Phát triển hoạt độngtài trợxuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 27)

- Phát triển hoạt động tài trợ XNK là sự gia tăng doanh số tài trợ, mở rộng về quy mô hoạt động, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và bán sản phẩm dịch vụ tài trợ XNK.

- Hoạt động tài trợ XNK bao gồm 2 hoạt động chính là tài trợ nhập khẩu và tài trợ xuất khẩu. Do đó, sự gia tăng doanh số tài trợ XNK của ngân hàng bao gồm việc đẩy mạnh tăng doanh số mảng tài trợ nhập khẩu (như doanh số phát hành L/C nhập khẩu, doanh số cho vay nhập khẩu, doanh số chấp nhận hối phiếu trả chậm, bảo lãnh nước ngoài,…) và doanh số mảng tài trợ xuất khẩu (như doanh số cho vay xuất khẩu, doanh số chiết khấu hối phiếu, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, doanh số bao thanh toán xuất khẩu,…).

- Sự mở rộng quy mô hoạt động bao gồm mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng XNK và mạng lưới ngân hàng đại lý nhằm hỗ trợ tốt cho hoạt động XNK của khách hàng.

- Tài trợ XNK đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng, để đánh giá sự phát triển hoạt động tài trợ XNK của NHTM ở hiện tại cũng như khả năng phát triển trong tương lai ta dựa vào một số chỉ tiêu định lượng và định tính như doanh số, quy mô, nhân lực, định hướng phát triển,….

1.4.2. Những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 1.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu chủ yếu 1.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu chủ yếu

1.4.2.1.1. Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu

- Khi xem xét đến phát triển hoạt động tài trợ XNK, ta quan tâm đầu tiên là phát triển về doanh số. Doanh số tài trợ XNK của một ngân hàng là tổng giá trị những khoản cấp tín dụng cho khách hàng với mục đích phục vụ cho hoạt động XNK trong thời kỳ nhất định (thường trong 1 năm). Doanh số tài trợ XNK bao gồm tổng giá trị những khoản cấp tín dụng sau:

+ Giá trị những khoản giải ngân cho khách hàng vay với mục đích thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, hàng hoá, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, …. để sản xuất kinh doanh trong nước hoặc sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, những khoản cho vay phục vụ mục đích thu gom hàng hoá, nguyên, nhiên vật liệu,… để sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu;

+ Giá trị những khoản bảo lãnh, phát hành thanh toán L/C nhập khẩu;

+ Giá trị chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu;

+ Giá trị bao thanh toán nước ngoài.

- Doanh số tài trợ XNK là một chỉ tiêu định lượng, và thông thường chỉ tiêu này càng lớn phản ánh khả năng phát triển hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng càng cao.

1.4.2.1.2. Dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu

- Nếu doanh số tài trợ XNK phản ánh số liệu trong thời kỳ thì dư nợ tài trợ XNK phản ánh số liệu vào thời điểm. Dư nợ tài trợ XNK tại một thời điểm là tổng giá trị các khoản cho vay, chiết khấu mà ngân hàng cho các doanh nghiệp XNK vay tại thời điểm chưa đến hạn hoàn trả.

- Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm đó ngân hàng đang cho vay XNK nhiều hay ít. Đây là một chỉ tiêu định lượng, chỉ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã tạo được uy tín quan hệ với nhiều khách hàng XNK, cung cấp nhiều dịch vụ tốt, có chất lượng và được khách hàng tin tưởng và giao dịch. Chỉ tiêu dư nợ cho vay XNK là chỉ tiêu cần nhưng chưa đủ để đánh giá quy mô tài trợ XNK của NHTM. Muốn đánh giá chính xác hơn về quy mô ta xem xét đến tỷ lệ dư nợ tài trợ XNK so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

1.4.2.1.3.Tỷ lệ dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng - Là tỷ lệ phần trăm của dư nợ tài trợ XNK so với tổng dư nợ cho vay của ngân

hàng vào một thời điểm xác định. Tỷ lệ này giúp chúng ta đánh giá được quy mô tài trợ XNK so với các hoạt động tài trợ khác của ngân hàng (cho vay sản xuất kinh doanh trong nước, cho vay dự án, cho vay khác trong nước…). - Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ tài trợ/ tổng dư nợ cho vay ngày càng tăng qua các năm

chứng tỏ quy mô tài trợ XNK của ngân hàng đang ngày càng mở rộng và ngược lại.

