Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng trong thời gian qua có sự thay đổi theo nhiều hướng khác nhau và cùng chiều với doanh số cho vay. Doanh số thu nợ năm 2011 là 484.001 triệu đồng. Đến năm 2012, doanh số cho vay tăng ít nhưng doanh số thu nợ cũng tăng lên đáng kể. Về quy mô, doanh số thu nợ năm này tăng thêm 58.888 triệu đồng lên 542.889 triệu đồng, tức tăng 12,17% so với năm 2011. Trong năm 2012, chính phủ hỗ trợ tạo cơ hội lớn cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế như cải thiện môi trường kinh
cứu trợ cho lĩnh vực bất động sản và mức lãi suất bắt đầu giảm góp phần tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế khởi sắc hơn, qua đó làm doanh số thu nợ tăng.
Đến năm 2013, doanh số thu nợ giảm còn 483.196 triệu đồng, tương đương giảm 11% so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng âm và hầu như tương đương với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay. Việc giảm doanh số thu nợ, thứ nhất, là do doanh số cho vay giảm thu nợ đương nhiên ít hơn; thứ hai, vì năm việc thu nợ gặp rất nhiều khó khăn, nợ xấu trong năm này thuộc dạng cao nhất trong ba năm trở lại đây.Bước sang 6TĐN 2014, nền kinh tế có bước chuyển biến mới tuy không nhiều nhưng cũng cho thấy nền kinh tế đang chuyển biến một cách tích cực: hiện lạm phát được kiểm soát ở mức thấp và ổn định hơn, GPD tăng trưởng lại, thanh khoản của ngân hàng cũng tăng...vì vậy việc thu hồi nợ của chi nhánh cũng có sự chuyển biến tích cực hơn 6TĐN 2013. Điều này hứa hẹn công tác thu nợ của ngân hàng trong năm sẽ khả quan hơn trong nền kinh tế đang có sự hồi phục này.
4.1.3. Dƣ nợ
Ta đã biết, dư nợ trong năm phụ thuộc hoàn toàn vào dư nợ của năm trước, doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong năm. Do đó, để phân tích về dư nợ, cần liên hệ với các chỉ tiêu trên. Năm 2011, doanh số thu nợ lớn hơn rất nhiều so với doanh số cho vay, kéo dư nợ trong năm xuống chỉ đạt 363.088 triệu đồng. Năm 2012, dư nợ tăng 9,35% so với năm 2011. Có thể thấy rằng tuy doanh số thu nợ giảm nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, điều này cũng dễ nhận ra bởi tuy tốc độ tăng doanh số cho vay không đáng kể nhưng bên cạnh đó thì doanh số thu nợ lại giảm. Sang năm 2013, dư nợ tăng 11,42%. Nguyên nhân trong năm 2013 do nền kinh tế còn nhiều khó khăn nên trong năm ngân hàng hạn chế cho vay và tăng cường công tác thu nợ, thêm vào đó trong năm DSTN giảm nhưng ít hơn DSCV nên dư nợ có phần tăng.
4.1.4. Nợ xấu
Là một tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng là người chịu nhiều rủi ro nhất bởi nếu bất kỳ khách hàng nào gặp những rủi ro từ những biến động trong nền kinh tế thị trường thì đều có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đó cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Chính vì vậy, sự tồn tại nợ quá hạn hay nợ xấu trong các ngân hàng là điều không thể tránh khỏi nhưng làm sao để cho nợ xấu ở ngưỡng cho phép là điều mà các ngân hàng cần quan tâm.
đồng, tương ứng tăng 38,89%. Trong nước, nhiều doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng cao, hàng tồn kho tăng, nhiều doanh nghiệp làm ăn không có lợi nhuận thậm chí còn thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, công tác thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn do các tầng lớp dân cư không có tiền trả nợ. Nhưng để nợ xấu tăng nhanh và đột biến sẽ tác động rất xấu tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cả uy tín và lợi nhuận đều giảm sút. Đây không phải là kết quả mà ngân hàng mong muốn, xong đi kèm theo lợi nhuận là những rủi ro, mà rủi ro hiện nay đó là nợ xấu. Làm sao để giảm và duy trì nợ xấu ở mức ổn định và an toàn là vấn đề cần giải quyết của hệ thống ngân hàng cả nước chứ không riêng gì Agribank. Qua đây cho thấy công tác thu hồi nợ chưa được thực hiện tốt, vì vậy chi nhánh cần nỗ lực trong công tác thu hồi nợ để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, làm tăng uy tín và vị thế của ngân hàng.
