2.3.1. Thuận lợi
- Sự kiện hợp nhất 3 ngân hàng SCB, ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và ngân hàng Đệ Nhất thành ngân hàng SCB mới, đây là 3 ngân hàng hợp nhất đầu tiên nên được nhiều người biết đến góp phần tăng khả năng nhận biết của người dân về ngân hàng SCB hơn. So với trước khi hợp nhất, rất nhiều người nhầm lẫn ngân hàng SCB với ngân hàng Sacombank hoặc ngân hàng Saigonbank hoặc ngân hàng ACB,… thì sau khi hợp nhất, thương hiệu SCB
được nhiều người biết đến hơn và ít bị nhầm lẫn với ngân hàng tương đồng về tên gọi hơn.
- SCB là ngân hàng hợp nhất đầu tiên theo đề án tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam của NHNN, do vậy, SCB nhận được nhiều sự hỗ trợ phía cơ quan này. Tại thời điểm hợp nhất, SCB phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, trong nổi cộm rủi ro về thanh khoản. Nhờ sự hỗ trợ của NHNN về khoản vay tái cấp vốn, SCB đã dần khắc phục và vượt qua khó khăn này.
- SCB mở rộng quy mô mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước với hơn 230 điểm giao dịch sau khi hợp nhất, chính nhờ lợi thế này, khả năng tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của SCB trong đó có hoạt động tài trợ XNK ngày càng tăng.
- Sau hợp nhất, SCB có nhiều điều kiện để phát triển hoạt động tài trợ XNK hơn do quy mô vốn điều lệ tăng 12.294 tỷ đồng.
2.3.2. Khó khăn
2.3.2.1. Khó khăn chung
- Ngay sau hợp nhất, SCB phải đối mặt với các vấn đề khó khăn trong hoạt động về mọi mặt như:
+ Hầu hết các tỷ lệ an toàn hoạt động của SCB đều chưa đạt theo quy định, cụ thể không duy trì đủ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu thấp hơn 9%, tỷ số thanh khoản thấp hơn quy định, tỷ lệ dư nợ cho vay của một khách hàng/nhóm khách hàng có liên quan so với vốn tự có và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đều vượt quy định.Rủi ro về chất lượng tín dụng do nợ quá hạn và nợ xấu ở mức cao.Rủi ro về hệ thống công nghệ thông tin vì hệ thống ngân hàng lõi của 03 ngân hàng khác nhau nên việc quản lý số liệu, báo cáo khó khăn, không được kịp thời do phải tổng hợp từ 3 nguồn số liệu. Việc triển khai hệ thống Corebanking cho ngân hàng hợp nhất mất khá nhiều thời gian và công sức. Trong quá trình vận hành, hệ thống ngân hàng lõi Smarbank(tên hệ thống ngân hàng lõi của SCB trước hợp nhất và ngân hàng TMCP Đệ
Nhất) và X-Bank (tên hệ thống ngân hàng lõi của ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa trước hợp nhất) bộc lộ một số hạn chế nhất định về mặt hiệu năng khi xử lý giao dịch, khả năng tích hợp kém, đòi hỏi chi phí bảo trì lớn và gây trở ngại cho việc nâng cấp trong tương lai.
+ Quản trị rủi ro chưa thực sự hiệu quả: Ngân hàng chưa xây dựng được khung quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, các báo cáo rủi ro còn ở mức độ cơ bản, chủ yếu được hỗ trợ và tạo lập một cách thủ công, các thông số rủi ro chưa được định nghĩa một cách cụ thể, việc thiết lập, quan sát, theo dõi, đánh giá các báo cáo rủi ro trong ngân hàng còn thực hiện trùng lắp giữa các phòng/ban/bộ phận, cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro còn thấp, uỷ ban quản lý tài sản Nợ - Có đã được thiết lập nhưng chưa có đầy đủ chính sách, cơ chế, do đó, hoạt động chưa hiệu quả.
+ Quản trị điều hành cần được nâng cao hơn: văn hoá doanh nghiệp của 03 ngân hàng trước hợp nhất có nhiều khác biệt, mạng lưới hoạt động của 03 ngân hàng bị chồng chéo, các điểm giao dịch ở quá gần nhau nên công tác phát triển khách hàng trên địa bàn chưa thật sự chuyên nghiệp cần có sự sắp xếp lại để hoạt động hiệu quả hơn, ngân hàng chưa thiết lập và bổ sung đầy đủ các Uỷ ban và Hội đồng hỗ trợ Hội đồng quản trị và Ban điều hành như: Uỷ ban quản lý và xử lý nợ xấu, Uỷ ban quản lý tài sản Nợ - Có, Uỷ ban kiểm toán, Uỷ ban tín dụng, Uỷ ban đầu tư và quản lý công ty con.
- Cơ cấu tổ chức hoạt động không ổn định, thường xuyên thay đổi. Sau hợp nhất, cơ cấu tổ chức, ban điều hành có nhiều thay đổi do vậy ảnh hưởng nhiều đến hoạt động SCB nói chung và hoạt động tài trợ XNK nói riêng. Mỗi người đứng đầu có quan điểm định hướng khác nhau nên khá ảnh hưởng đến hoạt động này.
- Công tác phát triển tài trợ xuất nhập khẩu chưa được chú trọng, chưa xây dựng định hướng phát triển riêng cho hoạt động này.
- Kỳ hạn nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn kể cả nội tệ và ngoại tệ bị mất cân đối lớn.
- Hệ thống văn bản, quy trình, quy định liên quan đến tài trợ XNK chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời. Mặc dù, sau thời gian hợp nhất SCB đã ban hành được khá nhiều văn bản để quản lý và kiểm soát rủi ro hoạt động tài trợ XNK, tuy nhiên một số văn bản chưa được ban hành hoặc quy định giữa các văn bản còn chồng chéo hoặc còn lỗ hỏng dẫn đến khó khăn trong công tác tài trợ. - Biểu lãi suất cho vay của SCB dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu mặc dù
thấp hơn lãi suất cho vay lĩnh vực khác. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thị trường cũng còn khá cao, điều này gây khó khăn cho công tác phát triển khách hàng XNK. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp XNK Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ, do vậy, khi có điều kiện vay vốn ngân hàng, họ rất quan tâm đến lãi suất, đây là một cách họ giảm được chi phí và có khả năng tăng lợi nhuận trong điều kiện hiện nay.
- Số lượng khách hàng XNK ngày càng giảm, công tác bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng ngày càng trở nên khó khăn.
- Sản phẩm, dịch vụ tài trợ XNK chưa đa dạng, chủ yếu là cho vay, phát hành L/C, chiết khấu bộ chứng từ.
- Các dịch vụ hỗ trợ cho tài trợ XNK chưa đa dạng, nghiệp vụ ngân hàng điện tử được chú trọng phát triển đã đạt được một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên, những tiện ích hỗ trợ cho hoạt động tài trợ XNK chưa nhiều ví dụ chưa hỗ trợ được khách hàng truy vấn thông tin liên quan đến giao dịch tài trợ XNK giữa SCB và khách hàng.
- Phần lớn cán bộ kinh doanh SCB (thực hiện nhiệm vụ bán hàng) và cán bộ thẩm định hồ sơ tín dụng thường ít am hiểu về ngoại thương, cụ thể là thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu.
- Trước khi hợp nhất thương hiệu SCB chưa được khách hàng biết đến nhiều, hoặc dễ bị nhầm lẫn với một số ngân hàng tương đồng như Sacombank, Saigonbank,…Sau khi hợp nhất, thương hiệu SCB được nhiều người biết đến
hơn, tuy nhiên vẫn còn mờ nhạt trong mắt khách hàng. Điều này gây khó khăn không nhỏ trong công tác phát triển khách hàng nói chung và khách hàng XNK nói riêng cho SCB.
- Doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong hợp tác, kinh doanh với nước ngoài. Trong khi đó, các đối tác nước ngoài lại là các chuyên gia có kinh nghiệm, đã kinh doanh lâu trên thương trường quốc tế làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không tránh khỏi thiệt thòi khi làm ăn với họ. Hơn nữa, sự hiểu biết doanh nghiệp Việt Nam về thông lệ, luật pháp quốc tế, luật pháp của các đối tác nước ngoài rất hạn chế nên khi rủi ro, tranh chấp thì doanh nghiệp Việt Nam thường là người chịu thiệt mà ngân hàng là người hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nên ngân hàng cũng bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
2.3.2.2. Khó khăn đối với tài trợ nhập khẩu
- Các hình thức tài trợ NK của SCB trong thời gian qua chưa đa dạng. Trước khi hợp nhất, hình thức tài trợ chủ yếu là cho vay bổ sung vốn lưu động để thực hiện hợp đồng nhập khẩu, phát hành L/C nhập khẩu, cho vay thanh toán L/C nhập khẩu. Từ khi hợp nhất đến nay, SCB chỉ thực hiện hình thức mở L/C nhập khẩu cho khách hàng sử dụng tài sản bảo đảm là hợp đồng tiền gửi/sổ/thẻ tiết kiệm/giấy tờ có giá. Như vậy, với hình thức này gây khó khăn rất nhiều đến hoạt động tài trợ NK của SCB.
- Hình thức bảo lãnh trong tài trợ NK hầu như ít phát sinh, bảo lãnh dưới hình thức phát hành L/C và phát hành bảo nhận hàng phổ biến hơn, tuy nhiên các hình thức bảo lãnh khác như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu,…hầu như không phát sinh. Một số nguyên nhân làm cho nghiệp vụ bảo lãnh nước ngoài tại SCB ít phát triển có thể kể đến như SCB chưa ban hành quy định, sản phẩm cụ thể liên quan đến bảo lãnh nước ngoài, nếu khách hàng có nhu cầu bảo lãnh thì SCB sẽ xem xét thực hiện một cách riêng rẽ. Chính vì vậy, việc công tác triển khai, bán hàng chưa được chú trọng.
2.3.2.3. Khó khăn đối với tài trợ xuất khẩu
- Chưa xây dựng định hướng ngành hàng xuất khẩu phù hợp.
- Hình thức tài trợ XK chưa đa dạng. Trước khi hợp nhất, hình thức tài trợ chủ yếu là cho vay bổ sung vốn lưu động để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Từ khi hợp nhất đến nay, SCB tạm ngưng các hoạt động tài trợ xuất khẩu, kể cả chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế sự phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại SCB SCB
- Hoạt động ngân hàng chưa ổn định sau cơ cấu hợp nhất:
+ Huy động thị trường 1 của SCB giảm mạnh do khách hàng rút tiền hàng loạt ở cả 03 ngân hàng, SCB phải thực hiện vay tái cấp vốn từ ngân hàng nhà nước và nhận vốn vay hỗ trợ từ BIDV. Các khoản quá hạn thị trường 1 tăng và ở mức cao, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn của tổ chức kinh tế. Huy động thị trường 2 đến hạn không chi trả được tăng cao, tạo áp lực thanh khoản lớn dẫn đến rủi ro thanh khoản.
+ Chất lượng tín dụng kém do các khoản nợ quá hạn tiềm ẩn do tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, nguồn trả nợ bị hạn chế, có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn cao. Một số khoản đầu tư bị quá hạn như trái phiếu doanh nghiệp, các khoản đặt cọc, môi giới chứng khoán khó có khả năng thu hồi, giá trị tài sản bảo đảm không chắc chắn.
+ Tài sản bảo đảm của khách hàng chủ yếu là các dự án bất động sản và cổ phiếu của chính các doanh nghiệp này. Giá trị cũng như tính thanh khoản của các tài sản bảo đảm không cao, khả năng thu hồi khi thanh lý thấp. - Do phải ổn định mọi mặt hoạt động sau cơ cấu hợp nhất nên định hướng phát
triển chung của SCB với mục tiêu kiện toàn bộ máy tổ chức, củng cố và nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành, hiện đại hóa công nghệ thông tin – tạo nền tảng cho sự phát triển trung dài hạn,… nên SCB chưa xây dựng được định hướng riêng cho phát triển hoạt động tài trợ XNK trong dài hạn.
- SCB phải mất một khoảng thời gian khá dài để ổn định và ban hành hệ thống văn bản, quy trình, quy định phù hợp với ngân hàng hợp nhất và điều kiện hoạt động thực tế.
