Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 38)

- Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn, tên tiếng Anh là Saigon Commercial Bank và tên thương hiệu là SCB có hội sở chính đặt tại 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Tp. HCM.

- Kể từ ngày 1/1/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (hợp nhất) là 10.584 tỷ đồng và tăng lên 12.295 tỷ đồng vào cuối tháng 09/2013.

- Mạng lưới hoạt động: với hơn 230 điểm giao dịch trên khắp đất nước. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB (sau hợp nhất)

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB (sau hợp nhất) được cấp giấy phép và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2012.

- Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô, phát triển vượt bậc về công nghệ, nhân lực, mạng lưới chi nhánh,… để SCB nhanh chóng trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Từ đó, SCB có thể cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho cổ đông.

2.1.1.2. Lịch sử các Ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất - Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - SCB

+ Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 và đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

+ SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt Nam. Với các chính sách linh hoạt và sản phẩm

dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng.

+ Tính đến cuối 09/2011, ngân hàng TMCP Sài Gòn có vốn điều lệ lớn nhất trong 3 ngân hàng sắp hơp nhất với 4.185 tỷ đồng và mạng lưới hoạt động hơn 120 điểm giao dịch trên khắp cả nước.

- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa

+ Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩatiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập năm 1992. Đếnngày 18/01/2006, được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

+ Tính đến cuối tháng 9/2011, ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa có vốn điều lệ đạt 3.399 tỷ VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng vớimạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

+ Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa đã gặp không ít những khó khăn. Tuy nhiên với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của các ngân hàng thương mại, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành đã nỗ lực không ngừng và cùng toàn thể cán bộ nhân viên chung sức đoàn kết khắc phục những khó khăn và từng bước đưa Ngân hàng phát triển một cách mạnh mẽ về lượng và chất trong những năm gần đây.

- Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đệ Nhất (Ficombank)

+ Ngân hàng TMCP Đệ Nhất được thành lập năm 1993. Tính đến 30/09/2011, Ficombank có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ VNĐ và mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.

+ Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Ficombank trải qua không ít khó khăn nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển và đã đạt được những thành tựu đáng kể.

2.1.2. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn 2.1.2.1. Huy động vốn

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn huy động (2009 -2013)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ 2009 2010 2011 2012 2013

trọng Giá trị trọng Giá trị Tỷ trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Tổng nguồn vốn 48.902 100% 54.439 100% 112.508 100% 124.931 100% 167.414 100% Huy động thị trường 1 33.944 69% 44.170 81% 78.609 70% 106.712 85% 148.994 89% Huy động thị trường 2 14.958 31% 10.269 19% 33.899 30% 18.219 15% 18.419 11%

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, báo cáo hoạt động kinh doanh SCB 2013

Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng/giảm nguồn vốn huy động qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Tăng/giảm 2010/2009 Tăng/giảm 2011/2010 Tăng/giảm 2012/2011 Tăng/giảm 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng nguồn vốn 5.537 11% 58.069 107% 12.423 11% 42.483 34% Huy động thị trường 1 10.226 30% 34.439 78% 28.103 36% 42.282 39,6% Huy động thị trường 2 -4.689 -31% 23.630 230% -15.680 -46% 200 1%

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, báo cáo hoạt động kinh doanh SCB 2013

- Nguồn vốn huy động cuối năm 2010 đạt 54.439 tỷ đồng, tăng 5.537 tỷ đồng (tỷ lệ tăng tương đương 11%) so với cùng kỳ 2009. Trong đó, mặc dù nguồn vốn huy động từ TCTD và nguồn khác (nguồn huy động từ thị trường 2) giảm 4.689 tỷ đồng (tỷ lệ giảm 31%) từ 14.958 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 10.269 tỷ đồng năm 2010, nhưng nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT (nguồn vốn huy động từ thị trường 1) tăng10.226 tỷ đồng (tăng 30%) từ 33.944 tỷ

đồng lên mức 44.170 tỷ đồng (2010). Điều này đã góp phần làm cho tổng nguồn vốn huy động cuối năm 2010 tăng so với 2009 và cải thiện cơ cấu nguồn huy động thị trường 1 và thị trường 2 theo hướng tích cực hơn với tỷ lệ 81:19 (so với 2009, tỷ lệ này là 69:31).