Tuy nhiên, sang năm 2013 nợ xấu tiếp tục có dấu hiệu gia tăng 6,54% đưa nợ xấu đạt mức 4.969 triệu đồng. Qua đây cho thấy công tác thu hồi nợ chưa được thực hiện tốt, vì vậy chi nhánh cần nỗ lực trong công tác thu hồi nợ đề nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, làm tăng uy tín và vị thế của ngân hàng trong lòng người dân. Do đó, ngân hàng cần kịp thời đưa ra các biện pháp kiềm chế và xử lý vấn đề này một cách triệt để hơn. Năm 2014, nền kinh tế có chuyển biến tích cực, nhưng nợ xấu trong 6TĐN 2014 bắt đầu dấu hiệu tăng nhanh. Đây là hồi chuông báo động cảnh báo cho ngân hàng không thể chủ quan, vì còn rất nhiều rủi ro tiềm ẩn chực chờ bộc phát. Do đó, ngân hàng nên xây dựng phương án xử lý một cách cụ thể, nhanh chóng và tiết kiệm để thu hồi nguồn vốn cho vay nhanh chóng không gây ra nhiều thiệt hại cho ngân hàng trong tương lai gần.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI RĂNG - CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 6TĐN 2014
4.2.1. Doanh số cho vay
Cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Nhưng trong nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì việc cung nguồn vốn ra thị trường sao cho vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn là thách thức lớn đối với mọi ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn
Nhìn chung giai đoạn từ năm 2011 đến 6TĐN 2014, doanh số cho vay của chi nhánh có nhiều biến động. Trong đó, khoản tín dụng ngắn hạn luôn
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn của Agribank Cái Răng từ năm 2011 đến 6TĐN 2014
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 473.989 507.367 461.879 236.291 245.186 33.378 7,04 (45.488) (8,97) 8.895 3,63 Trung hạn 83.804 72.969 67.042 37.133 18.876 (10.835) (14,85) (5.927) (8,12) (18.257) (49,17)
Tổng 557.793 580.336 528.921 273.424 264.062 22.543 4,04 (51.415) (8,86) (9.362) (3,42) (Nguồn phòng kinh doanh Ngân hàng Agribank Cái Răng)
DSCV ngắn hạn
Năm 2011, DSCV ngắn hạn đạt 473.989 triệu đồng. Đến năm 2012, DSCV ngắn hạn tăng 7,04% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong năm, ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, do đó ngân hàng không thể cho vay trung dài hạn nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Do đó, việc tăng cường cho vay ngắn hạn là điều dễ hiểu. Thêm vào đó, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ và cho vay mục đích tiêu dùng nên vòng quay vốn lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh nên nhu cầu vay ngắn hạn cũng lớn hơn nhu cầu vay trung hạn. Sang năm 2013, DSCV giảm mạnh 8,97% so với cùng kỳ năm trước đạt 461.879 triệu đồng. DSCV ngắn hạn của năm 2013 có dấu hiệu giảm DSCV ngắn hạn chỉ chiếm hơn 87% trong tổng DSCV. Kết quả trên là do năm 2013, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, tuy lạm phát đã được kiềm chế, lãi suất ổn định nhưng nhu cầu vay vốn ngắn hạn lại sụt giảm; ngân hàng không dám cho vay vì sợ rủi ro không thu hồi được nợ nhưng nền kinh tế lại không thể không có vốn, ngân hàng không thể ngừng kinh doanh nên cho vay ngắn hạn, thu hồi trong năm dường như là lựa chọn tối ưu..
