Phương pháp làm nhỏ kích thước tiểu phân

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế và đánh giá đặc tính của phức hợp lipid amphotericin b (Trang 43)

Các mẫu M2 và N2 sau bào chế được đem đi siêu âm bể để làm nhỏ kích thước.

- Quy trình: Các mẫu sau bào chế hút mỗi mẫu ra 4ml đưa vào lọ thủy tinh không màu, tiến hành siêu âm ngắt quãng 30s nghỉ 30s. Trong quá trình siêu âm có sử dụng nước đá để tránh tăng nhiệt cục bộ phức hợp lipid. Mẫu thu được đánh giá các đặc tính để chọn ra thời gian siêu âm phù hợp nhất.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của siêu âm 30s nghỉ 30s đến việc giảm KTTP.

Công thức Đặc tính 0 phút 3 phút 5 phút 7 phút 10 phút

M2

Zaverage 2894 2807 Mẫu bị hỏng khi siêu âm đến phút thứ 5, có nhiều tiểu phân to nhìn thấy bằng mắt thường lơ lửng trong mẫu.

PDI 0,485 0,488

N2 Zaverage 2621 1812 2288 2133 4619

PDI 0,402 0,286 0,404 0,392 0,634

Nhận xét: Cả 2 mẫu đều cho thấy sự giảm đi về KTTP sau khi siêu âm 3’. - Trong đó: Mẫu M2 KTTP giảm không nhiều, phân bố KTTP không đồng đều, siêu âm đến phút thứ 5 thì mẫu bị hỏng, có thể do AMB và phospholipid trong phức hợp liên kết không chặt, dưới tác dụng của sóng siêu âm và nhiệt độ, phức bị vỡ ra giải phóng AMB tự do khiến chúng tự tụ lại với nhau và tạo các tiểu phân to như quan sát được.

- Mẫu N2 siêu âm 3’ giảm KTTP đáng kể, phân bố KTTP tương đối đồng nhất (PDI= 0,286), thời gian siêu âm tăng lên 5’, 7’ thấy KTTP tăng lên và phân bố KTTP kém đồng nhất hơn.

Kết luận: Mẫu N2 sau siêu âm 3’ được giữ lại để theo dõi độ ổn định.

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế và đánh giá đặc tính của phức hợp lipid amphotericin b (Trang 43)