Đánh giá hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh CáiRăng Cần thơ gia

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng cần thơ (Trang 78)

Các phần trên ta đã phân tích cụ thể doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu. Những phân tích đó phần nào đã khái quát được tình hình tín dụng trong các năm trở lại đây, những biến động cũng như những nguyên nhân gây ra sự thay đổi đó. Để đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng phần này tiếp tục phân tích các chỉ số tài chính về hiệu quả trong hoạt động tín dụng sau:

Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng Agribank Cái Răng từ năm 2011 – 6TĐN 2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014

1. Nguồn vốn triệu đồng 381.555 419.994 513.608 466.474 588.605 2. Vốn huy động triệu đồng 320.610 388.121 504.437 435.463 587.811 3. Doanh số cho vay triệu đồng 557.793 580.336 528.921 273.424 264.062 4. Doanh số thu nợ triệu đồng 484.001 542.889 483.196 242.646 273.024 5. Dư nợ triệu đồng 363.088 400.535 446.260 431.313 437.298 6. Dư nợ bình quân triệu đồng 331.827 381.811 423.398 415.924 441.779 7. Nợ xấu triệu đồng 3.358 4.664 4.969 5.323 8.278 Nợ nhóm 5 triệu đồng 962 629 3.043 2.491 4.722 8. Dư nợ/tổng nguồn vốn % 95,16 95,37 86,89 92,46 74,29 9. Dư nợ/vốn huy động % 113,25 103,20 88,47 99,05 74,39 10. Hệ số thu nợ % 86,77 93,55 91,36 88,74 103,39 11. Vòng quay vốn tín dụng vòng 1,46 1,42 1,14 0,58 0,62 12. Nợ xấu/tổng dư nợ % 0,92 1,16 1,11 1,23 1,89 13. hệ số khả năng mất vốn % 0,29 0,16 0,72 0,60 1,07

4.3.1. Dƣ nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ số dư nợ trên tổng nguồn vốn là chỉ số thể hiện mức độ tập trung vào tín dụng của ngân hàng, xem ngân hàng đã đầu tư bao nhiêu nguồn vốn mình vào hoạt động cho vay. Nói cách khác, chỉ số này thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng.

Từ số liệu bảng trên cho thấy, qua ba năm 2011, 2012, 2013, tỷ số dư nợ tổng nguồn vốn của ngân hàng luôn lớn hơn 85%. Cụ thể, năm 2011, chỉ số này đạt 95,16%, năm 2011 tăng lên 95,37% và năm 2013 giảm còn 86,89%. Chỉ số này luôn ở mức cao như vậy chứng tỏ mức độ tập trung của ngân hàng vào hoạt động cho vay không ngừng gia tăng. Ngân hàng không những đầu tư vào các ngành truyền thống tại địa phương mà còn đầu tư vốn cho ngành công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng,… làm dư nợ các ngành này tăng lên. Một điều đáng lưu ý là tổng nguồn vốn của ngân hàng cũng tăng liên tục, năm 2011 là 381.555 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 419.994 triệu đồng và năm 2013 là 513.608 triệu đồng. Tính đến cuối tháng 6 năm 2014, tổng nguồn vốn của ngân hàng đã đạt 588.605 triệu đồng. Sự gia tăng tổng nguồn vốn chứng tỏ ngân hàng ngày càng phát triển. Song song đó, nguồn vốn cũng tiếp tục tăng qua các năm và tốc độc tăng nhanh hơn dư nợ nên chỉ số tổng dư nợ, tổng nguồn vốn cũng theo đó mà sụt giảm trong năm 2013 và 6TĐN 21014.

Như đã phân tích, tổng nguồn vốn tháng 6/2014 đạt 588.605 triệu đồng, tăng 26,18% so với năm 6/2013. Trong khi đó, dư nợ tại thời điểm này là 437.298 triệu đồng tăng 1,39% so với tháng 6/2013. Do đó, 6TĐN 2014 chỉ số dư nợ trên tổng nguồn vốn chỉ còn 74,29%. Nhưng cùng kỳ vào cuối tháng 6/2013, chỉ số này chỉ có 92,46%. Như vậy, đã có sự giảm về tương đối của tháng 6/2014 so với tháng 6/2013.

Tóm lại, chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn của ngân hàng có sụt giảm trong giai đoạn gần đây. Tuy nhiên, dư nợ chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng nguồn vốn lại là một mối lo ngại của ngân hàng. Bởi lẽ ngân hàng quá tập trung và phụ thuộc vào hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung, điều này sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến thu nhập cũng như lợi nhuận của ngân hàng mỗi khi có sự thay đổi liên quan đến công tác thu hồi nợ. Trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, ngân hàng cần đưa ra các hình thức huy động vốn đa dạng hơn, cho vay đúng đối tượng, kiểm tra giám sát chặt chẽ khách hàng vay để hạn chế rủi ro có thể xảy ra và nợ xấu tăng cao.

Chỉ tiêu này xác định kết quả đầu tư của vốn huy động và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy việc sử dụng vốn của ngân hàng chưa tốt.

Qua bảng số liệu bên trên ta thấy, chỉ tiêu về dư nợ/ vốn huy động của chi nhánh khá cao. Năm 2011, với 100 đồng vốn huy động ngân hàng cho vay 113,25 đồng. Đến năm 2012, tỉ lệ này tăng cao với 100 đồng vốn huy động thì ngân hàng đã cho vay 103,2 đồng. Năm 2011 và 2012 chi nhánh phải nhờ đến vốn điều chuyển từ hội sở, điều này cũng chứng tỏ công tác huy động vốn chưa thật sự tốt, khi mà vốn luôn là nhu cầu cần cần thiết hiện nay. Vì vậy, chi nhánh phải nỗ lực và cố gắng hơn trong việc huy động vốn, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Sang năm 2013, tỉ lệ này giảm mạnh nhưng vẫn cao. Trong năm, nếu ngân hàng huy động được 100 đồng, thì chỉ cho vay 88,47 đồng. Đến 6/2014 chỉ số này chỉ còn 74,39 đồng, vì vậy ngân hàng cần đặc biệt xem xét lại để sử dụng nguồn vốn huy động tốt hơn trong tương lai.

Tóm lại, trong những năm qua ngân hàng đã cố gắng trong công tác huy động vốn, bằng chứng là trong năm chi nhánh còn nhận vốn điều chuyển từ hội sở nhưng ít hơn những năm trước rất nhiều. Mặc dù nền kinh tế đang còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ngân hàng đã tận dụng được nguồn vốn dồi dào của mình để cho vay thì vừa đạt lợi nhuận cao hơn, vừa giúp các tầng lớp dân cư có vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần tích cực mở rộng quy mô tín dụng để sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn huy động được.

4.3.3. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ (%) là một trong những hệ số quan trọng đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Như vậy, hệ số này càng cao, chất lượng tín dụng của ngân hàng càng đảm bảo. Hệ số này bằng 100% là lý tưởng nhất, nhưng trên thực tế khó có thể xảy ra. Hệ số thu nợ được tính dựa trên hai đại lượng, doanh số thu nợ và doanh số cho vay của ngân hàng. Doanh số thu nợ ở đây là tính trong năm, nhưng khoản thu đó, có thể là thu từ nợ năm trước hoặc trong năm, chứ không phải riêng những khoản vay trong năm đó.

Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng qua các năm luôn đạt mức cao và luôn cao hơn 86%. Năm 2011 chỉ số này đạt 86,77%. Cá biệt có năm 2012,

