Kinh nghiệm phát triển tài trợxuất nhập khẩu của ngân hàng ở một số nước

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 32)

nước

1.5.1. Ngân hàng xuất nhập khẩu Malaysia

- Sau khi sáp nhập với tổ chức Bảo hiểm Tín dụng Xuất khẩu Berhad – Malaysia (MECIB) vào năm 2005 vẫn với tên gọi là ngân hàng xuất nhập khẩu Malaysia (Export- Import Bank of Malaysia Berhad), mục tiêu của ngân hàng là nổ lực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Malaysia và hoạt động đầu tư nước ngoài bằng việc cung cấp hàng loạt các khoản tài trợ xuất khẩu, các công cụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh.

- Để thực hiện mục tiêu phát triển hoạt động XK, Exim Bank – Malaysia cung cấp các công cụ tài trợ sau:

+ Cấp tín dụng cho người mua: với mục tiêu là tạo ra cơ hội cho những nhà xuất khẩu Malaysia và nhà nhập khẩu nước ngoài. Khoản vay được cấp trực tiếp cho nhà nhập khẩu hoặc các định chế tài chính nước ngoài tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Malaysia. Khoản vay được giải ngân trực tiếp cho nhà xuất khẩu Malaysia.

+ Tài trợ cho các dự án ở nước ngoài: nhằm hỗ trợ cho những nhà đầu tư Malaysia đầu tư các dự án ở nước ngoài như sản xuất chế tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển khác. Điều này giúp cho các công ty Malaysia hoặc các công ty liên doanh của Malaysia với nước ngoài mua hàng hoá của Malaysia. Khoản vay được giải ngân trực tiếp cho nhà xuất khẩu Malaysia.

+ Cung cấp các khoản bảo lãnh như bảo lãnh thanh toán khoản ứng trước, bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với các hợp đồng nước ngoài được các nhà thầu Malaysia thực hiện.

+ Cấp tín dụng cho nhà cung ứng, nhà sản xuất Malaysia, nhà xuất khẩu và nhà cung ứng hàng hoá sản xuất tại Malaysia để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của họ và thị trường quốc tế thông qua cấp tín dụng cho nhà cung ứng trước và sau khi giao hàng.

+ Cấp tín dụng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu dịch vụ nhằm tạo tiện ích cho các công ty Malaysia xuất khẩu dịch vụ chuyên nghiệp của họ ra nước ngoài có thể dưới hình thức dịch vụ tư vấn trong những lĩnh vực như công nghệ, xây dựng, thông tin liên lạc, quản lý hoặc các dịch vụ ký thuật khác.

+ Tái tài trợ tín dụng xuất khẩu đề án thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm được sản xuất bởi người dân Malaysia, các sản phẩm nông nghiệp, hàng hoá thiết yếu bằng việc cung cấp lãi suất cạnh tranh cho nhà xuất khẩu Malaysia thông qua các ngân hàng thương mại tham gia vào đề án. Có 2 dạng tái tài trợ sau:

 Tái tài trợ trước giao hàng: cho vay ứng trước cho nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp hoặc cho các công ty gom hàng xuất khẩu. Tỷ lệ tài trợ lên đến 95% giá trị hợp đồng xuất khẩu.

 Tái tài trợ sau khi giao hàng: khoản vay tài trợ giai đoạn sau khi giao hàng cho việc xuất khẩu các sản phẩm đủ điều kiện hoặc phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng. Tỷ lệ tài trợ tối đa lên đếm 100% giá trị bộ chứng từ xuất khẩu.

