Nhìn chung, nguồn vốn huy động của ngân hàng gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và giấy tờ có giá. Năm 2011 tiền gửi không kỳ hạn đạt 27.216 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn đạt 285.726 triệu đồng và giấy tờ có giá là 7.668 triệu đồng. Trong tiền gửi có kỳ hạn thì chủ yếu là vốn ngắn hạn, do đó gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc cho vay vì nguồn vốn không ổn định, không thể cho vay trung dài hạn nhiều, lại phải trích lập dự trữ thanh khoản cao dẫn đến giảm sút lợi nhuận, bên cạnh những khó khăn đối với nguồn huy động vốn ngắn hạn hạn thì cũng có một ưu điềm là chi phí lãi thấp, nguồn tiền gửi dồi dào do ngân hàng có nhiều khách hàng, nguyên nhân là do thị trường nhiều biến động, giá xăng, dầu, điện nước và một số mặt hàng chủ yếu trong cuộc sống thường ngày cũng tăng vì thế gửi tiền ngắn hạn là ưu thế lựa chọn của khách hàng và bên cạnh đó thì nguồn tiền gửi ngắn hạn đảm bảo thanh khoản cho hoạt động kinh doanh của các TCKT.
Năm 2012, nhìn chung thì huy động vốn của chi nhánh vẫn tăng 29,97% đạt 388.121 triệu đồng; trong đó, tiền gửi có kỳ hạn tăng 12,31%, không kỳ hạn tăng 39,31% , giấy tờ có giá tăng 191,71%. Đến năm 2013, vẫn tiếp tục tăng mạnh nhất là tiền gửi có kỳ hạn 33,15%, tiền gửi không kỳ hạn 17,74%. Trong năm 2012 và 2013 nhằm kiềm chế sự bất ổn của thị trường tiền tệ, tránh việc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư vay vốn với lãi suất thấp hơn, NHNN đã 6 lần hạ trần lãi suất huy động, đưa lãi suất từ 14% xuống còn 8% vào cuối năm 2012 đồng thời siết chặt việc thanh tra kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp đẩy lãi suất vượt trần, đến năm cuối năm 2013 lãi chỉ còn 6%. Đạt được những kết quả trên một phần là do thị trường có những chuyển biến tích cực, lạm phát được kiềm chế, thị trường vàng và bất động sản kém hấp dẫn nên người dân cũng chuyển sang kênh ngân hàng nhiều hơn, một phần khác là nhờ sự cố gắng trong công tác huy động vốn, nhờ sự đa dạng các gói tiền gửi, các chương trình khuyến mãi, các chính sách chăm sóc khách hàng của chi nhánh. Bên cạnh đó, ngân hàng nên hạn chế phát hành giấy tờ có giá vì nhìn chung việc phát hành sẽ tốn nhiều chi phí hơn việc huy động tiền gửi nó sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng.
3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 3.4.1. Thuận lợi
Agribank Cái Răng nằm ở vị trí thuận lợi ngay trung tâm quận Cái Răng, có nhiều điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh như : dân cư đông đúc (dân số quận Cái Răng là 77.299 người), giao thông thuận tiện cả
đường thủy và đường bộ cửa ngõ giao lưu của TP.Cần Thơ, trên địa bàng có 2 khu công nghiệp (khu công nghiệp Hưng Phú I và II), kết cấu hạ tầng diện mạo đô thị quận ngày càng hoàn chỉnh.
Ngân hàng luôn được sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Agribank thành phố và luôn được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền quận Cái Răng trong hoạt động của ngân hàng.
Là một trong những ngân hàng đầu tiên có mặt tại quận Cái Răng nên Agribank có nhiều kinh nghiệm, tạo được uy tín cho người dân và lượng khách hàng đông đảo.
Có đội ngũ lãnh đạo sáng suốt, kinh nghiêm. Có nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao am hiểu về địa bàn và khách hàng, năng động và đầy sáng tạo; kèm theo là thái độ phục vụ ân cần, lịch sự, nhiệt tình của cán bộ tạo sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng. Đặc biệt là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau đưa chi nhánh ngày càng phát triển.
3.4.2. Khó khăn
Trên địa bàn có nhiều ngân hàng hoạt động nên áp lực cạnh tranh rất lớn cả trong hoạt động tín dụng và huy động vốn dẫn đến những khó khăn trong thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động của ngân hàng còn bị nhiều chi phối bởi tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn và các chính sách tài chính – tiền tệ của NNHN.
Công tác thông tin, tuyên truyền và tiếp thị cho thương hiệu của ngân hàng còn hạn chế chưa được đẩy mạnh. Vì vậy, chưa quảng bá thương hiệu nâng cao vị thế đối với khách hàng truyền thống và tiềm năng.
Sản phẩm dịch vụ đa dạng nhưng có tính đồng nhất, lại không nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh nên gặp không ít những hạn chế trong việc hấp dẫn khách hàng. Thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ tín dụng, trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay nên khả năng sảy ra rủi ro cũng rất cao.
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CÁI RĂNG-CẦN THƠ
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG AGRIBANK GIAI ĐOẠN 2011 – 6TĐN 2014
Như đã biết, nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong toàn bộ tài sản có của ngân hàng. Đây là hoạt động đóng góp nhiều nhất vào thu nhập của ngân hàng. Trong những năm vừa qua, được sự hỗ trợ tích cực từ hội sở và các cấp chính quyền, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Răng - Cần Thơ đã xây dựng cho mình những chiến lược tín dụng phù hợp giúp thu hút ngày càng đông lượng khách hàng vay vốn. Tuy còn gặp không ít khó khăn nhưng cơ bản vẫn gặt hái được một số thành công nhất định.
Từ khi mới thành lập cho đến nay Chi nhánh luôn thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình, điều hòa từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn. Sau khi huy động vốn, chi nhánh sẽ nhanh chóng tìm biện pháp sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Hoạt động cho vay là hình thức đầu tư chủ yếu của ngân hàng, cũng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thuận lợi. Ngân hàng cung cấp tín dụng để bù đắp những thiếu hụt tạm thời của hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động kinh doanh, mở rộng qui mô,... của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 do tác động của nhiều yếu tố nên các chỉ tiêu tín dụng của ngân hàng biến động liên tục. Sau đây là tình hình diễn biến của một số chỉ tiêu tín dụng tại Ngân hàng.
Để phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét các bảng số liệu sau:
Bảng 4.1: Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank Cái Răng từ năm 2011 đến 6TĐN 2014
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 557.793 580.336 528.921 273.424 264.062 22.543 4,04 (51.415) (8,86) (9.362) (3,42) Doanh số thu nợ 484.001 542.889 483.196 242.646 273.024 58.888 12,17 (59.693) (11,00) 30.378 11,13 Dư nợ 363.088 400.535 446.260 431.313 437.298 37.447 10,31 45.725 11,42 5.985 1,39 Nợ xấu 3.358 4.664 4.969 5.323 8.278 1.306 38,89 305 6,54 2.955 35,70
4.1.1. Doanh số cho vay
Từ bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay của chi nhánh qua 3 năm có nhiều biến động. Năm 2011, doanh số cho vay đạt 557.793 triệu đồng. Năm 2012, DSCV tăng trưởng thấp 4,04% so với năm 2011. Một số lý do khiến doanh số cho vay của Agribank tăng trưởng thấp là: thứ nhất, là lãi suất cho vay còn cao (khoảng 12-15%), đây là rào cản lớn với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải rất cân nhắc quyết định vay vốn ngân hàng để sản suất, kinh doanh. Khi vay với lãi suất cao như vậy, thì hiệu quả đầu tư, kinh doanh mang lại cũng sẽ thấp hoặc không hiệu quả; thứ hai, là nền kinh tế vẫn còn khó khăn, khiến các doanh nghiệp không dám vay vốn; thứ ba, là ngân hàng vẫn còn dè chừng cung nguồn vốn ra bên ngoài.