1.4.2.1.4. Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu trên tổng nguồn vốn huy động

Nghiệp vụ chính của ngân hàng là huy động để cho vay. Hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ XNK của NHTM nói riêng phản ánh khả năng sử dụng vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu dư nợ cho vay XNK trên tổng nguồn vốn huy động phản ánh tỷ lệ/khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng vào mục đích tài trợ XNK.

1.4.2.1.5. Số lượng khách hàng xuất nhập khẩu tham gia

- Số lượng khách hàng tham gia vào hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng phản ánh sự đa dạng hoá khách hàng của ngân hàng. Doanh số/dư nợ tài trợ XNK

đã phản ánh các NHTM có đa dạng mối quan hệ với nhiều khách hàng nhưng có thể chưa chính xác trong một số trường hợp. Số lượng khách hàng tham phản ánh sự đa dạng này chính xác hơn.

- Ngoài ra, số lượng khách hàng tham gia vào hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng càng nhiều chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện phân tán rủi ro theo nguyên tắc vàng “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Một khi rủi ro trong hoạt động này được giảm thiểu thì khả năng phát triển hoạt động này ngày càng cao hơn. 1.4.2.1.6. Số lượng giao dịch tài trợ xuất nhập khẩu thực hiện

- Số lượng giao dịch tài trợ XNK phản ánh một phần sự phát triển hoạt động tài trợ XNK của NHTM. Số lượng giao dịch tài trợ XNK được cụ thể thông qua các giao dịch sau:

+ Số lượng L/C nhập khẩu đã phát hành

+ Số món chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu

+ Số món phát hành bảo lãnh (trừ L/C)

+ Số khoản vay tài trợ XNK

+ Số lượng hợp đồng bao thanh toán nước ngoài

- Số lượng giao dịch ngày càng nhiều phản ánh hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng đang phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.

1.4.2.1.7. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng liên quan đến tài trợ xuất nhập khẩu

- Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và hoạt động tài trợ XNK giữa các ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt, do vậy, để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, các NHTM phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ cho hoạt động này.

- Số lượng sản phẩm, dịch vụ liên quan XNK của NHTM cũng phản ánh được phần nào khả năng phát triển hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng. NHTM muốn tăng doanh số tài trợ XNK, họ phải có sản phẩm bán cho khách hàng. Số lượng sản phẩm dịch vụ càng nhiều chứng tỏ sự phát triển hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng càng mạnh, ngân hàng có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng hơn.

1.4.2.1.8. Nhân sự chuyên trách tham gia vào hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu - Nhân sự là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị cho ngân hàng, thông thường khi

đánh giá quy mô hoạt động của một mảng nghiệp vụ nào ta cũng quan tâm đến nhân sự thực hiện công việc đó. Khối lượng công việc phù hợp với số lượng nhân sự đảm trách.

- Nếu một NHTM có Phòng/Ban/Bộ phận tài trợ XNK có nhiều nhân sự thực hiện chứng tỏ quy mô tài trợ XNK của ngân hàng đang mở rộng và khả năng phát triển trong tương lai.

1.4.2.1.9. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu

- Nợ quá hạn là khi đến kỳ hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả lãi và/hoặcvốn gốc cho ngân hàng. Nợ quá hạn phản ánh không tốt tình trạng hoạt động của ngân hàng. Đây cũng là vấn đề nổi cộm của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Chỉ tiêu nợ quá hạn của dư nợ tài trợ XNK càng cao phản ánh khả năng phát triển và kiểm soát rủi ro trong hoạt động tài trợ XNK càng yếu và gây kìm hãm sự phát triển hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng.

