi cho ngân hàng. Hơn nữa, vòng quay tín dụng cao cũng góp phần giảm nợ xấu cho ngân hàng, mặt khác giúp ngân hàng tăng khả năng sinh lợi từ nguồn vốn, tránh ứ đọng nguồn vốn huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nhìn chung, ta có thể thấy vòng quay tín dụng của ngân hàng giảm qua các năm. Năm 2011 là năm có vòng quay cao nhất là 1,46 vòng, năm 2012 còn 1,42 vòng và năm 2013 chỉ còn 1,14 vòng. Chỉ tiêu vòng quay tín dụng đi xuống như vậy cho thấy khả năng tái đầu tư sinh lợi của ngân hàng khá thấp. Xuất phát từ việc doanh số cho vay ngân hàng thì tăng theo các năm nhưng khả năng thu nợ lại giảm. Do đó, dư nợ bình quân cũng gia tăng qua các năm. Khi doanh số thu nợ giảm mà dư nợ tăng thì vòng vay vốn giảm là điều dễ hiểu. Nguyên nhân của việc thu nợ giảm như đã trình bày phần phân tích ở phần khái quát tình hình tín dụng của ngân hàng, trong năm này, ngành thương mại dịch vụ gặp nhiều khó khăn gây ra nợ xấu và doanh số thu nợ cũng theo đó mà giảm theo.

Đến tháng 6/2014 thì vòng quay tín dụng là 0,62 vòng tương đương với cùng kỳ năm 2013. Do là số liệu sáu tháng đầu năm, chưa kết thúc năm tài

chính, nên vòng vay thường nhỏ hơn 1, các khoản vay đáo hạn thường là các khoản vay trung hạn của năm trước. Tóm lại, để đảm bảo uy tín, chất lượng hoạt động tài chính của mình, ngân hàng cần có những biện pháp thật cụ thể và cần chú ý hơn vào công tác thu hồi nợ của mình, tuy chỉ tiêu hệ số thu nợ vẫn ở mức cao, nhưng qua chỉ tiêu vòng quay tín dụng thì rủi ro đã tiềm ẩn, cần phải kiểm soát trước khi nó ảnh hưởng đến ngân hàng.

4.3.5. Nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ (hay hệ số rủi ro tín dụng) là thước đo thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hệ số này càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng lớn. Ngược lại, chỉ số này càng nhỏ thì ngân hàng hoạt động càng tốt. Lý tưởng nhất khi chỉ số này bằng 0, nhưng điều đó khó có khả năng xảy ra khi mà hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn những nguy cơ sai hẹn đến từ đối tác, khách hàng. Trước Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Thống đốc NHNN Lê Văn Bình cho biết tỷ lệ nợ xấu ở mức ngưỡng an toàn là dưới 3% theo thông lệ quốc tế.

Nhìn chung, chỉ số nợ xấu/dư nợ qua ba năm có nhiều biến động nhưng vẫn ở mức an toàn. Năm 2011 chỉ số này là 0,92%, năm 2012 chỉ số này tăng lên 1,16% và năm 2013 giảm còn 1,11%. Đến 6/2014 chỉ số này là 1,89% tăng so với cùng kỳ năm 2013 (1,23%). Tóm lại, qua những phân tích trên, có thể thấy ngân hàng đang kiểm soát rủi ro tín dụng khá tốt. Tuy nhiên, nếu theo tình hình năm 2013, hệ số này có khả năng tăng lên cao. Vì vậy, ngân hàng cần có những kế hoạch dài hạn để hạn chế nợ xấu ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ. Vì một khi để xảy ra nợ xấu, thì để khắc phục nó cần rất nhiều thời gian, tiền bạc, cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì phải trích lập một số tiền lớn dùng làm dự phòng cho rủi ro tín dụng.

4.3.6. Hệ số khả năng mất vốn

Hệ số khả năng mất vốn cho biết số vốn có khả năng mất của ngân hàng hay số nợ nằm trong nhóm 5 của ngân hàng là khoảng bao nhiêu phần trăm. Hệ số này càng cao, tức là số vốn ngân hàng mất đi trong tổng dư nợ bình quân là càng lớn, càng bất lợi cho ngân hàng.

