2.2.1. Giai đoạn trước khi hợp nhất (2009 -2011) 2.2.1.1. Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu giai đoạn trước hợp nhất
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Giá trị 2009 Tỷ 2010 2011
trọng Giá trị trọng Tỷ Giá trị trọng Tỷ Tổng dư nợ XNK 1.580.030 100% 761.479 100% 1.218.547 100%
-Dư nợ cho vay XK 622.914 39% 468.843 62% 748.758 61% -Dư nợ cho vay NK 957.116 61% 292.636 38% 469.789 39% Tổng dư nợ cho vay 31.310.000 100% 33.178.000 100% 66.070.000 100% Tỷ trọng dư nợ XNK
so dư nợ cho vay 5,05% 1 2,3% 1 1,84% 1
Hình 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay XNK/tổng dư nợ cho vay 2009 - 2011 Bảng 2.9: Tăng giảm dư nợ cho vay XNK giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Tăng/giảm 2010/2009 Tăng/giảm 2011/2010 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tổng dư nợ XNK -818.551 -52% 457.068 60%
Dư nợ cho vay XK -154.071 -25% 279.915 60%
Dư nợ cho vay NK -664.480 -69% 177.153 61%
Bảng 2.10: Doanh số phát hành L/C nhập khẩu và chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu trước hợp nhất 2009 - 2011
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Giá trị Giá trị tăng/giảm Giá trị % tăng/giảm % Doanh số phát hành L/C NK 80,15 41,75 -48% 15,4 -63% Giá trị chiết khấu BCT XK 7,35 0,55 -93% 2,31 +320%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT SCB
94.95 97.7 98.16 5.05 2.3 1.84 50% 55% 60% 65% 70% 75% 80% 85% 90% 95% 100% 2009 2010 2011
Dư nợ cho vay XNK Dư nợ cho vay khác XNK
- Tổng dư nợ cho vay XNK của SCB năm 2009 đạt 1.580.030 triệu đồng, trong đó, dư nợ cho vay XK là 622.914 triệu đồng chiếm 39% và dư nợ cho vay NK đạt 957.116 triệu đồng chiếm 61%. Đến cuối năm 2010, tổng dư nợ XNK giảm 818.551 triệu đồng (tỷ lệ giảm 52%) xuống còn 761.479 triệu đồng,cơ cấu dư nợ cho vay hoàn toàn ngược lại, dư nợ cho vay XK chiếm 62% giảm 154.071 triệu đồng (giảm tương đương 25%) xuống còn 468.843 triệu đồng; dư nợ cho vay NK chiếm 38% giảm 664.480 triệu đồng (tỷ lệ giảm 69%) xuống còn 292.636 triệu đồng so với 2009.
- Dư nợ cho vay XNK 2010 giảm mạnh đến 52% so với 2009 có thể được giải thích do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu hoạt động XNK giữa các quốc gia giảm mạnh, doanh nghiệp XNK thu hẹp quy mô.
- Tổng dư nợ cho vay XNK cuối năm 2011 đạt 1.218.547 triệu đồngtăng 457.068 triệu đồng (tỷ lệ tăng tương đương 60%) so với 2010 tuy nhiên về giá trị vẫn thấp hơn so với 2009. Trong đó, cả giá trị dư nợ cho vay nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng. Dư nợ cho vay XK là 748.758 triệu đồng tăng 279.915 triệu đồng (tương đương 60%) và dư nợ cho NK tăng 177.153 triệu đồng (tỷ lệ tăng 61%) so với 2010.
Trong năm 2011 này, dư nợ cho vay XNK tăng không phải do tình hình kinh tế tốt hơn, mà tăng là do đây là giá trị hợp nhất của cả 3 ngân hàng.
- Số liệu dư nợ tài trợ XNK/Tổng dư nợ cho vay sẽ giúp chúng ta đánh giá được quy mô hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Nhìn chung, tài trợ XNK tại SCB trong các năm qua chỉ là một nghiệp vụ chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 5%) trong hoạt động của SCB (xem hình 2.3). Tuy nhiên, lợi ít mà nó mang lại không ít từ các dịch vụ đi kèm. Nhìn vào Bảng 2.8 ta thấy tỷ trọng dư nợ XNK so dư nợ cho vaygiảm đều qua các năm, cụ thể năm 2009 chiếm 5,05% tổng dư nợ cho vay toàn hàng, sang năm 2010 tỷ trọng này giảm còn 2,3%, và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1,84% trong năm 2011. Việc tỷ trọng dư nợ cho vay XNK chiếm tỷ lệ thấp và ngày càng giảm so với tổng dư nợ cho vay có thể thấy do trong khoảng thời gian này ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
thế giới, hoạt động ngoại thương của các quốc gia ảnh hưởng theo nên quy mô tài trợ xuất nhập khẩu của cũng giảm dần.
