Giải pháp phát triển đối với tài trợxuất khẩu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 88)

- Cũng giống như tài trợ NK, ngoài việc thực hiện các giải pháp phát triển chung, để phát triển mạnh tài trợ XK, SCB cần thực hiện thêm một số giải pháp sau:

+ Định hướng phát triển ngành hàng xuất khẩu

 Dựa theo định hướng phát triển ngành hàng xuất khẩu của nhà nước, thực tế nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và nội lực của ngân hàng mình, SCB phải xây dựng được định hướng tài trợ xuất khẩu cho những ngành hàng nào vừa phù hợp với định hướng chung của nhà nước vừa phù hợp với hoạt động tài trợ của ngân hàng. Trên cơ sở định hướng đã đề ra, SCB có thể nghiên cứu những đặc thù liên quan đến ngành hàng, xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, chính sách và quy định liên quan để phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu những mặt hàng theo định hướng đã đề ra và giảm thiểu rủi ro.

 Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, các sản phẩm dệt may, giày da, thuỷ hải sản, gạo, cà phê, cao su, hạt điều, gỗ và các sản phẩm gỗ. Mỗi ngành hàng đều có đặc điểm riêng, thị trường xuất khẩu khác nhau,…cần phải nghiên cứu sâu hơn trong những chuyên đề khác mới có để đưa ra định hướng phát triển tài trợ ngành hàng xuất khẩu phù hợp.

+ Đa dạng hoá sản phẩm tài trợ xuất khẩu: Ngoài các sản phẩm đang thực hiện như cho vay vốn lưu động bổ sung phương án kinh doanh hàng xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, SCB cần nghiên cứu các sản phẩm tín dụng hỗ trợ xuất khẩu như cho vay VND lãi suất USD, tài trợ xuất khẩu đối với một số ngành hàng có tiềm năng phát triển.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)