Năm 2013, thị trường tài chính trong nước gặp nhiều khó khăn, vấn đề nợ xấu còn chưa được giải quyết, các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn (ví dụ như công ty An Khang – khu công nghiệp Trà Nóc) do hàng tồn kho tăng cao cho nên mặc dù huy động được khá nhiều nhưng chi nhánh vẫn dè chừng trong việc cho vay và hạn chế các khoản tín dụng mới; nhất là những thành phần hộ kinh doanh cá thể không đủ kinh nghiệm quản lý, mô hình kinh doanh truyền thống, nhỏ lẻ dễ dẫn đến thiệt hại, thua lỗ dẫn đến tâm lý e ngại, không dám hoặc không đủ khả năng tiếp tục kinh doanh, do đó doanh số cho vay giảm 8,86% chỉ đạt 528.921 triệu đồng. Tuy nhiên điều này cũng là hợp lý để đảm bảo an toàn cho ngân hàng trước những diễn biến phức tạp của thị trường. Bước sang 6TĐN 2014, tình hình kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, doanh số cho vay giảm 3,42% so với cùng kỳ năm 2013 nguyên nhân do doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều phương án phát triển sản xuất, kinh doanh khả thi để có thể vay vốn ngân hàng. Nhưng theo dự báo tình hình vốn vay sẽ được cải thiện do lãi suất cho vay tại các ngân hàng đều đã giảm (trung bình các món vay ở mức 8%/năm). Đồng thời đây cũng là thời gian doanh nghiệp đề xuất được các dự án vay vốn khả thi hơn.
4.1.2. Doanh số thu nợ
Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng trong thời gian qua có sự thay đổi theo nhiều hướng khác nhau và cùng chiều với doanh số cho vay. Doanh số thu nợ năm 2011 là 484.001 triệu đồng. Đến năm 2012, doanh số cho vay tăng ít nhưng doanh số thu nợ cũng tăng lên đáng kể. Về quy mô, doanh số thu nợ năm này tăng thêm 58.888 triệu đồng lên 542.889 triệu đồng, tức tăng 12,17% so với năm 2011. Trong năm 2012, chính phủ hỗ trợ tạo cơ hội lớn cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế như cải thiện môi trường kinh
cứu trợ cho lĩnh vực bất động sản và mức lãi suất bắt đầu giảm góp phần tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế khởi sắc hơn, qua đó làm doanh số thu nợ tăng.
Đến năm 2013, doanh số thu nợ giảm còn 483.196 triệu đồng, tương đương giảm 11% so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng âm và hầu như tương đương với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay. Việc giảm doanh số thu nợ, thứ nhất, là do doanh số cho vay giảm thu nợ đương nhiên ít hơn; thứ hai, vì năm việc thu nợ gặp rất nhiều khó khăn, nợ xấu trong năm này thuộc dạng cao nhất trong ba năm trở lại đây.Bước sang 6TĐN 2014, nền kinh tế có bước chuyển biến mới tuy không nhiều nhưng cũng cho thấy nền kinh tế đang chuyển biến một cách tích cực: hiện lạm phát được kiểm soát ở mức thấp và ổn định hơn, GPD tăng trưởng lại, thanh khoản của ngân hàng cũng tăng...vì vậy việc thu hồi nợ của chi nhánh cũng có sự chuyển biến tích cực hơn 6TĐN 2013. Điều này hứa hẹn công tác thu nợ của ngân hàng trong năm sẽ khả quan hơn trong nền kinh tế đang có sự hồi phục này.