hệ số thu nợ đạt 93,55%. Trong năm này, cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều khá cao lần lượt là 580.336 triệu đồng và 542.889 triệu đồng, cao hơn nhiều so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tiếp tục tăng, nhưng tăng với tốc độ khác nhau. Doanh số cho vay tăng nhanh hơn doanh số thu nợ làm hệ số thu nợ năm này chỉ còn có 91,36%. Tuy giảm, nhưng vẫn là một con số tương đối cao. Đến tháng 6/2014 cho thấy, hệ số thu nợ của giai đoạn này đạt 103,39%, cao hơn cùng kỳ năm 2013 (hệ số thu nợ 6/2013 là 88,74%). Do trong năm ngân hàng có thu hồi nợ của những năm trước, tăng cường công tác thu hồi nợ và giảm cho vay, để tránh nợ xấu tăng cao trong tình hình kinh doanh khó như hiện nay. Hệ số thu nợ của ngân hàng lớn là do ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, thu hồi trong năm nên doanh số thu nợ gần bằng doanh số cho vay. Điều này cũng cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt từ khâu lựa chọn khách hàng đến cho vay và thu hồi nợ. Tuy nhiên nếu hệ số thu nợ quá lớn thì tăng trưởng tín dụng sẽ thấp. Đây cũng là vấn đề ngân hàng nên xem xét lại.

4.3.4. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vòng quay tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn đầu tư của ngân hàng là nhanh hay chậm. Tốc độ này nhanh thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là có hiệu quả, đồng vốn được thu hồi về, xoay vòng và sinh lợi cho ngân hàng. Hơn nữa, vòng quay tín dụng cao cũng góp phần giảm nợ xấu cho ngân hàng, mặt khác giúp ngân hàng tăng khả năng sinh lợi từ nguồn vốn, tránh ứ đọng nguồn vốn huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nhìn chung, ta có thể thấy vòng quay tín dụng của ngân hàng giảm qua các năm. Năm 2011 là năm có vòng quay cao nhất là 1,46 vòng, năm 2012 còn 1,42 vòng và năm 2013 chỉ còn 1,14 vòng. Chỉ tiêu vòng quay tín dụng đi xuống như vậy cho thấy khả năng tái đầu tư sinh lợi của ngân hàng khá thấp. Xuất phát từ việc doanh số cho vay ngân hàng thì tăng theo các năm nhưng khả năng thu nợ lại giảm. Do đó, dư nợ bình quân cũng gia tăng qua các năm. Khi doanh số thu nợ giảm mà dư nợ tăng thì vòng vay vốn giảm là điều dễ hiểu. Nguyên nhân của việc thu nợ giảm như đã trình bày phần phân tích ở phần khái quát tình hình tín dụng của ngân hàng, trong năm này, ngành thương mại dịch vụ gặp nhiều khó khăn gây ra nợ xấu và doanh số thu nợ cũng theo đó mà giảm theo.

Đến tháng 6/2014 thì vòng quay tín dụng là 0,62 vòng tương đương với cùng kỳ năm 2013. Do là số liệu sáu tháng đầu năm, chưa kết thúc năm tài

chính, nên vòng vay thường nhỏ hơn 1, các khoản vay đáo hạn thường là các khoản vay trung hạn của năm trước. Tóm lại, để đảm bảo uy tín, chất lượng hoạt động tài chính của mình, ngân hàng cần có những biện pháp thật cụ thể và cần chú ý hơn vào công tác thu hồi nợ của mình, tuy chỉ tiêu hệ số thu nợ vẫn ở mức cao, nhưng qua chỉ tiêu vòng quay tín dụng thì rủi ro đã tiềm ẩn, cần phải kiểm soát trước khi nó ảnh hưởng đến ngân hàng.

4.3.5. Nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ (hay hệ số rủi ro tín dụng) là thước đo thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hệ số này càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng lớn. Ngược lại, chỉ số này càng nhỏ thì ngân hàng hoạt động càng tốt. Lý tưởng nhất khi chỉ số này bằng 0, nhưng điều đó khó có khả năng xảy ra khi mà hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn những nguy cơ sai hẹn đến từ đối tác, khách hàng. Trước Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, Thống đốc NHNN Lê Văn Bình cho biết tỷ lệ nợ xấu ở mức ngưỡng an toàn là dưới 3% theo thông lệ quốc tế.