Trong các năm gần đây, hệ số này tăng giảm không theo chiều hướng nhất định với diễn biến khá phức tạp. Trong đó, năm 2011 hệ số khả năng mất vốn là 0,29%. Tức là với 100 đồng dư nợ bình quân, ngân hàng có khả năng mất 0,29 đồng vì nợ xấu nhóm 5. Sang năm 2012, nợ xấu được xử lý phần nào, nên nợ nhóm có khả năng mất vốn cũng giảm mạnh, chỉ còn 629 triệu đồng, tương đương 0,16% so với dư nợ bình quân. Đây là năm mà nợ có khả

năm 2013, hệ số khả năng mất vốn tăng lên 0,72% so với năm 2012 cho thấy khả năng mất vốn của ngân hàng sau quá trình kiểm soát hiệu quả thì đang có xu hướng gia tăng lên. Trong năm hiện hành, tính đến cuối tháng 6/2014 thì hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng là 1,07% tăng so với cùng kỳ tháng 6/2012 là 0,6%.

Có thể thấy, hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng trong những năm gần đây đã được ngân hàng giữ được ở mức thấp. Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại hệ số này có khả năng tăng lên, đó là một tín hiệu xấu đòi hỏi ngân hàng có những bước chuẩn bị, chấn chỉnh lại công tác cho vay, thu hồi nợ, nhằm hạn chế hết mức có thể nhóm nợ có khả năng mất vốn này.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI RĂNG-CẦN THƠ 5.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Trong giai đoạn 2011 - 6TĐN 2014, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực cao, ngân hàng NN&PTNTVN chi nhánh Cái Răng - Cần Thơ cũng đạt được một số kết quả khả quan. Công tác huy động vốn thực hiện khá tốt, vốn huy động không ngừng tăng trưởng qua các năm đáp ứng được nhu cầu cho vay của chi nhánh. Thêm vào đó, ngân hàng luôn chủ động tuân thủ quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt thẩm định khách hàng cho đến khâu giải ngân, giám sát. Do đó, chất lượng tín dụng của chi nhánh khá tốt, tỉ lệ nợ xấu luôn dưới 3%. Những thành công trên là bước đệm quan trọng để ngân hàng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng còn một số yếu kém cần khắc phục:

- Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn từ năm 2011 – 6TĐN 2014 luôn chiếm hơn 84% nên rất khó để cho vay trung hạn. Nguyên nhân là do những năm qua, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhất là ngành ngân hàng, khi mà nợ xấu tăng cao, một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản (ví dụ như ngân hàng ACB khủng hoảng sau sự việc bầu Kiên bị bắt). Mặt khác do biến động của thị trường lãi suất, vàng, ngoại tệ nên khách hàng cũng thận trọng hơn bằng việc gửi tiền các kỳ hạn ngắn để đảm bảo an toàn.

- Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua chưa thực sự ổn định doanh số cho vay và dư nợ nhiều biến động. Năm 2013 DSCV giảm 8,86% và đến 6TĐN 2014 DSCV tiếp tục giảm 11,81% so với cùng kỳ. Do tình hình kinh tế nhiều bất ổn vì thế ngân hàng cũng hạn chế cho vay nhằm hạn chế rủi ro và giảm tỷ lệ nợ xấu.

- Doanh số cho vay và dư nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số DSCV và dư nợ (luôn lớn hơn 70%). Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn nên việc cho vay trung hạn cũng bị hạn chế.

kịp thời thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ. Vì vậy, công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong thời gian qua có nhiều khởi sắc tỷ lệ thu hồi nợ cao trong 3 năm 2011- 2013 lần lượt là 484.001 triệu đồng, 542.889 triệu đồng, 483.793 triệu đồng luôn bám sát theo DSCV.