1.4.2.2. Nhóm chỉ tiêu bổ sung

1.4.2.2.1. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng

- Mạng lưới hoạt động của NHTM bao gồm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng là chỉ tiêu phụ đánh giá phát triển tài trợ XNK, mạng lưới hoạt động của ngân hàng hỗ trợ khả năng tiếp cận và phát triển khách hàng của ngân hàng chứ không phải yếu tố quyết định.

1.4.2.2.2. Mạng lưới ngân hàng đại lý

Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng càng cao, hỗ trợ tốt cho hoạt động thanh toán XNK của khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

1.5. Kinh nghiệm phát triển tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng ở một số nước nước

1.5.1. Ngân hàng xuất nhập khẩu Malaysia

- Sau khi sáp nhập với tổ chức Bảo hiểm Tín dụng Xuất khẩu Berhad – Malaysia (MECIB) vào năm 2005 vẫn với tên gọi là ngân hàng xuất nhập khẩu Malaysia (Export- Import Bank of Malaysia Berhad), mục tiêu của ngân hàng là nổ lực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Malaysia và hoạt động đầu tư nước ngoài bằng việc cung cấp hàng loạt các khoản tài trợ xuất khẩu, các công cụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh.

- Để thực hiện mục tiêu phát triển hoạt động XK, Exim Bank – Malaysia cung cấp các công cụ tài trợ sau:

+ Cấp tín dụng cho người mua: với mục tiêu là tạo ra cơ hội cho những nhà xuất khẩu Malaysia và nhà nhập khẩu nước ngoài. Khoản vay được cấp trực tiếp cho nhà nhập khẩu hoặc các định chế tài chính nước ngoài tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Malaysia. Khoản vay được giải ngân trực tiếp cho nhà xuất khẩu Malaysia.

+ Tài trợ cho các dự án ở nước ngoài: nhằm hỗ trợ cho những nhà đầu tư Malaysia đầu tư các dự án ở nước ngoài như sản xuất chế tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển khác. Điều này giúp cho các công ty Malaysia hoặc các công ty liên doanh của Malaysia với nước ngoài mua hàng hoá của Malaysia. Khoản vay được giải ngân trực tiếp cho nhà xuất khẩu Malaysia.

+ Cung cấp các khoản bảo lãnh như bảo lãnh thanh toán khoản ứng trước, bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với các hợp đồng nước ngoài được các nhà thầu Malaysia thực hiện.

+ Cấp tín dụng cho nhà cung ứng, nhà sản xuất Malaysia, nhà xuất khẩu và nhà cung ứng hàng hoá sản xuất tại Malaysia để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của họ và thị trường quốc tế thông qua cấp tín dụng cho nhà cung ứng trước và sau khi giao hàng.

+ Cấp tín dụng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu dịch vụ nhằm tạo tiện ích cho các công ty Malaysia xuất khẩu dịch vụ chuyên nghiệp của họ ra nước ngoài có thể dưới hình thức dịch vụ tư vấn trong những lĩnh vực như công nghệ, xây dựng, thông tin liên lạc, quản lý hoặc các dịch vụ ký thuật khác.

+ Tái tài trợ tín dụng xuất khẩu đề án thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm được sản xuất bởi người dân Malaysia, các sản phẩm nông nghiệp, hàng hoá thiết yếu bằng việc cung cấp lãi suất cạnh tranh cho nhà xuất khẩu Malaysia thông qua các ngân hàng thương mại tham gia vào đề án. Có 2 dạng tái tài trợ sau:

 Tái tài trợ trước giao hàng: cho vay ứng trước cho nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp hoặc cho các công ty gom hàng xuất khẩu. Tỷ lệ tài trợ lên đến 95% giá trị hợp đồng xuất khẩu.

 Tái tài trợ sau khi giao hàng: khoản vay tài trợ giai đoạn sau khi giao hàng cho việc xuất khẩu các sản phẩm đủ điều kiện hoặc phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng. Tỷ lệ tài trợ tối đa lên đếm 100% giá trị bộ chứng từ xuất khẩu.

