3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng AGRIBANK Cái Răng
BAN GIÁM ĐỐC Phòng kiểm soát Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ
3.1.3.2 Chức năng các phòng ban
Ban giám đốc: gồm một giám đốc và hai phó giám đốc
Giám Đốc:
- Là người trực tiếp điều hành, giám sát mọi hoạt động của ngân hàng. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và hoạch toán kinh doanh theo sự chỉ đạo của ngân hàng tỉnh.
- Quyết định đầu tư, cho vay, bão lãnh trong giới hạn được Giám đốc ngân hàng tỉnh ủy quyền.
- Chỉ đạo phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch và hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm về tài sản, vốn, tổ chức, cán bộ chi nhánh.
Phó Giám Đốc:
- Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giam đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của giám đốc) và tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành trực tiếp phòng Kế toán – Ngân quỹ và theo dõi tài sản, vốn và nhân sự của nội bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Đối với những trường hợp vượt quá trách nhiệm của mình thì Phó Giám đốc phải được sự đồng ý hay ủy quyền của giám đốc.
Phòng kinh doanh: gồm 1 trưởng phòng và 8 cán bộ tín dụng
- Khảo sát địa bàn để nắm bất tình hình kinh tế như: chu kỳ sản xuất, đời sống, phong tục… của khách hàng. Thông qua đó đưa ra chính sách cho vay một cách có hiệu quả.
- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.
- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng từ đó trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể.
- Tìm kiếm khách hàng mới và giữ mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng truyền thống.
- Quản lý chặt chẽ về dư nợ, nợ xấu, tài sản đảm bảo của khách hàng. Đưa ra giải pháp sử lý nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng hiệu quả.
- Định kỳ phải báo cáo tình hình hoạt động của Phòng cho Ban Giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính: gồm 3 nhân viên
- Phòng này không có chức năng kinh doanh mà có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc, Phó Giám đốc trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh.
- Đề xuất thực hiện các công việc liên quan đến nhân sự và công việc khác như cung cấp phương tiện cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn trong hoạt động của cơ quan….
Phòng Kế toán – Ngân quỹ: gồm 11 nhân viên
Kế toán
- Thực hiện các nghiệp vụ dịch vụ thanh toán: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thẻ… cho khách hàng.
- Quản lý hồ sơ của khách hàng vay, hoạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, tiền gửi, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước.
- Thường xuyên theo dõi các khoản giao dịch của khách hàng, để gửi giấy báo nợ, báo có và giấy báo lãi cho khách hàng.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm cho Ban Giám Đốc.
Ngân quỹ
- Thực hiện công tác thu chi VND và ngoại tệ.
- Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày.
- Cuối mỗi ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót. Định kỳ hàng tháng báo cáo trên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc.
Phòng kiểm toán: gồm 1 nhân viên
- Kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước và điều lệ hoạt động của ngân hàng về kinh doanh và tài chính đảm bảo an toàn.
hàng, vùng, miền; tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế. Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hoạt động Agribank khi được Chính phủ phê duyệt.
Đổi mới cơ chế về quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh theo hướng nâng cao tính chủ động, linh hoạt; tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu.
Củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động, xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, rà soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch một cửa và hậu kiểm; tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh …
3.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2011 – 6TĐN 2014 HÀNG GIAI ĐOẠN 2011 – 6TĐN 2014
Cũng như bất kỳ doanh nghệp nào, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà ngân hàng hướng tới. Do đó, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là việc làm quan trọng và cần thiết giúp ngân hàng nắm rõ tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của mình. Thông qua phân tích, nhà quản lý sẽ dễ dàng thấy được những ưu và khuyết điểm trong hoạt động kinh doanh, những nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của đơn vị mình để ngày càng phát huy hơn nữa những mặt mạnh và kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục những điểm yếu, nhằm mục tiêu cắt giảm chi phí, gia tăng thu nhập một cách hợp lý nhất để ngân hàng ngày càng phát triển bền vững.