- Tỉ lệ nợ xấu tuy thấp nhưng đang có xu hướng tăng, năm 2011 nợ xấu chỉ có 0,92% đạt mức 3.358 triệu đồng đến tháng 6/2014 nợ xấu tăng lên 1,89% đạt mức 8.278 triệu đồng. Nguyên nhân là do khó khăn chung của thị trường nên nợ xấu tăng nhanh. Ngân hàng Agribank Cái Răng nên tìm cách khắc phục để hạn chế nợ xấu tăng nhanh trong tương lai. Do đó, ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến quy trình cho vay và công tác thẩm định khách hàng để hạn chế rủi ro xảy ra.

5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.2.1 Tăng cƣờng huy động vốn trung và dài hạn

Trong những năm qua, công tác huy động vốn thực hiện khá tốt, nguồn vốn huy động dồi dào và không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, tiền gửi trung dài hạn còn thấp. Do đó để đảm bảo cân bằng nguồn vốn, trong thời gian tới ngân hàng cần thực hiện những biện pháp sau để thu hút vốn trung dài hạn và tiền gửi thanh toán từ khách hàng:

- Ngân hàng cần chủ động duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên bằng cách tặng quà vào dịp sinh nhật và các dịp lễ tết khác, ưu đãi lãi suất khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, tạo được sự tin tưởng nhất định từ khách hàng từ đó tìm cơ hội tư vấn, cung cấp thông tin về các gói tiền gửi trung dài hạn có lãi suất cao để hấp dẫn khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cần thường xuyên mở các buổi tiếp xúc khách hàng, vừa để tạo mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng, vừa nắm bắt được tình hình tài chính cũng như lắng nghe những nhu cầu của khách hàng.

- Ngoài ra, chi nhánh cần phải duy trì được những khách hàng cũ, thu hút những khách hàng mới và khuyến khích họ gắn bó với NH lâu dài bằng cách thực hiện các chương trình khuyến mãi, tặng quà, có chính sách tăng lãi suất, tặng phiếu ưu đãi, quay số trúng thưởng cho các khách hàng có số tiền gửi mỗi lần trên mức quy định đối với các khách hàng lâu năm hoặc có số dư tài khoản tăng cao...

- Điều chỉnh lãi suất huy động vốn, vì lãi suất là một trong những công cụ rất quan trọng trong việc huy động vốn trong từng giai đoạn khác nhau Agribank Cái Răng – Cần Thơ cần có những chính sách điều chỉnh lãi suất

huy động cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội với nhiều biến động. Vì thế chi nhánh phải điều chỉnh lãi suất sao cho vừa thu hút được được khách hàng, vừa tạo lợi nhuận cho ngân hàng và đảm bảo lãi suất theo quy định của Nhà nước. Trong công tác huy động vốn Chi nhánh cần đẩy mạnh gia tăng nguồn tiền nhàn rỗi từ cư dân, giảm lượng sử dụng vốn điều chuyển (FTP) vì việc sử dụng nhiều nguồn vồn này nhiều tạo áp lực rất lớn về trả lãi, không thể chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng lãi suất tín dụng. Mặt khác, nguồn vốn huy động thường rẻ hơn so với những nguồn vốn khác.

- Khảo sát ý kiến người dân, thông qua hình thức gửi phiếu khảo sát trắc nghiệm về thu nhập, nhu cầu dịch vụ cũng như phục vụ và các gói sản phẩm, để từ đó có thể đưa ra các dịch vụ, các gói sản phẩm phù hợp với thu nhập của khách hàng cũng như cách phục vụ để thu hút khách hàng.

- Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo các gói sản phẩm và các chương trình khuyến mãi trên các băng rôn treo ở những nơi giao thông tập trung đông đúc để thu hút sự chú ý của người dân, tận dụng các mạng xã hội để quảng bá hình ảnh của ngân hàng.

5.2.2. Linh hoạt trong hoạt động tín dụng

Theo dõi, bám sát các văn bản chỉ đạo của Agribank để thực hiện các giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể tại địa bàn hoạt động và đặc điểm của đơn vị.