- Cuối năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của SCB đạt 112.508 tỷ đồng, tăng 58.069 tỷ đồng (tỷ lệ tăng tương đương 107%) so với 31/12/2010. Trong đó, nguồn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng 34.439(tỷ lệ tăng tương đương 78%) đạt mức 78.609 tỷ đồng và nguồn huy động từ tổ chức tín dụng và nguồn khác tăng 23.630 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 230%) đạt mức 33.899 tỷ đồng. Có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động của SCB tăng cao vào cuối năm 2011 là do cả nguồn huy động từ thị trường 1 và thị trường 2 đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nguồn vốn huy động từ thị trường 2 nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của thị trường 1 đã làm cơ cấu nguồn vốn huy động thay đổi đáng kể. Nếu như cuối năm 2010, cơ cấu nguồn vốn huy động thị trường 1: thị trường 2 là 81:19 thì sang năm 2011 cơ cấu này theo chiều hướng xấu hơn với tỷ lệ là 70:30. Với cơ cấu nguồn vốn này, thể hiện sự bấp bênh trong nguồn vốn huy động, cần được cải thiện.

Một nguyên nhân sâu xa của sự gia tăng đột biến trong cả nguồn vốn huy động thị trường 1, thị trường 2 và tổng nguồn vốn huy động là sự kiện hợp nhất 3 ngân hàng vào cuối năm 2011. Nguồn vốn huy động của SCB hợp nhất lúc này là tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng SCB cũ, ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và ngân hàng Đệ Nhất.

- Kể từ 01/01/2012 ngân hàng SCB hợp nhất đi vào hoạt động. Tính đến cuối năm 2012, SCB đã cải thiện được cơ cấu nguồn vốn huy động thị trường 1: thị trường 2 theo hướng tích cực hơn với tỷ lệ 85:15 so với thời điểm hợp nhất con số này là 70:30. Để cải thiện cơ cấu nguồn vốn này, SCB đã giảm nguồn huy động thị trường 2 là 15.680 tỷ đồng (tỷ lệ giảm là 46%) từ 33.899 tỷ đồng (cuối 2011) xuống còn 18.219 tỷ đồng (cuối 2012) và thực hiện các giải pháp tăng nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT (thị trường 1) là 28.103 tỷ đồng

về giá trị (tỷ lệ tăng tương đương 36%) với mức tăng này, con số nguồn vốn huy động thị trường 1 của SCB vào cuối 2012 đạt 106.712 tỷ đồng. Tính chung, tổng nguồn vốn huy động SCB năm 2012 đạt 124.931 tỷ đồng tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Khả năng tăng trưởng mạnh và ổn định của nguồn vốn huy động đã góp phần củng cố và gia tăng thanh khoản của ngân hàng, giúp SCB đảm bảo cao nhất khả năng chi trả; đồng thời trên cơ sở nguồn vốn huy động tăng thêm này, SCB đã thực hiện hoàn trả tổng cộng 10.855 tỷ đồng đối với các khoản vay tái cấp vốn từ Ngân hàng nhà nước và trên 15.648 tỷ đồng đối với các khoản huy động từ TCTD khác.

- Cuối năm 2013, tổng nguồn vốn huy động SCB đạt 167.414 tỷ đồng tăng 42.483 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 34% so cùng kỳ năm trước.