+ Cung cấp khoản chiết khấu miễn truy đòi đối với bộ chứng từ xuất khẩu. 1.5.2. Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan

- Với mục tiêu là thúc đẩy phát triển nhà xuất khẩu và doanh nghiệp Thái Lan tham gia vào việc tăng khối lượng đầu tư và thương mại quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng XNK Thái Lan (Export – Import Bank of Thailand) đã triển khai các hoạt động sau:

 Cấp tín dụng xuất khẩu: Eximbank Thái Lan cung cấp lựa chọn toàn diện về tài trợ xuất khẩu, bao gồm tài trợ trước giao hàng, tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng cho nhà cung ứng, gói tín dụng ưu đãi như cung cấp hạn mức tín dụng tuần hoàn cộng thêm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà xuất khẩu Thái Lan trong việc mở rộng thị

trường. Đối với tín dụng trung, dài hạn, Eximbank Thái Lan cung cấp các công cụ tín dụng cho việc mở rộng cơ sở, nhà xưởng, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng hải.

 Cung cấp các phương tiện thanh toán quốc tế: Eximbank Thái Lan đã xây dựng và duy trì mạng lưới ngân hàng đại lý tại hầu hết các quốc gia lớn. Ngoài những thuận lợi trực tiếp của thương mại và thanh toán cho nhà XK, mạng lưới rộng khắp này cung mang những lợi ích gián tiếp cho việc đa dạng hoá XK.

 Bảo hiểm tín dụng XK: Eximbank Thái Lan là ngân hàng đầu tiên cung cấp bảo hiểm rủi ro đối với việc không thanh toán của người mua hoặc ngân hàng đại lý của họ trên 200 quốc gia trên thế giới. Dịch vụ này nhằm khuyến khích nhà xuất khẩu đa dạng hoá thị trường. Nhà xuất khẩu có thể lựa chọn các loại bảo hiểm khác nhau phù hợp với nhu cầu như:

 Bảo hiểm tín dụng XK ngắn hạn cho nhà xuất khẩu với các khoản phải thu trong vòng 180 ngày theo các phương thức thanh toán như nhờ thu XK trả ngay (D/P), nhờ thu XK trả chậm (D/A), phương thức ghi sổ (O/A) và thư tín dụng. Với hình thức này, Exim Thái Lan sẽ bồi thường khoản lỗ phát sinh từ các rủi ro chính trị hoặc rủi ro thương mại từ 70-90% tổn thất thực sự.

 Bảo hiểm tín dụng XK trung, dài hạn đối với hàng hoá, dịch vụ XK có thời gian thanh toán trả chậm từ 180 ngày trở lên.

1.5.3. Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc - Tài trợ nhập khẩu - Tài trợ nhập khẩu

+ Tài trợ cho nhà nhập khẩu mua nguồn nguyên liệu chính, máy móc thiết bị và các sản phẩm công nghệ cao thiết yếu đối với nền kinh tế. Nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng để thực hiện thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu (bao gồm L/C nhập khẩu).

+ Tài trợ nhập khẩu của ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc có đặc điểm như sau:

 Đối tượng khách hàng: các nhà nhập khẩu Hàn Quốc kinh doanh các mặt hàng đủ điều kiện với loại tiền tài trợ: Won Hàn Quốc (KRW) hoặc một loại ngoại tệ.

 Mức tài trợ: lên đến 80% giá trị hợp đồng nhập khẩu (90% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; 100% đối với các giao dịch L/C phát hành tại ngân hàng).

 Hình thức tài trợ: cho vay dự án hoặc hạn mức tín dụng trong phạm vi 50% giá trị nhập khẩu hàng năm.

 Lãi suất: đối với khoản tài trợ bằng KRW: lãi suất cố định hoặc thay đổi (KORIBOR + Biên độ); đối với khoản tài trợ ngoại tệ: lãi suất cố định hoặc thay đổi (LIBOR + Biên độ).

 Thời hạn tài trợ: tối đa 2 năm (đối với nhập khẩu các mặt hàng nêu trên) và tối đa 10 năm đối với nhập khẩu máy móc, thiết bị.Tiền

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)