Tuân thủ đúng các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng để đảm bảo hiệu quả kinh tế, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh cũng như tính bền vững của toàn hệ thống.

Tiếp tục cơ cấu lại khách hàng bằng cách sàng lọc khách hàng hiện có, tiếp thị và thu hút khách hàng mới là các doanh nghiệp có thực lực tài chính, có khả năng vượt qua “cú sốc” từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu; sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, có giá cả và nhu cầu ổn định.

Agribank Cái Răng - Cần Thơ cần tích cực hơn nữa thâm nhập, trên thế mạnh của địa phương để tìm kiếm các dự án tốt, tăng trưởng thị phần tín dụng. Quan tâm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát huy vai trò là Ngân hàng thương mại chủ lực, hàng đầu phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần nghiên cứu thiết kế sản phẩm tín dụng kết hợp với các sản phẩm khác tạo thành dịch vụ trọn gói phù hợp với đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ, rút giảm dư nợ đối với các khách hàng tình hình tài chính yếu kém, ngành hàng chịu sự biến động lớn về giá cả các

chi phí đầu vào hoặc giá bán sản phẩm bị giảm thấp; các ngành hàng có khả năng bị lũng đoạn.

5.2.3. Mở rộng quy mô tín dụng

Hoạt động tín dụng của Agribank Cái Răng thời gian qua chưa thực sự phát triển, với những thuận lợi về nguồn vốn huy động và vị trí địa lý, ngân hàng cần mở rộng hơn nữa việc cho vay để đem lại lợi nhuận cao hơn cho mình bằng các biện pháp sau:

- Đối với những khách hàng truyền thống, có tình hình tài chính lành mạnh, ngân hàng nên chủ động liên lạc, tư vấn đầu tư và cấp thêm tín dụng cho những khách hàng này với nhiều ưu đãi hấp dẫn để giữ chân khách hàng.

- Thêm vào đó để mở rộng quy mô tín dụng cũng như phân tán rủi ro, ngân hàng nên cho vay đa dạng các ngành nghề, mở rộng cho vay đối với các ngành như nông, lâm, ngư nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch, y tế, giáo dục, khai thác, nhà hàng, khách sạn....

- Để thu hút nhiều khách hàng đến vay vốn, chi nhánh cần đơn giản và thuận tiện hóa quy trình xét tín dụng tại chi nhánh như cắt giảm thời gian thẩm định hồ sơ, chủ động và tích cực liên hệ với khách hàng khi hồ sơ phát sinh thiếu sót...Tuy nhiên, khâu thẩm định vẫn phải đầy đủ và nghiêm túc để đảm bảo chất lượng tín dụng.

- Ngoài ra chi nhánh phải điều chỉnh lãi suất cho vay thật linh hoạt sao cho càng thấp càng tốt nhưng phải đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng và theo quy định của Nhà nước.

5.2.4. Tăng cƣờng cho vay trung dài hạn.

Nhằm phân tán rủi ro trong cho vay cũng như tạo sự cân bằng trong cơ cấu cho vay, ngân hàng cần tăng cường cho vay trung dài hạn bằng các biện pháp sau:

- Cung cấp thêm thông tin về lãi suất, điều kiện vay vốn và những ưu đãi đối với khách hàng vay vốn trung dài hạn thông qua báo chí, internet...

- Để khuyến khích khách hàng vay trung dài hạn, ngân hàng cũng có thể áp dụng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng trả tiền trước hạn hoặc áp dụng lãi suất linh hoạt, có thể điều chỉnh mỗi năm cho những khách hàng vay vốn trung dài hạn trả nợ đúng hạn. Biện pháp này vừa giúp sàng lọc khách hàng vừa có thể tăng cho vay trung dài hạn.

- Ngân hàng cũng có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi hoặc tăng thời gian ân hạn đối với các cá nhân vay mua nhà, mua xe của các công ty, các

doanh nghiệp có vay vốn ở Agribank Cái Răng. Biện pháp này có thể giải

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng cần thơ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)