- Như vậy, tổng nguồn vốn huy động của SCB trước và sau hợp nhất từ 2009 - 2013 đều tăng qua các năm khoảng 11% mỗi năm. Chỉ riêng năm 2011, tổng nguồn vốn tăng đột biến 58.069 tỷ đồng với tỷ lệ tăng khoảng 107%so với năm 2010, nguyên nhân là do sự kiện hợp nhất 3 ngân hàng (SCB, TinNghia Bank và Ficombank). Số liệu vào ngày 31/12/2011 là số hợp nhất của cả 3 ngân hàng và năm 2013 tăng 39,4% do SCB đã dần ổn định các mặt hoạt động và tăng khả năng huy động vốn.

2.1.2.2. Sử dụng vốn

- Hoạt động cấp tín dụng là một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho SCB. Qua bảng số liệu bên dưới cho thấy dư nợ cho vay không ngừng tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay (2009-2013)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ 2009 2010 2011 2012 2013 trọng Giá trị trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tỷ Tổng dư nợ

cho vay 31.310 100% 33.178 100% 66.070 100% 88.155 100% 88.991 100% Khách hàng

Khách hàng

doanh nghiệp 13.244 42% 14.119 43% 25.376 38% 19.076 22% - -

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB

Bảng 2.4: Tỷ lệ tăng/giảm dư nợ cho vay qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Tăng/giảm 2010/2009 Tăng/giảm 2011/2010 Tăng/giảm 2012/2011 Tăng/giảm 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng dư nợ cho vay 1.868 6% 32.892 99% 22.085 33% 836 0,9% Khách hàng cá nhân 993 5% 21.635 114% 28.385 70% - - Khách hàng doanh nghiệp 875 7% 11.257 80% -6.300 -25% - -

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB

Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm (2009 -2013)

- Tổng dư nợ cho vay tính đến thời điểm cuối năm 2010 đạt 33.178 tỷ đồng, tăng 1.868 tỷ đồng (tỷ lệ tăng tương đương 6%) so với cùng kỳ 2009. Trong đó, dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân là 19.059 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 57%) tăng 993 tỷ đồng (tỷ lệ tăng nhẹ khoảng 5%) và dư nợ cho vay đối

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2009 2010 2011 2012 2013 31,310 33,178 66,070 88,155 88,991 Tỷ đồng

Tổng dư nợ cho vay Dư nợ cho vay KH cá nhân

Dư nợ cho vay KH doanh nghiệp

với khách hàng doanh nghiệp đạt 14.119 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 43%) tăng 875 tỷ đồng (tỷ lệ tăng tương đương 7%) so với cùng kỳ 2009.

- Cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay đạt 66.070 tỷ đồng tăng 32.892 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 99%) so với 2010.Trong đó dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 40.694 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 62%) tăng 21.635 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 114%) và dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là 25.376 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 38%) tăng 11.257 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 80%) so với năm 2010.

Nguyên nhân dư nợ cho vay năm 2011 tăng đột biến đến 99% so với năm trước là sự kiện hợp nhất 3 ngân hàng vào cuối năm 2011. Số liệu vào ngày 31/12/2011 là số hợp nhất của cả 3 ngân hàng.

- Tính đến 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay của SCB đạt mức 88.155 tỷ đồng, tăng 22.085 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33% so với đầu năm. Các khoản nợ nêu trên chủ yếu được cơ cấu theo hướng chuyển từ dư nợ ngắn hạn sang dư nợ trung dài hạn. Do đó, cơ cấu dư nợ cho vay của SCB trong năm 2012 cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng đối với dư nợ ngắn hạn; thay vào đó, dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng về tỷ trọng.

- Cuối năm 2013, dư nợ tín dụng đạt 88.991 tỷ đồng tăng 836 tỷ đồng, tỷ lệ tăng nhẹ 0,9% so cùng kỳ năm trước.