- Tình hình nguồn vốn thiếu hụt, và cạnh tranh huy động trong thị trường các ngân hàng ngày càng gay gắt, nên SCB phải nâng lãi suất huy động cao để thu hút nguồn tiền gửi từ khách hàng. Điều này đã nâng lãi suất huy động đầu vào tăng, do vậy bắt buộc lãi suất đầu ra cao gây khó khăn trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng với lãi suất thấp cho khách hàng.
- Sau hợp nhất, do SCB chủ trương hạn chế cấp tín dụng nên chưa đa dạng hoá được khách hàng, chưa đa dạng hoá được sản phẩm dịch vụ liên quan tài trợ xuất nhập khẩu, khó khăn trong việc phát triển khách hàng mới.
- SCB mất khá nhiều thời gian và công sức xây dựng hệ thống ngân hàng lõi mới để đưa vào vận hành. Nên ưu tiên hệ thống ngân hàng lõi vẫn ưu tiên hàng đầu cho các nghiệp vụ chính, đối với các dịch vụ hỗ trợ và ứng dụng công nghệ được đẩy mạnh vào giai đoạn sau.
- Do tài trợ xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ đặc thù, khá phức tạp đòi hỏi nhân sự thực hiện phải dành nhiều thời gian tìm hiểu các vấn đề liên quan ngoại thương, thanh toán quốc tế,…Hơn nữa, hoạt động tài trợ XNK SCB chưa nhiều nên cán bộ nhân viên làm công tác tài trợ XNK chưa có nhiều kinh nghiệm, phải vừa làm vừa học hỏi nên cũng phần nào hạn chế sự phát triển của hoạt động này.
- Quy mô của SCB chưa gọi là lớn, cùng chưa có nhiều điểm đặc trưng riêng nên thương hiệu SCB vẫn còn mờ nhạt trong mắt khách hàng. Hơn nữa, tên ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) gần giống tên của một số tổ chức tín dụng khác ví dụ như ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank),… nên dễ gây nhầm lẫn.
- Trong thời đại công nghệ hiện nay, nguồn thông tin có thể được xem là một trong những nhân tố chủ yếu cho việc quyết định kinh doanh của doanh
nghiệp, tuy nhiên thông tin liên quan đến giao dịch ngoại thương chưa được cập nhật kịp thời làm cho doanh nghiệp có thể ra quyết định chưa đúng với tình hình thực tế.
- Đối với hoạt động tài trợ nhập khẩu và xuất khẩu, do chủ trương SCB hạn chế cấp tín dụng nên công tác nghiên cứu sản phẩm dịch vụ phục vụ cho hoạt động cũng bị đình tệ, chưa đa dạng hoá sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Một số sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu như thư tín dụng trả chậm thanh toán ngay, bảo lãnh nước ngoài,…. có nhiều lợi ích nổi bật cho ngân hàng và khách hàng nhưng SCB chưa triển khai được.
- Ngoài ra, do chưa xây dựng định hướng riêng cho phát triển tài trợ xuất nhập khẩu, nên SCB cũng chưa xây dựng định hướng ngành hàng xuất khẩu phù hợp với định hướng của nhà nước và khả năng thực tế của SCB trong từng thời kỳ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ những số liệu thu thập được về một số hoạt động chủ yếu của SCB nói chung và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng, tác giả trình bày khá cụ thể về thực trạng hoạt động kinh doanh của SCB nói chung và hoạt động tài trợ XNK nói riêng giai đoạn trước và sau khi hợp nhất. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã phân tích và đánh giá thuận lợi cũng như khó khăn thực trạng tình hình hoạt động SCB nói chung, phân tích những thuận lợi và khó khăn mà SCB phải đối mặt để tạo tiền đề cho việc đề ra các giải pháp phát triển hoạt động này trong chương sau.
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
3.1. Giải pháp phát triển đối với SCB
Dựa trên cơ sở lý thuyết nền tảng chung và những nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ XNK tại ngân hàng TMCP Sài Gòn trong giai đoạn 2009 -2013, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động này như sau:
3.2.1. Giải pháp phát triển chung cho SCB
3.2.1.1. Ổn định hoạt động ngân hàng SCB sau cơ cấu hợp nhất
- Tài trợ XNK là một mảng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, tình hình