hoạt động tài trợ xuất khẩu, kể cả chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế sự phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại SCB SCB
- Hoạt động ngân hàng chưa ổn định sau cơ cấu hợp nhất:
+ Huy động thị trường 1 của SCB giảm mạnh do khách hàng rút tiền hàng loạt ở cả 03 ngân hàng, SCB phải thực hiện vay tái cấp vốn từ ngân hàng nhà nước và nhận vốn vay hỗ trợ từ BIDV. Các khoản quá hạn thị trường 1 tăng và ở mức cao, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn của tổ chức kinh tế. Huy động thị trường 2 đến hạn không chi trả được tăng cao, tạo áp lực thanh khoản lớn dẫn đến rủi ro thanh khoản.
+ Chất lượng tín dụng kém do các khoản nợ quá hạn tiềm ẩn do tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, nguồn trả nợ bị hạn chế, có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn cao. Một số khoản đầu tư bị quá hạn như trái phiếu doanh nghiệp, các khoản đặt cọc, môi giới chứng khoán khó có khả năng thu hồi, giá trị tài sản bảo đảm không chắc chắn.
+ Tài sản bảo đảm của khách hàng chủ yếu là các dự án bất động sản và cổ phiếu của chính các doanh nghiệp này. Giá trị cũng như tính thanh khoản của các tài sản bảo đảm không cao, khả năng thu hồi khi thanh lý thấp. - Do phải ổn định mọi mặt hoạt động sau cơ cấu hợp nhất nên định hướng phát
triển chung của SCB với mục tiêu kiện toàn bộ máy tổ chức, củng cố và nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành, hiện đại hóa công nghệ thông tin – tạo nền tảng cho sự phát triển trung dài hạn,… nên SCB chưa xây dựng được định hướng riêng cho phát triển hoạt động tài trợ XNK trong dài hạn.
- SCB phải mất một khoảng thời gian khá dài để ổn định và ban hành hệ thống văn bản, quy trình, quy định phù hợp với ngân hàng hợp nhất và điều kiện hoạt động thực tế.
- Tình hình nguồn vốn thiếu hụt, và cạnh tranh huy động trong thị trường các ngân hàng ngày càng gay gắt, nên SCB phải nâng lãi suất huy động cao để thu hút nguồn tiền gửi từ khách hàng. Điều này đã nâng lãi suất huy động đầu vào tăng, do vậy bắt buộc lãi suất đầu ra cao gây khó khăn trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng với lãi suất thấp cho khách hàng.
- Sau hợp nhất, do SCB chủ trương hạn chế cấp tín dụng nên chưa đa dạng hoá được khách hàng, chưa đa dạng hoá được sản phẩm dịch vụ liên quan tài trợ xuất nhập khẩu, khó khăn trong việc phát triển khách hàng mới.
- SCB mất khá nhiều thời gian và công sức xây dựng hệ thống ngân hàng lõi mới để đưa vào vận hành. Nên ưu tiên hệ thống ngân hàng lõi vẫn ưu tiên hàng đầu cho các nghiệp vụ chính, đối với các dịch vụ hỗ trợ và ứng dụng công nghệ được đẩy mạnh vào giai đoạn sau.
- Do tài trợ xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ đặc thù, khá phức tạp đòi hỏi nhân sự thực hiện phải dành nhiều thời gian tìm hiểu các vấn đề liên quan ngoại thương, thanh toán quốc tế,…Hơn nữa, hoạt động tài trợ XNK SCB chưa nhiều nên cán bộ nhân viên làm công tác tài trợ XNK chưa có nhiều kinh nghiệm, phải vừa làm vừa học hỏi nên cũng phần nào hạn chế sự phát triển của hoạt động này.
- Quy mô của SCB chưa gọi là lớn, cùng chưa có nhiều điểm đặc trưng riêng nên thương hiệu SCB vẫn còn mờ nhạt trong mắt khách hàng. Hơn nữa, tên ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) gần giống tên của một số tổ chức tín dụng khác ví dụ như ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank),… nên dễ gây nhầm lẫn.
- Trong thời đại công nghệ hiện nay, nguồn thông tin có thể được xem là một trong những nhân tố chủ yếu cho việc quyết định kinh doanh của doanh
nghiệp, tuy nhiên thông tin liên quan đến giao dịch ngoại thương chưa được cập nhật kịp thời làm cho doanh nghiệp có thể ra quyết định chưa đúng với tình hình thực tế.
- Đối với hoạt động tài trợ nhập khẩu và xuất khẩu, do chủ trương SCB hạn chế cấp tín dụng nên công tác nghiên cứu sản phẩm dịch vụ phục vụ cho hoạt động cũng bị đình tệ, chưa đa dạng hoá sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Một số sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu như thư tín dụng trả chậm thanh toán ngay, bảo lãnh nước ngoài,…. có nhiều lợi ích nổi bật cho ngân hàng và khách hàng nhưng SCB chưa triển khai được.
- Ngoài ra, do chưa xây dựng định hướng riêng cho phát triển tài trợ xuất nhập khẩu, nên SCB cũng chưa xây dựng định hướng ngành hàng xuất khẩu phù hợp với định hướng của nhà nước và khả năng thực tế của SCB trong từng thời kỳ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ những số liệu thu thập được về một số hoạt động chủ yếu của SCB nói chung và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng, tác giả trình bày khá cụ thể về thực trạng hoạt động kinh doanh của SCB nói chung và hoạt động tài trợ XNK nói riêng giai đoạn trước và sau khi hợp nhất. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã phân tích và đánh giá thuận lợi cũng như khó khăn thực trạng tình hình hoạt động SCB nói chung, phân tích những thuận lợi và khó khăn mà SCB phải đối mặt để tạo tiền đề cho việc đề ra các giải pháp phát triển hoạt động này trong chương sau.
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN