Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng cần thơ (Trang 36)

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ trong đó tiền là nguyên liệu chính trong việc tạo ra sản phẩm ngân hàng. Hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của ngân hàng là hoạt động huy động vốn. Do đó, tình hình hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình huy động vốn của chính ngân hàng đó.

Là một chi nhánh trực thuộc hệ thống ngân hàng NN&PTNTVN, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Agribank – Cái Răng có liên hệ trực tiếp với ngân hàng hội sở. Trong quá trình kinh doanh, nếu nguồn vốn huy động được của chi nhánh lớn hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được điều chuyển về hội sở để hỗ trợ cho những chi nhánh khác đang trong tình trạng thiếu vốn. Ngược lại, nếu chi nhánh Agribank Cái Răng thiếu vốn để cho vay thì cũng nhận được sự hỗ trợ vốn từ hội sở để quá trình hoạt động được liên tục. Trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Agribank – Cái Răng đã hoàn thành rất tốt công tác huy động vốn. Đạt được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng, những chiến lược kinh doanh phù hợp, những gói sản phẩm tiện ích, thỏa mãn nhu cầu khách hàng cùng những chính sách, những chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.

 Vốn huy động

Qua bảng số liệu ta thấy mặc dù trong những năm vừa qua tình hình kinh tế có nhiều biến động, song công tác huy động vốn của Agribank vẫn hoàn thành ngoài mong đợi. Nguồn vốn huy động dồi dào và tăng qua các năm, nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2011, VHĐ chiếm 84,02% trong tổng nguồn vốn. Năm 2012 VHĐ tăng 21,06% đạt mức 388.121 triệu đồng, chiếm tỷ trọng hơn 92,41% trong tổng nguồn vốn. Tuy có sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất giữa các ngân hàng của địa bàn cộng thêm việc người dân đầu cơ vàng, nhưng nhìn chung nguồn VHĐ của chi nhánh vẫn được duy trì và tăng ngoài mong đợi. Sang năm 2013, tuy lãi suất huy động không còn cao so với những năm trước nhưng bằng việc tích cực tìm kiếm nguồn vốn mới, thâm nhập sâu hơn vào thị trường, triển khai chiến lược phân khúc thị trường…cùng nhiều ưu đãi và các chính sách chăm sóc khách hàng khác, VHĐ của Agribank – Cái Răng tăng 29,97% so với năm 2012 đạt mức 504.437 triệu đồng. Việc gia tăng vốn huy động làm tăng tiềm lực và uy tín của ngân hàng, song việc cân đối giữa huy động và sử dụng vốn là vô cùng quan trọng vì nếu ngân hàng chỉ huy động mà không cho vay sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa và lãng phí nguồn vốn, vừa tốn chi phí bảo

quản, vừa tốn chi phí trả lãi tiền vay làm giảm sút lợi nhuận của chi nhánh vì vậy phải cân đối cho hợp lý.

 Vốn điều chuyển

Nguồn vốn huy động của Agribank – Cái Răng luôn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn. Vì thế vốn điều chuyển từ hội sở ngày càng ít đi giúp ngân hàng tiết kiệm được nhiều chi phí. Agribank – Cái Răng nằm ở vùng có nền kinh tế năng động, phát triển, dân cư đông đúc, cán bộ tín dụng nhiệt tình, am hiểu về địa bàn và khách hàng, có điều kiện thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ công chúng. Do đó vốn huy động được chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2011, Agribank – Cái Răng nhận điều chuyển 60.945 triệu đồng từ hội sở, chiếm hơn 15,97% nguồn vốn của chi nhánh. Nguồn vốn điều chuyển này góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn ở chi nhánh. Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, cũng như vấn đề khát vốn trên thị trường thì nguồn vốn điều chuyển này có vai trò rất lớn trong việc duy trì hoạt động tín dụng của các chi nhánh. Năm 2012, nguồn vốn huy động tăng trưởng khá cao với mức tăng tăng trưởng 21,06% so với năm 2011, để phục vụ hoạt động tín dụng của chi nhánh, năm 2012 chi nhánh nhận thêm 31.873 triệu đồng vốn điều chuyển từ hội sở, tuy nhiên vốn điều chuyển mà chi nhánh nhận giảm hơn 47,7%. Đây cũng là bằng chứng cho thấy chi nhánh luôn cố gắng tăng nguồn VHĐ và giảm nhanh tỷ lệ nhận vốn điều chuyển từ hội sở. Sang năm 2013, lãi suất đã hạ nhiệt nhưng vốn huy động tăng trưởng nhanh chóng ngoài mức mong đợi của ngân hàng. Đạt kết quả như trên cũng là do một phần sự can thiệp của NHNN làm cho giá vàng vào những tháng cuối năm 2012 đi vào ổn định không còn cao như trước người dân chuyển sang gửi tiết kiệm nhiều hơn. Do đó, vốn điều chuyển của ngân hàng năm 2013 chỉ còn 9.171 triệu đồng giảm 71,23% so với năm 2012. Trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay, việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn như thế là rất tốt, mở đầu cho bước tiến mới trong hoạt động của ngân hàng, không còn phụ thuộc vào hội sở và có thể chủ động nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Sáu tháng đầu năm 2014, mặc dù nền kinh tế vẫn đang khó khăn nhưng với những nỗ lực của toàn thể cán bộ, bằng kinh nghiệm trong nhiều năm kinh doanh và uy tín của mình, đặc biệt là chiến lược phân khúc thị trường và phân loại khách hàng nên chi nhánh cũng gặt hái nhiều thành công trong việc huy động vốn. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng vì ngân hàng đã dần biết tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho vay, đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cái răng cần thơ (Trang 36)