+ Cung cấp khoản chiết khấu miễn truy đòi đối với bộ chứng từ xuất khẩu. 1.5.2. Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan

- Với mục tiêu là thúc đẩy phát triển nhà xuất khẩu và doanh nghiệp Thái Lan tham gia vào việc tăng khối lượng đầu tư và thương mại quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng XNK Thái Lan (Export – Import Bank of Thailand) đã triển khai các hoạt động sau:

 Cấp tín dụng xuất khẩu: Eximbank Thái Lan cung cấp lựa chọn toàn diện về tài trợ xuất khẩu, bao gồm tài trợ trước giao hàng, tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng cho nhà cung ứng, gói tín dụng ưu đãi như cung cấp hạn mức tín dụng tuần hoàn cộng thêm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà xuất khẩu Thái Lan trong việc mở rộng thị

trường. Đối với tín dụng trung, dài hạn, Eximbank Thái Lan cung cấp các công cụ tín dụng cho việc mở rộng cơ sở, nhà xưởng, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng hải.

 Cung cấp các phương tiện thanh toán quốc tế: Eximbank Thái Lan đã xây dựng và duy trì mạng lưới ngân hàng đại lý tại hầu hết các quốc gia lớn. Ngoài những thuận lợi trực tiếp của thương mại và thanh toán cho nhà XK, mạng lưới rộng khắp này cung mang những lợi ích gián tiếp cho việc đa dạng hoá XK.

 Bảo hiểm tín dụng XK: Eximbank Thái Lan là ngân hàng đầu tiên cung cấp bảo hiểm rủi ro đối với việc không thanh toán của người mua hoặc ngân hàng đại lý của họ trên 200 quốc gia trên thế giới. Dịch vụ này nhằm khuyến khích nhà xuất khẩu đa dạng hoá thị trường. Nhà xuất khẩu có thể lựa chọn các loại bảo hiểm khác nhau phù hợp với nhu cầu như:

 Bảo hiểm tín dụng XK ngắn hạn cho nhà xuất khẩu với các khoản phải thu trong vòng 180 ngày theo các phương thức thanh toán như nhờ thu XK trả ngay (D/P), nhờ thu XK trả chậm (D/A), phương thức ghi sổ (O/A) và thư tín dụng. Với hình thức này, Exim Thái Lan sẽ bồi thường khoản lỗ phát sinh từ các rủi ro chính trị hoặc rủi ro thương mại từ 70-90% tổn thất thực sự.

 Bảo hiểm tín dụng XK trung, dài hạn đối với hàng hoá, dịch vụ XK có thời gian thanh toán trả chậm từ 180 ngày trở lên.

1.5.3. Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc - Tài trợ nhập khẩu - Tài trợ nhập khẩu

+ Tài trợ cho nhà nhập khẩu mua nguồn nguyên liệu chính, máy móc thiết bị và các sản phẩm công nghệ cao thiết yếu đối với nền kinh tế. Nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng để thực hiện thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu (bao gồm L/C nhập khẩu).

+ Tài trợ nhập khẩu của ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc có đặc điểm như sau:

 Đối tượng khách hàng: các nhà nhập khẩu Hàn Quốc kinh doanh các mặt hàng đủ điều kiện với loại tiền tài trợ: Won Hàn Quốc (KRW) hoặc một loại ngoại tệ.

 Mức tài trợ: lên đến 80% giá trị hợp đồng nhập khẩu (90% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; 100% đối với các giao dịch L/C phát hành tại ngân hàng).

 Hình thức tài trợ: cho vay dự án hoặc hạn mức tín dụng trong phạm vi 50% giá trị nhập khẩu hàng năm.

 Lãi suất: đối với khoản tài trợ bằng KRW: lãi suất cố định hoặc thay đổi (KORIBOR + Biên độ); đối với khoản tài trợ ngoại tệ: lãi suất cố định hoặc thay đổi (LIBOR + Biên độ).

 Thời hạn tài trợ: tối đa 2 năm (đối với nhập khẩu các mặt hàng nêu trên) và tối đa 10 năm đối với nhập khẩu máy móc, thiết bị.Tiền gốc được trả đều trên cơ sở hàng năm.

 Tài sản bảo đảm: tín chấp, bảo lãnh của ngân hàng, thế chấp bằng tài sản.

- Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng của ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc có đặc điểm như sau

+ Đối tượng khách hàng: nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà cung cấp linh kiện Hàn Quốc, với loại tiền tài trợ: Won Hàn Quốc (KRW) hoặc một loại ngoại tệ.

+ Mức tài trợ: lên đến 90% giá trị hợp đồng xuất khẩu và phải thấp hơn giá trị thanh toán nhận được.

+ Lãi suất: Đối với khoản tài trợ bằng KRW: lãi suất cơ bản + Biên độ; đối với khoản tài trợ ngoại tệ: lãi suất LIBOR (hoặc lãi suất hoán đổi) + Biên độ.

+ Thời hạn tài trợ: lên đến 30 ngày sau ngày giao hàng thực sự trên hợp đồng xuất khẩu.

- Tài trợ xuất khẩu dành cho đối tượng khách hàng là nhà xuất khẩu Hàn Quốc với loại tiền tài trợ là ngoại tệ; mức tài trợ: giá trị hợp đồng XK thấp hơn giá trị thanh toán nhận được. Áp dụng lãi suất cố định (CIRR + biên độ) và lãi suất thả nổi (LIBOR + Biên độ); phí phát sinh rủi ro, phí cam kết, phí quản lý, phí trả trước hạn.Thời hạn tài trợ dài hạn từ 5 năm trở lên. Tài sản bảo đảm là thương phiếu liên quan đến giao dịch, thư bảo lãnh hoặc L/C được phát hành hoặc được xác nhận bởi ngân hàng hoạt động quốc tế có uy tín, chính phủ của nhà nhập khẩu, hoặc ngân hàng trung ương của quốc gia nhập khẩu.

- Bao thanh toán XK: các giao dịch ghi sổ (bao gồm giao dịch trên cơ sở nhờ thu trả chậm).

+ Đối tượng nhà xuất khẩu đủ điều kiện: các công ty có kinh nghiệm sản xuất hoặc xuất khẩu các mặt hàng với thời hạn trả chậm trên 1 năm; các công ty này có giao dịch quá khứ với cùng nhà nhập khẩu.

+ Giá trị bao thanh toán: 80% - 100% giá trị xuất khẩu.

+ Phí: phí chiết khấu

- Bao thanh toán NK: là một hình thức tài trợ mà Korea Eximbank và FCI (factors chain international) cùng hợp tác với nhau, trong đó khoản tín dụng của nhà NK được bảo đảm bởi một factor ở quốc gia NK.

+ Đối tượng nhà nhập khẩu đủ điều kiện: các công ty có trên 2 năm kinh nghiệm nhập khẩu các mặt hàng và; các công ty này có giao dịch quá khứ hơn 6 tháng với cùng nhà xuất khẩu nước ngoài.

+ Giá trị và thời hạn bao thanh toán: Dưới 5 triệu USD mỗi hoá đơn/thời hạn thanh toán dưới 6 tháng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I của luận văn đã khái quát được đôi nét tổng quan về các hoạt động tài trợ XNK nói chung như xác định hình thức, vai trò của tài trợ XNK, chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài trợ XNK của NHTM và kinh nghiệm phát triển tài trợ XNK của một số ngân hàng tại các nước trên thế giới. Đây là cơ sở lý luận vững chắc phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tài trợ xuất nhập khẩu tại SCB để từ đó có thể đề ra các giải pháp phát triển một cách phù hợp trong những chương sau.

Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu rất đa dạng và phong phú, tuy tác giả đã trình bày khá chi tiết về hoạt động tài trợ XNK nói chung trong chương này, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề liên quan chưa được khai thác hết ví dụ như những rủi ro trong hoạt động tài trợ XNK, hy vọng những đề tài sau có thể triển khai và phân tích sâu hơn về những vấn đề này.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

2.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn

- Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn, tên tiếng Anh là Saigon Commercial Bank và tên thương hiệu là SCB có hội sở chính đặt tại 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Tp. HCM.