- Dựa vào dữ liệu trong Bảng 2.10, doanh số phát hành L/C nhập khẩu liên tục giảm. Nếu trong năm 2009, doanh số phát hành L/C nhập khẩu là 80,15 triệu USD thì sang năm 2010, giá trị này chỉ còn 41,75 triệu, giảm 48% so với năm trước. Tiếp tục sang năm 2011, doanh số phát hành L/C nhập khẩu tại SCB chỉ cong 15,4 triệu USD, giảm 63% so với 2010.
- Cũng theo Bảng 2.10, giá trị chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu dao động mạnh về tỷ trọng và giá trị. Năm 2009, giá trị chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu đạt 7,35 triệu USD, thì sang năm 2010 con số này chỉ còn 0,55 triệu USD (tỷ lệ giảm đến 93% so với cùng kỳ). Sang năm 2011, giá trị chiết khấu tăng lên 2,31 triệu USD, tăng 320% so với 2010 tuy nhiên vẫn giảm 69% so với 2009. - Từ số liệu doanh số phát hành L/C nhập khẩu và giá trị chiết khấu như đã phân
tích cho thấy qui mô hoạt động tài trợ XNK tại SCB đang ngày càng thu hẹp. Do vậy, SCB cần có giải pháp để phát triển hoạt động này trong những năm sau hợp nhất.
2.2.1.2. Mạng lưới hoạt động trước khi hợp nhất (31/12/2011)
Trước hợp nhất, SCB hoạt động với mạng lưới gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc. Trong đó, với hơn 30 chi nhánh và số còn lại là Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm. Mạng lưới chi nhánh SCB tập trung chủ yếu khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đây là 2 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
2.2.2. Giai đoạn từ sau khi hợp nhất (2012 - 2013)
2.2.2.1. Về văn bản, quy trình, quy định liên quan đến tài trợ xuất nhập khẩu - Trên cơ sở kế thừa và phát huy hiệu quả của các văn bản, quy trình, quy định
trước khi hợp nhất, SCB đã hoàn thiện ban hành hầu hết các văn bản, quy định, quy trình, hướng dẫn liên quan để phục vụ cho công tác phát triển và kiểm soát rủi ro trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu như sau:
+ Quy trình cho vay + Quy chế bảo lãnh + Quy chế bao thanh toán
+ Quy định chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ
+ Quy định phát hành và thanh toán thư tín dụng nhập khẩu + Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ
+ Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C + Quy trình nhờ thu chứng từ
+ Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế + Hướng dẫn cho vay cầm cố lô hàng nhập khẩu + Quy định tài trợ xuất khẩu
+ Quy định về chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C + Quy định về chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất nhờ thu + Hướng dẫn nhận và quản lý tài sản bảo đảm
+ Hướng dẫn cho vay VND tài trợ xuất khẩu với lãi suất USD
+ Quy chế về phân cấp và ủy quyền phán quyết tín dụng và giải ngân + Quy chế Quản lý rủi ro tín dụng
+ Quy định về quản lý nợ quá hạn, quy trình xử lý thu hồi nợ + Quy định về hạn mức đăng ký sử dụng nguồn
+ Hướng dẫn đăng ký phê duyệt đối với các giao dịch sử dụng nguồn + Và một số văn bản liên quan khác
- Quy trình thủ tục cho vay của SCB từng bước được hoàn thiện hơn, đảm bảo yêu cầu an toàn, hiệu quả và tăng trưởng trong hoạt động tín dụng.