Đến 6TĐN 2014 DSCV ngắn hạn tăng 3,63% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng cơ cấu DSCV với hơn 87% là ngắn hạn không phải là một cơ cấu hợp lý cho sự phát triển bền vững vì hoạt động cho vay không ổn định, thường xuyên phải tìm kiếm khách hàng mới sẽ mất nhiều chi phí và công sức cho ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần dịch chuyển cơ cấu cho vay sao cho hợp lý hơn, sao cho cân bằng giữa cho vay ngắn hạn và trung hạn để ngân hàng phát triển và ổn định hơn trong thời kỳ nền kinh tế còn nhiều biến động.
DSCV trung hạn
Năm 2011 DSCV trung hạn đạt 83.804 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15,02% trong tổng DSCV. Sang năm 2012 DSCV giảm 14,85% chỉ còn 72.969 triệu đồng. Đến năm 2013 DSCV vẫn tiếp tục giảm 8,12% đạt 67.042 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13% tổng DSCV. Có thể thấy nhu cầu vay vốn trung hạn để đầu tư xây dựng cơ bản và đổi mới máy móc thiết bị có dấu hiệu suy giảm. Mặc khác, theo quy định của NHNN là chỉ có thể dùng tối đa 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn vì vậy cũng phần nào hạn chế việc cho vay trung hạn. Một nguyên nhân khác nữa là mặt bằng lãi suất từ năm 2012 đến năm 2013 biến động dần đi vào ổn định, nên nếu vay trung hạn ngân hàng và
cả khách hàng rất dễ gặp phải rủi ro lãi suất khi lãi suất huy động thay đổi nhanh chóng nhưng lãi suất cho vay lại cố định theo hợp đồng tín dụng.
Khi nền kinh tế 6TĐN 2014 có những chuyển biến mới thì DSCV có dấu hiệu giảm so với cùng kỳ. Đặc biệt là DSCV trung hạn giảm mạnh 49,17% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do vấn đề nợ xấu có sự gia tăng mạnh nên ngân hàng chú trọng xem xét cho vay khách hàng kỹ hơn dẫn đến DSCV có xu hướng giảm. Qua đó, cơ cấu DSCV cần thay đổi theo một cách hợp lý góp phần cho sự bền vững của chi nhánh và toàn hệ thống. Cho vay theo dự án có khả năng tăng và các hồ sơ vay vốn trung hạn cũng được chi nhánh chú ý, nhưng chi nhánh vẩn còn đắn đo và khâu thẩm định các dự án đầu tư còn khắt khe, do ngân hàng còn dè chừng đối với các khoản vay này. Đây cũng là điều dễ hiểu trong thời buổi kinh tế khó khăn, khi nợ xấu còn là vấn đề cần giải giải quyết và ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết nợ xấu hiện nay.
4.2.1.2. Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng
Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của Agribank Cái Răng gồm cho vay cá nhân hộ gia đình, cho vay các doanh nghiệp như: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và hợp tác xã.
Đi vào phân tích cụ thể từng nhóm ta thấy những năm qua ngân hàng chú trọng cho vay cá nhân hơn, chênh lệch giữa DSCV của các doanh nghiệp và cá nhân là lớn.