- Kể từ ngày 1/1/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (hợp nhất) là 10.584 tỷ đồng và tăng lên 12.295 tỷ đồng vào cuối tháng 09/2013.

- Mạng lưới hoạt động: với hơn 230 điểm giao dịch trên khắp đất nước. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB (sau hợp nhất)

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB (sau hợp nhất) được cấp giấy phép và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2012.

- Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô, phát triển vượt bậc về công nghệ, nhân lực, mạng lưới chi nhánh,… để SCB nhanh chóng trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Từ đó, SCB có thể cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho cổ đông.

2.1.1.2. Lịch sử các Ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất - Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - SCB

+ Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 và đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

+ SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt Nam. Với các chính sách linh hoạt và sản phẩm

dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng.

+ Tính đến cuối 09/2011, ngân hàng TMCP Sài Gòn có vốn điều lệ lớn nhất trong 3 ngân hàng sắp hơp nhất với 4.185 tỷ đồng và mạng lưới hoạt động hơn 120 điểm giao dịch trên khắp cả nước.

- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa

+ Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩatiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập năm 1992. Đếnngày 18/01/2006, được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

+ Tính đến cuối tháng 9/2011, ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa có vốn điều lệ đạt 3.399 tỷ VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng vớimạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

+ Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa đã gặp không ít những khó khăn. Tuy nhiên với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của các ngân hàng thương mại, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành đã nỗ lực không ngừng và cùng toàn thể cán bộ nhân viên chung sức đoàn kết khắc phục những khó khăn và từng bước đưa Ngân hàng phát triển một cách mạnh mẽ về lượng và chất trong những năm gần đây.

- Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đệ Nhất (Ficombank)

+ Ngân hàng TMCP Đệ Nhất được thành lập năm 1993. Tính đến 30/09/2011, Ficombank có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ VNĐ và mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.

+ Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Ficombank trải qua không ít khó khăn nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển và đã đạt được những thành tựu đáng kể.

2.1.2. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn 2.1.2.1. Huy động vốn

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn huy động (2009 -2013)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ 2009 2010 2011 2012 2013

trọng Giá trị trọng Giá trị Tỷ trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Tổng nguồn vốn 48.902 100% 54.439 100% 112.508 100% 124.931 100% 167.414 100% Huy động thị trường 1 33.944 69% 44.170 81% 78.609 70% 106.712 85% 148.994 89% Huy động thị trường 2 14.958 31% 10.269 19% 33.899 30% 18.219 15% 18.419 11%

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, báo cáo hoạt động kinh doanh SCB 2013

Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng/giảm nguồn vốn huy động qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Tăng/giảm 2010/2009 Tăng/giảm 2011/2010 Tăng/giảm 2012/2011 Tăng/giảm 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng nguồn vốn 5.537 11% 58.069 107% 12.423 11% 42.483 34% Huy động thị trường 1 10.226 30% 34.439 78% 28.103 36% 42.282 39,6% Huy động thị trường 2 -4.689 -31% 23.630 230% -15.680 -46% 200 1%

Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, báo cáo hoạt động kinh doanh SCB 2013

- Nguồn vốn huy động cuối năm 2010 đạt 54.439 tỷ đồng, tăng 5.537 tỷ đồng (tỷ lệ tăng tương đương 11%) so với cùng kỳ 2009. Trong đó, mặc dù nguồn vốn huy động từ TCTD và nguồn khác (nguồn huy động từ thị trường 2) giảm 4.689 tỷ đồng (tỷ lệ giảm 31%) từ 14.958 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 10.269 tỷ đồng năm 2010, nhưng nguồn vốn huy động từ dân cư và TCKT (nguồn vốn huy động từ thị trường 1) tăng10.226 tỷ đồng (tăng 30%) từ 33.944 tỷ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.PDF (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)