- Để đảm bảo tốt hơn cho công tác quản trị, thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng, SCB đang từng bước xây dựng và hoàn thiện thêm một số văn bản phục vụ cho hoạt động SCB nói chung và hoạt động tài trợ XNK nói riêng như: quy trình bảo lãnh, quy trình chiết khấu,…
2.2.2.2. Dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu
Bảng 2.11: Dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu giai đoạn sau hợp nhất (2012 - 2013)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Giá trị 01/01/2012 Tỷ trọng Giá trị 31/12/2012 Tỷ trọng Giá trị 31/12/2013 Tỷ trọng Tổng dư nợ XNK 1.218.547 100% 577.222 100% 432.392 100% Dư nợ cho vay XK 748.758 61% 350.594 61% 271.276 63% Dư nợ cho vay NK 469.789 39% 226.628 39% 161.116 37%
Bảng 2.12: Tăng giảm dư nợ cho vay XNK
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Tăng giảm 31/12/2012 so
01/01/2012 Tăng giảm 31/12/2013 so 31/12/2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Tổng dư nợ XNK -641.325 -53% -144.830 -25%
Dư nợ cho vay XK -398.164 -53% -79.318 -23%
Dư nợ cho vay NK -243.161 -52% -65.512 -29 %
Hình 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay XK và NK (31/12/2013) 63%
37%
Dư nợ cho vay XK Dư nợ cho vay NK
Bảng 2.13: Doanh số phát hành L/C nhập khẩu và chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu (2012 - 2013)
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 31/12/2013 Giá trị Giá trị Tăng/giảm so 01/01/2012 Giá trị Tăng/giảm so 31/12/2012 Doanh số phát hành
L/C NK 15,4 9,3 -6,1 12,85 3,55
Giá trị chiết khấu
BCT XK 2,31 0 -2,31 0 0
Nguồn: Báo cáo doanh số phát hành L/C nhập khẩu và báo cáo bộ chứng từ xuất khẩu được chiết khấu.
- Một năm đi vào hoạt động sau hợp nhất, tổng dư nợ cho vay XNK của SCB vào cuối 2012 đạt 577.222 triệu đồng, giảm 641.325 triệu đồng (tương đương tỷ lệ 53%) so với giai đoạn trước hợp nhất. Tỷ lệ giảm này là cả dư nợ cho vay XK và dư nợ cho vay XK đều giảm với tỷ lệ tương đương nhau. Về giá trị, dư nợ cho vay XK giảm 398.164 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương đương 53% và dư nợ cho vay NK giảm 243.161 triệu đồng, tương đương giảm 52% (Bảng 2.11 và Bảng 2.12) .
- Tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay XNK của SCB còn 432.392 triệu đồng, giảm 144.830 triệu đồng (tỷ lệ giảm 25%) so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay XK giảm 79.318 triệu đồng (tương đương giảm 23%) và dư nợ cho vay NK giảm 65.512 triệu đồng (tỷ lệ giảm 29%).
- Như vậy, sau giai đoạn hợp nhất đến nay, tổng dư nợ cho vay XNK của SCB liên tục giảm. Điều này có thể được giải thích, sau giai đoạn hợp nhất, SCB phải đối mặt với nhiều khó khăn, điển hình là vấn đề về thanh khoản. Một khi vấn đề này chưa được giải quyết thì hoạt động tín dụng khó có thể tăng trưởng. Do vậy, dư nợ cho vay XNK của SCB giảm phù hợp mục tiêu định đướng của SCB trong năm 2012 và 2013 là tập trung vào công tác ổn định hoạt động, thu hồi nợ.
- Dựa vào dữ liệu trong Bảng 2.13, doanh số phát hành L/C nhập khẩu giảm nhanh sau hợp nhất. Tính đến 31/12/2012, doanh số phát hành L/C nhập khẩu 9,3 triệu USD, giảm 6,1 triệu USD với tỷ lệ 40% so với đầu năm. Giá trị chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu giảm toàn bộ vàkhông còn số dư.
- Sang cuối năm 2013, doanh số phát hành L/C nhập khẩu đạt 12,85 triệu USD tăng 3,55 triệu USD. Điều này có thể được giải thích do SCB cuối năm 2013, SCB bắt đầu thực hiện một số giải pháp để phát triển hoạt động tài trợ XNK trở lại, triển khai gói tài trợ XNK với mức lãi suất ưu đãi, nên bước đầu đã kéo được một số khách hàng về giao dịch và phát hành L/C nhập khẩu làm cho doanh số tăng.
- Cũng theo Bảng 2.13, đầu năm 2012 giá trị chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu còn 2,31 triệu USD, đến cuối năm 2012 giá trị này bằng 0 và cho đến cuối 2013, giá trị chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu vẫn không có dấu hiệu phục hồi.