2.1.2.3. Thanh toán quốc tế

Bảng 2.5: Tình hình hoạt động TTQT giai đoạn 2009 -2013

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ 2009 2010 2011 2012 2013 trọng Giá trị trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tỷ Doanh số TTQT 381 100% 229 100% 186 100% 170 100% 266 100% Doanh số XK 102 27% 130 57% 76 41% 102 60% 121 45% Doanh số NK 278 73% 99 43% 110 59% 68 40% 145 55%

Bảng 2.6: Tỷ lệ tăng/giảm doanh số TTQT qua các năm

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu Tăng/giảm 2010/2009 Tăng/giảm 2011/2010 Tăng/giảm 2012/2011 Tăng/giảm 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh số TTQT -152 -40% -43 -19% -16 -9% 96 57%

Doanh số XK 28 27% -54 -42% 26 34% 19 19%

Doanh số NK -179 -64% 11 11% -42 -38% 77 113%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT SCB

- Doanh số TTQT của SCB năm 2009 đạt 381 triệu USD được xem là đỉnh cao trong giai đoạn xem xét, trong đó doanh số thanh toán XK đạt 102 triệu USD (chiếm tỷ trọng 27%) và doanh số thanh toán NK đạt 278 triệu USD (chiếm tỷ trọng khá cao 73%).

- Sang năm 2010, doanh số TTQT đạt 229 triệu USD, giảm 152 triệu USD (tỷ lệ giảm mạnh 40%) so với 2009. Trong đó, mặc dù doanh số thanh toán XK đạt 130 triệu USD (chiếm tỷ trọng 57%) tăng 28 triệu USD (tỷ lệ tăng tương đương 27%), tuy nhiên không đủ bù đắp phần giảm mạnh của doanh số thanh toán nhập khẩu đã kéo theo tổng doanh số TTQT cả năm giảm, doanh số thanh toán NK chỉ đạt 99 triệu USD (chiếm tỷ trọng 43%) giảm 179 triệu USD (tỷ lệ giảm 64%).

- Năm 2011, doanh số TTQT tiếp tục giảm, giá trị chỉ đạt 186 triệu USD giảm 43 triệu USD so với 2010 (mức giảm tương đương 19%).Trong đó, nếu như trong năm 2010 doanh số thanh toán XK tăng và doanh số thanh toán NK giảm thì sang năm 2011, hai chỉ tiêu này hoàn toàn ngược lại, doanh số thanh toán XK chỉ đạt 76 triệu USD, giảm mạnh 54 triệu USD (tỷ lệ giảm 42%), doanh số thanh toán NK tăng nhẹ 11 triệu USD, mức tăng 11%, tuy nhiên mức tăng của doanh số thanh toán NK không đủ bù đắp mức giảm của doanh số thanh toán XK đã làm cho tổng doanh số TTQT tiếp tục giảm.

- Một năm hoạt động sau hợp nhất, cuối năm 2012 doanh số TTQT của SCB đạt 170 triệu USD giảm nhẹ khoảng 16 triệu USD (tương đương mức giảm 9%) so với trước hợp nhất. Trong kỳ này, doanh số thanh toán XK và NK có sự

đảo chiều, doanh số thanh toán XK đạt 102 triệu USD tăng 26 triệu USD (tỷ lệ tăng 34%) và doanh số thanh toán NK chỉ đạt 68 triệu USD mức giảm 38% so với đầu năm.

- Cuối năm 2013, doanh số thanh toán quốc tế của đạt 266 triệu USD, tăng 96 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng 57%. Trong đó, doanh số nhập khẩu đạt 121 triệu USD (chiếm tỷ trọng 45% so tổng doanh số TTQT) tăng 19 triệu USD, và doanh số xuất khẩu tăng mạnh lên 145 triệu USD (nâng tỷ trong 55% so tổng doanh số TTQT) tăng 77 triệu USD, tốc độ tăng 113% so với năm ngoái. Đây cũng là kết quả tích cực cho bước đầu phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại SCB.

- Việc doanh số thanh toán XK và NK tăng giảm không ổn định có thể được giải thích là do tùy vào từng giai đoạn SCB tìm kiếm được khách hàng sử dụng chủ yếu là hoạt động NK hay XK. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)