Do vậy ta có thể thấy tầm quan trọng của một quá trình hoạt động của một ngân hàng, nó có thể quyết định đến quá trình sống còn của cả hệ thống.Với Agribank Cái Răng trong những năm trở lại đây dưới sự ảnh hưởng mạnh bởi quá trình suy thoái kinh tế mà ngân hàng bị tác động không nhỏ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng, nhưng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng, ngân hàng có được những thành tựu rất đáng được ghi nhận, cụ thể tình hình như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cái Răng từ năm 2011 – 6TĐN 2014
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn phòng kinh doanh ngân hàng Agribank Cái Răng – Cần Thơ)
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Tổng thu nhập 64.577 69.652 58.565 29.683 34.805 5.075 7,86 (11.087) (15,92) 5.122 17,26 Thu từ lãi 59.996 64.748 56.024 25.557 28.233 4.752 7,92 (8.724) (13,47) 2.676 10,47 Thu ngoài lãi 4.581 4.904 2.541 4.126 6.572 323 6,59 (2.363) (48,19) 2.446 59,28
2. Tổng chi phí 55.616 62.051 47.871 29.151 34.395 6.435 11,57 (14.180) (22,85) 5.244 17,99 Chi phí lãi 43.418 44.362 37.704 23.257 27.011 944 2,17 (6.658) (15,01) 3.754 16,1 Chi phí ngoài lãi 12.198 17.689 10.167 5.894 7.384 5.491 45,02 (7.522) (42,52) 1.490 25,28
3.2.1. Thu nhập
Nhìn chung tổng thu nhập của ngân hàng qua các năm có nhiều biến động. Năm 2012, thu nhập tăng 7,86% so với năm 2011. Năm 2013, thu nhập giảm 15,92% so với năm 2012. Nguyên nhân là trong những năm qua nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới và lạm phát trong nước chưa ổn định. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Agribank Cái Răng đã có gắng nỗ lực để nâng cao thu nhập và hạn chế chi phí một cách có hiệu quả nhất. Năm 2012 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp và nhất là ngành ngân hàng. Đến 2013 nền kinh tế còn chịu hệ lụy khủng hoảng của những năm trước đó, khi tình hình nợ xấu có diễn biến phước tạp, nhiều doanh nghiệp phá sản…mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong thu nhập năm 2013 giảm so với những năm trước nguyên nhân một phần do chính sách kiềm chế lạm phát của NHNN đã làm cho mặt bằng lãi suất giảm khiếm cho thu nhập của ngân hàng cũng giảm theo. Phân tích một cách chi tiết thì thu nhập chủ yếu của Agribank là khoản thu từ hoạt động tín dụng. Khoản thu này luôn chiếm tỷ trọng hơn 92% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2011, tổng thu nhập của ngân hàng là 64.577 triệu đồng, trong đó thu từ hoạt động tín dụng là 59.996 triệu đồng, chiếm 95,66% trong tổng thu nhập, các khoản thu nhập còn lại chiếm chưa tới 3%. Trong năm 2011 chênh lệch lãi suất tiền gửi và tiền vay lớn có lúc lên tới 8-10% làm tăng thu nhập từ hoạt động. Năm 2012, các khoản thu đều có xu hướng tăng do nền kinh tế trong năm có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng của thành phố Cần Thơ đặt 11,55%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.514 USD/người/năm1, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng 7,92%, thu nhập khác tăng 6,59%, ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo... thì những tháng cuối năm bức tranh bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là màu xám. Năm 2013 thu nhập giảm là năm xuống dốc của Ngân hàng vì năm 2013 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau, chính sách kiềm chế lạm phát của NHNN tác động đến lãi suất cơ bản giảm. Chính những lý do trên, nên doanh thu ngân hàng trong năm 2013 giảm 15,92% so với năm 2012, ngân hàng vẫn phụ thuộc quá nhiều nguồn thu từ tín dụng do đó khi lãi suất giảm đã tác động không nhỏ đến sự sụt giảm của thu nhập. Nền kinh tế 6TĐN 2014 có nhiều khởi sắc khi tỷ lệ nợ xấu được khắc phục, nền kinh tế đang có bước chuyền biến tích cực. Trong thời gian qua là thời kỳ đầy khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, dẫn đến sự tăng trưởng chậm, tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng, suy giảm lợi nhuận.
Năm 2014 vẫn còn những khó khăn và thử thách, tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của của Hội đồng Quản trị, Hội đồng Điều hành và sự nỗ lực, cống hiến hết mình của tập thể CBNV Agribank chi nhánh Cái Răng - Cần Thơ đã vững bước vượt qua khó khăn và thực hiện có kết quả các mục tiêu đề ra, thiết lập nền tảng vững chắc cho sự phát triền bền vững khi mà lợi nhuận đã không còn là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng. Thay vì chú trọng vào quy mô tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng như những năm trước đây, năm qua Agribank chi nhánh Cái Răng đã triền khai và áp dụng các biện pháp của Agribank Hội sở một cách nhanh chóng và hiệu quả trong việc thực hiện công tác cân đối và điều hòa vốn, nghiêm túc điều hòa phân loại nợ, trích lập dự phòng theo đúng quy định nhà nước, triền khai các sản phẩm dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên đây là tín hiệu tốt cho thấy kinh tế đang dần hồi phục, thu nhập có phần tăng nhẹ và quan trọng là ngân hàng đang tích cực phấn đấu hướng đến mục tiêu chung của hệ thống là sự phát triển bền vững.