Phân tích doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng là phân tích xem mỗi đối tượng cụ thể ngân hàng phát ra cho vay với mức bao nhiêu, đối tượng nào được tập trung cho vay nhiều và sự biến động mức cho vay ra sao qua từng năm. Nhìn chung doanh số cho vay của từng đối tượng tăng giảm không ổn định và có tốc độ tăng khác nhau. Để hiểu thêm chi tiết ta sẽ phân tích chi tiết xu hướng biến động của từng đối tượng dưới đây:
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của Agribank Cái Răng từ năm 2011 đến 6TĐN 2014
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn phòng kinh doanh Ngân hàng Agribank Cái Răng)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cá nhân, hộ gia đình 366.383 347.406 373.231 185.742 198.242 (18.977) (5,18) 25.825 7,43 12.500 6,73 Doanh nghiệp 191.410 232.930 155.690 87.682 65.820 41.520 21,69 (77.240) (33,16) (21.862) (24,93)
Cá nhân, hộ gia đình
Năm 2011 DSCV đối với cá nhân, hộ gia đình đạt 366.383 triệu đồng chiếm 65,68% DSCV. Sang năm 2012, DSCV đối với cá nhân giảm 5,18% so với cùng kỳ năm trước đạt 374.406 triệu đồng, chiếm 59,86% DSCV. Cho vay cá nhân có xu hướng giảm là do lãi suất tăng cao trong giai đoạn trước đã góp phần tạo sự e ngại cho khách hàng khi vay vốn với chi phí quá cao so với thu nhập của họ, giá cả các mặt hàng và chi phí sinh hoạt tiêu dùng tăng nhanh cũng tác động đến lượng khách hàng cá nhân. Sang năm 2013, xu thế tăng cho vay cá nhân, giảm cho vay sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục, cho vay cá nhân tăng 7,43% đạt 373.231 triệu đồng so với năm 2012. Đến 6TĐN 2014 cho vay cá nhân vẫn tiếp tục tăng 6,73% so với cùng kỳ. Trong năm nền kinh tế tỉnh nhà có nhiều khởi sắc như thu nhập bình quân đầu người tại TP.Cần Thơ đạt 2.989 USD/người/năm3. Qua đó, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm phương tiện đi lại, cafe sân vườn, các shop thời trang, các hộ gia đình và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ bằng cách đưa ra hàng loạt các gói sản phẩm như: cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên, cho vay tiểu thương, cho vay xây, sửa chữa, nâng cấp nhà, cho vay mua sắm phương tiện đi lại, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo… Hiện nay ngân hàng nhận thấy cho vay đối với khách hàng cá nhân hộ gia đình dễ hơn, mặt bằng lãi suất cao hơn và rủi ro cũng thấp hơn cho vay doanh nghiệp, giúp ngân hàng tăng dư nợ, tăng lãi và mở rộng thị trường, mà không quá phụ thuộc và căng thẳng trong việc đi đòi nợ các doanh nghiệp - con nợ vốn đang bị giảm dần độ tín nhiệm trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn cả trong sản xuất - kinh doanh, cũng như trong thanh.Chính vì vậy DSCV tiếp tục tăng đối với khách hàng cá nhân.
Tuy nhiên, cơ cấu cho vay quá nghiêng về cho vay khách hàng cá nhân hộ gia đình không phải là cơ cấu hợp lý cho sự phát triển bền vững, do đó để hài hòa các lợi ích và mục tiêu tín dụng trong bối cảnh hiện nay, cần ưu tiên cho vay hợp lý vào sản xuất kinh doanh; như ngân hàng nên xem xét về hồ sơ vay vốn khả quan và các dự án đầu tư tốt để có quyết định cho vay... nhằm thứ nhất là không bỏ qua khách hàng tốt, thứ hai là mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, thứ ba là giảm chênh lệch giữa DSCV của các TCKT và cá nhân. Đồng thời, tăng cường thông tin nhằm tránh lạm dụng cho vay tiêu dùng cá nhân cả từ phía ngân hàng, cũng như từ phía người vay để tránh nợ xấu...
Doanh nghiệp
Năm 2011 DSCV của khách hàng doanh nghiệp đạt 191.410 triệu đồng. Sang năm 2012 DSCV của các doanh nghiệp tăng 21,69%, chiếm 40,13% tổng DSCV trong kỳ. Nguyên nhân là do Nhà nước thực hiện các chính sách ổn định kinh tế, thực hiện các gói cứu trợ chương trình ưu đãi lãi suất cho vay từ đối với các doanh nghiệp nhằm thực thi chỉ đạo của Chính phủ về những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đi vay nhiều hơn, giải quyết nhu cầu về vốn của họ. Việc điều chỉnh lãi suất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất, điều này đã làm cho doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp của chi nhánh tăng lên. Đến năm 2013 DSCV giảm 33,16% đạt 155.690 triệu đồng. . Năm 2013 vẫn tưởng nền kinh tế sẽ khá lên nhưng một thực trạng cho thấy nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như nhu cầu tín dụng ở mức thấp tuy lãi suất đã giảm nhiều, các doanh nghiệp gặp nhiều khó