Số liệu doanh số phát hành L/C nhập khẩu và giá trị chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu là mảng hoạt động phụ thuộc nhiều vào xu hướng cho vay XNK, như trên đã phân tích, giá trị cho XNK của SCB sau hợp nhất không tăng mà còn giảm, do vậy rất khó khăn cho SCB tăng doanh số của hai nghiệp vụ này. 2.2.2.3. Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu
- Do sau hợp nhất, SCB tập trung công tác ổn định hoạt động, tăng cường thu hồi nợ, hạn chế cho vay mới nên số lượng khách hàng tham gia trong lĩnh vực tài trợ XNK chủ yếu là Khách hàng cũ và trong giai đoạn cuối năm 2013 mới phát triển thêm một số khách hàng mới với số lượng khá khiên tốn khoảng 25 Khách hàng. So với giai đoạn trước hợp nhất, số lượng khách hàng đã giảm đáng kể.
- Với quy mô mạng lưới hoạt độngvới khoảng 230 điểm giao dịch của SCB sau hợp nhất như hiện nay thì số lượng Khách hàng tham gia là rất thấp. Bình quân 9 điểm giao dịch mới có 1 khách hàng XNK.
- Sau khi triển khai gói tài trợ xuất nhập khẩu trị giá 1.000 tỷ đồng, SCB đã tăng cường công tác tiếp thị khách hàng xuất nhập khẩu, bước đầu cũng đã kéo được một số khách hàng về giao dịch với SCB (thống kê sơ bộ khoảng 8 khách hàng đang gửi hồ sơ tại SCB đề nghị tài trợ cho hoạt động kinh doanh XNK sau 1 tháng triển khai), tuy số lượng không nhiều nhưng bước đầu cũng khởi sắc cho sự phát triển về số lượng khách hàng XNK tại SCB sau hợp nhất. 2.2.2.4. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu
- Trong những năm qua, hình thức tài trợ XNK chủ yếu của SCB là cho vay thông thường (bao gồm cho vay chuẩn bị hàng xuất khẩu và cho vay thanh toán hàng nhập khẩu) chiếm tỷ trọng lớn.Các hình thức tài trợ khác như phát hành L/C nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu không nhiều, chủ yếu phụ thuộc vào việc cho vay của ngân hàng.
- Các hình thức như bảo lãnh nước ngoài, bao thanh toán quốc tế SCB chưa triển khai các sản phẩm này và cũng chưa ban hành nhiều văn bản quy định về vấn đề này. Các sản phẩm, quy định về bảo lãnh, bao thanh toán hiện tại tại SCB chủ yếu áp dụng cho hoạt động kinh doanh trong nước.
2.2.2.5. Các mặt hàng XNK SCB tài trợ
- Chủ trương của SCB tài trợ cho các mặt hàng pháp luật không cấm, hạn chế xuất/nhập khẩu; các mặt hàng tài trợ phải phù hợp với lĩnh vực đăng ký kinh doanh của khách hàng.
- Đây là điều kiện mở của SCB nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển Khách hàng, linh hoạt trong việc chọn mặt hành tài trợ phù hợp với tình hình thực tế thị trường.
2.2.2.6. Nợ quá hạn của dư nợ cho vay xuất nhập khẩu Bảng 2.14: Nợ quá hạn của dư nợ cho vay XNK
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 01/12/2012 31/12/2012 31/12/2013
Tồng dư nợ cho vay XNK 1.218.547 577.222 432.392
Tổng nợ quá hạn XNK 451.622 308.018 225.323
Tỷ lệ nợ quá hạn XNK/tổng dư nợ cho vay
Bảng 2.15: Tăng/giảm nợ quá hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Tăng/giảm 31/12/2012so
01/01/2012 Tăng/giảm 31/12/2013 so 31/12/2012
Tồng dư nợ XNK -641.325 -53% -144.830 -25%
Tổng nợ quá hạn -143.604 -32% -82.695 -27%
- Hoạt động tài trợ XNK mang lại lợi ích cao cho ngân hàng tuy nhiên nó luôn chứa đựng nhiều rủi ro do vừa chịu rủi ro của hoạt động tín dụng, vừa chịu rủi ro của hoạt động thanh toán quốc tế. Do vậy, trước ảnh hưởng xấu của nền kinh tế, tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ cho vay XNK chiếm tỷ trọng cao trong thời gian gần đây.
- Tính đến 31/12/2012, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn XNK/tổng dư nợ cho vay XNK chiểm tỷ lệ cao 53% so với tỷ lệ 37% của đầu năm (do tốc độ thu hồi nợ quá hạn XNK chậm hơn tốc độ thu hồi các khoản nợ trong hạn), tuy nhiên về mặt