4.1.3. Dƣ nợ
Ta đã biết, dư nợ trong năm phụ thuộc hoàn toàn vào dư nợ của năm trước, doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong năm. Do đó, để phân tích về dư nợ, cần liên hệ với các chỉ tiêu trên. Năm 2011, doanh số thu nợ lớn hơn rất nhiều so với doanh số cho vay, kéo dư nợ trong năm xuống chỉ đạt 363.088 triệu đồng. Năm 2012, dư nợ tăng 9,35% so với năm 2011. Có thể thấy rằng tuy doanh số thu nợ giảm nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, điều này cũng dễ nhận ra bởi tuy tốc độ tăng doanh số cho vay không đáng kể nhưng bên cạnh đó thì doanh số thu nợ lại giảm. Sang năm 2013, dư nợ tăng 11,42%. Nguyên nhân trong năm 2013 do nền kinh tế còn nhiều khó khăn nên trong năm ngân hàng hạn chế cho vay và tăng cường công tác thu nợ, thêm vào đó trong năm DSTN giảm nhưng ít hơn DSCV nên dư nợ có phần tăng.
4.1.4. Nợ xấu
Là một tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng là người chịu nhiều rủi ro nhất bởi nếu bất kỳ khách hàng nào gặp những rủi ro từ những biến động trong nền kinh tế thị trường thì đều có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đó cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Chính vì vậy, sự tồn tại nợ quá hạn hay nợ xấu trong các ngân hàng là điều không thể tránh khỏi nhưng làm sao để cho nợ xấu ở ngưỡng cho phép là điều mà các ngân hàng cần quan tâm.
đồng, tương ứng tăng 38,89%. Trong nước, nhiều doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng cao, hàng tồn kho tăng, nhiều doanh nghiệp làm ăn không có lợi nhuận thậm chí còn thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, công tác thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn do các tầng lớp dân cư không có tiền trả nợ. Nhưng để nợ xấu tăng nhanh và đột biến sẽ tác động rất xấu tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cả uy tín và lợi nhuận đều giảm sút. Đây không phải là kết quả mà ngân hàng mong muốn, xong đi kèm theo lợi nhuận là những rủi ro, mà rủi ro hiện nay đó là nợ xấu. Làm sao để giảm và duy trì nợ xấu ở mức ổn định và an toàn là vấn đề cần giải quyết của hệ thống ngân hàng cả nước chứ không riêng gì Agribank. Qua đây cho thấy công tác thu hồi nợ chưa được thực hiện tốt, vì vậy chi nhánh cần nỗ lực trong công tác thu hồi nợ để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, làm tăng uy tín và vị thế của ngân hàng.
Tuy nhiên, sang năm 2013 nợ xấu tiếp tục có dấu hiệu gia tăng 6,54% đưa nợ xấu đạt mức 4.969 triệu đồng. Qua đây cho thấy công tác thu hồi nợ chưa được thực hiện tốt, vì vậy chi nhánh cần nỗ lực trong công tác thu hồi nợ đề nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, làm tăng uy tín và vị thế của ngân hàng trong lòng người dân. Do đó, ngân hàng cần kịp thời đưa ra các biện pháp kiềm chế và xử lý vấn đề này một cách triệt để hơn. Năm 2014, nền kinh tế có chuyển biến tích cực, nhưng nợ xấu trong 6TĐN 2014 bắt đầu dấu hiệu tăng nhanh. Đây là hồi chuông báo động cảnh báo cho ngân hàng không thể chủ quan, vì còn rất nhiều rủi ro tiềm ẩn chực chờ bộc phát. Do đó, ngân hàng nên xây dựng phương án xử lý một cách cụ thể, nhanh chóng và tiết kiệm để thu hồi nguồn vốn cho vay nhanh chóng không gây ra nhiều thiệt hại cho ngân hàng trong tương lai gần.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÁI RĂNG - CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 6TĐN 2014
4.2.1. Doanh số cho vay
Cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Nhưng trong nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì việc cung nguồn vốn ra thị trường sao cho vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn là thách thức lớn đối với mọi ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn
Nhìn chung giai đoạn từ năm 2011 đến 6TĐN 2014, doanh số cho vay của chi nhánh có nhiều biến động. Trong đó, khoản tín dụng ngắn hạn luôn
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn của Agribank Cái Răng từ năm 2011 đến 6TĐN 2014
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T2013