Nhìn chung, chỉ số nợ xấu/dư nợ qua ba năm có nhiều biến động nhưng vẫn ở mức an toàn. Năm 2011 chỉ số này là 0,92%, năm 2012 chỉ số này tăng lên 1,16% và năm 2013 giảm còn 1,11%. Đến 6/2014 chỉ số này là 1,89% tăng so với cùng kỳ năm 2013 (1,23%). Tóm lại, qua những phân tích trên, có thể thấy ngân hàng đang kiểm soát rủi ro tín dụng khá tốt. Tuy nhiên, nếu theo tình hình năm 2013, hệ số này có khả năng tăng lên cao. Vì vậy, ngân hàng cần có những kế hoạch dài hạn để hạn chế nợ xấu ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ. Vì một khi để xảy ra nợ xấu, thì để khắc phục nó cần rất nhiều thời gian, tiền bạc, cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì phải trích lập một số tiền lớn dùng làm dự phòng cho rủi ro tín dụng.

4.3.6. Hệ số khả năng mất vốn

Hệ số khả năng mất vốn cho biết số vốn có khả năng mất của ngân hàng hay số nợ nằm trong nhóm 5 của ngân hàng là khoảng bao nhiêu phần trăm. Hệ số này càng cao, tức là số vốn ngân hàng mất đi trong tổng dư nợ bình quân là càng lớn, càng bất lợi cho ngân hàng.

Trong các năm gần đây, hệ số này tăng giảm không theo chiều hướng nhất định với diễn biến khá phức tạp. Trong đó, năm 2011 hệ số khả năng mất vốn là 0,29%. Tức là với 100 đồng dư nợ bình quân, ngân hàng có khả năng mất 0,29 đồng vì nợ xấu nhóm 5. Sang năm 2012, nợ xấu được xử lý phần nào, nên nợ nhóm có khả năng mất vốn cũng giảm mạnh, chỉ còn 629 triệu đồng, tương đương 0,16% so với dư nợ bình quân. Đây là năm mà nợ có khả

năm 2013, hệ số khả năng mất vốn tăng lên 0,72% so với năm 2012 cho thấy khả năng mất vốn của ngân hàng sau quá trình kiểm soát hiệu quả thì đang có xu hướng gia tăng lên. Trong năm hiện hành, tính đến cuối tháng 6/2014 thì hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng là 1,07% tăng so với cùng kỳ tháng 6/2012 là 0,6%.

Có thể thấy, hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng trong những năm gần đây đã được ngân hàng giữ được ở mức thấp. Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại hệ số này có khả năng tăng lên, đó là một tín hiệu xấu đòi hỏi ngân hàng có những bước chuẩn bị, chấn chỉnh lại công tác cho vay, thu hồi nợ, nhằm hạn chế hết mức có thể nhóm nợ có khả năng mất vốn này.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI RĂNG-CẦN THƠ 5.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Trong giai đoạn 2011 - 6TĐN 2014, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực cao, ngân hàng NN&PTNTVN chi nhánh Cái Răng - Cần Thơ cũng đạt được một số kết quả khả quan. Công tác huy động vốn thực hiện khá tốt, vốn huy động không ngừng tăng trưởng qua các năm đáp ứng được nhu cầu cho vay của chi nhánh. Thêm vào đó, ngân hàng luôn chủ động tuân thủ quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt thẩm định khách hàng cho đến khâu giải ngân, giám sát. Do đó, chất lượng tín dụng của chi nhánh khá tốt, tỉ lệ nợ xấu luôn dưới 3%. Những thành công trên là bước đệm quan trọng để ngân hàng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng còn một số yếu kém cần khắc phục:

- Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn từ năm 2011 – 6TĐN 2014 luôn chiếm hơn 84% nên rất khó để cho vay trung hạn. Nguyên nhân là do những năm qua, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhất là ngành ngân hàng, khi mà nợ xấu tăng cao, một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản (ví dụ như ngân hàng ACB khủng hoảng sau sự việc bầu Kiên bị bắt). Mặt khác do biến động của thị trường lãi suất, vàng, ngoại tệ nên khách hàng cũng thận trọng hơn bằng việc gửi tiền các kỳ hạn ngắn để đảm bảo an toàn.

- Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua chưa thực sự ổn định doanh số cho vay và dư nợ nhiều biến động. Năm 2013 DSCV giảm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng cần thơ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)