3.2.2. Chi phí
Cùng với xu hướng biến động của thu nhập thì chi phí cũng biến động theo. Các khoản mục chi phí bao gồm chi phí từ hoạt động tín dụng, chi phí từ dịch vụ, chi phí từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi phí hoạt động kinh doanh và các khoản chi phí khác. Trong đó chi phí từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trong tổng chi phí. Năm 2012, chi phí từ hoạt động tín dụng 62.051 triệu đồng tăng 11,57% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2011 lãi suất huy động còn cao và các ngân hàng chạy đua lãi suất nên việc gia tăng chi phí kéo dài đến năm 2012 là không tránh khỏi. Qua năm 2013, lãi suất huy động bị khống chế và giảm dần, kèm theo các điều kiện kinh tế xã hội đã nêu ở phần trước làm cho thu nhập ngân hàng giảm kéo theo chi phí cũng giảm. Mặc dù thu nhập giảm 15,92% nhưng phần chi phí chỉ giảm 22,85% cao hơn nhiều so với mức giảm của thu nhập, nguyên nhân là do trong năm 2013 chi phí lãi, chi phí hoạt động và chi phí dịch vụ giảm, 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ trần lãi suất xuống còn 8%/năm. Năm 2013, nhìn được những hạn chế trong những năm qua, Agribank chi nhánh Cái Răng đã có những chính sách quản lý chi phí một cách hợp lý, để giảm thiều và hạn chế nợ xấu, Agribank chi nhánh Cái Răng đã tích cực thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao chất lượng hoat động tín dụng...
3.2.3. Lợi nhuận
Theo tình hình kinh tế bất ổn thì lợi nhuận của hầu hết ngân hàng nói chung và của Agribank Cái Răng nói riêng có nhiều biến động. Cụ thể, lợi nhuận năm 2011 là 9.011 triệu đồng, qua năm 2012 lợi nhuận giảm 15,18% tương đương 1.409 triệu đồng. Sự biến động thấy rõ nhất được biểu hiện trong năm 2013 khi lợi nhuận tăng nhanh đạt 10.694 triệu đồng tương đương 40,69% so với năm 2012, 6TĐN 2014 lơi nhuận giảm 122 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù đã cố gắng nhưng lợi nhuận năm 2012 của Agribank giảm mạnh, tổng thu nhập tăng 7,86% trong khi đó tốc độ tăng của chi phí là 11,67%. Nguyên nhân do nguồn thu của ngân hàng chủ yếu là hoạt động cho vay nhưng trong năm tín dụng tăng thấp làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Năm 2012 tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, tác động nợ xấu, loạn giá vàng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều TCTD làm ăn thua lỗ2. Tiếp đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm cũng là nhân tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh đó chi phí hoạt động cao, trong đó có chi phí nhân viên đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận ngân hàng giảm. Nhìn chung hoạt động trong năm 2013 của Agribank Cái Răng có những khởi sắc tích cực, rút ra những bài học từ năm trước đó Agribank thực hiện tiết kiệm nhiều chi phí ngoài ra ngân hàng đẩy mạnh nguồn thu từ việc đa dạng hóa các sản phẩm dich vụ, tăng cường các khoản tín dụng có chất lượng để tối đa hóa thu nhập tối thiểu hóa chi phí cho vay. Đến 6TĐN 2014 lợi nhuận có sự sụt giảm so với cùng kỳ, 6TĐN mức tăng trưởng tín dụng còn thấp, tuy thu nhập tăng nhưng chi phí của ngân hàng tăng nhiều hơn.
Từ những phân tích trên cho thấy Agribank Cái Răng đã đối mặt với những khó khăn trong kinh doanh nhưng ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách tiết kiệm chi phí nhờ những nỗ lực từ phía ban lãnh đạo cũng như CBNV ngân hàng, thực hiện những chỉ đạo kịp thời của ngân hàng cấp trên, đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm giải quyết những khó khăn, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước... tín dụng Agribank Cái Răng có sự tăng trưởng, điều này hứa hẹn lợi nhuận của chi nhánh sẽ có bước khởi sắc.
3.3. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG
Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, để cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục thì cần phải có tư liệu sản xuất. Ngân hàng cũng vậy và được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: