Ảnh hưởng tỉ lệ dược chất/tổng số mol phospholipid (M/M)

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế và đánh giá đặc tính của phức hợp lipid amphotericin b (Trang 32)

Theo kết quả của nghiên cứu trước của dược sĩ Nguyễn Thị Mĩ [5], 2 công thức có tỉ lệ AMB bằng 25% mol và 35% mol trên tổng số mol phospholipid (HSPC: 140µmol, DSPG: 60µmol) bào chế bằng phương pháp thay đổi dung môi với dung môi hòa tan dược chất và phospholipid lần lượt là DMSO và CHCl3, dung môi pha nước là đệm phosphat pH 7,4 cho kết quả KTTP nhỏ, phân bố KTTP hẹp, hiệu suất nạp AMB cao hơn so với các công thức cùng nghiên cứu và giữ được ổn định KTTP, PDI sau 3 tuần. Để khảo sát kĩ hơn về ảnh hưởng của tỉ lệ %mol AMB, các công thức 25% mol, 30% mol, 35% mol, 40% mol AMB được tiến hành bào chế bằng phương pháp thay đổi dung môi, giữ cố định tổng số mol lipid sử dụng là 200 µmol, tỷ lệ mol HSPC: DSPG là 7:3, pha nước là dung dịch đệm phosphat pH 7,4. Bên cạnh đó, theo các tài liệu tham khảo, phức hợp lipid AMB trong chế phẩm Abelcet có tỉ lệ mol AMB/phospholipid là 1:1, do đó công thức 100% mol AMB được tiến hành khảo sát đồng thời. Thành phần các công thức được mô tả trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần các công thức nhóm thay đổi tỉ lệ dược chất.

Công thức HSPC (µmol) DSPG (µmol) AMB (µmol) mol % AMB/ tổng lipid CT1 140 60 50 25 CT2 140 60 60 30 CT3 140 60 70 35 CT4 140 60 80 40 CT5 140 60 200 100

- Về hình thức:

 Mẫu CT1, 2, 3, 4: Màu vàng đục, không quan sát thấy các tinh thể dược chất và các tiểu phân có kích thước lớn. Sau 1 ngày bảo quản ở điều kiện 2-8oC không thấy có hiện tượng lắng cặn.

 Mẫu CT5: Màu vàng tươi, thể chất mịn, không quan sát thấy các tinh thể dược chất và các tiểu phân có kích thước lớn. Sau 1 ngày bảo quản ở điều kiện 2- 8oC không thấy có hiện tượng lắng cặn.

 Sau 1 tuần, mẫu CT5 có hiện tượng tủa ít.

 Sau 1 tuần, các mẫu CT 3, 4 có hiện tượng lắng cặn.

Hình 3.1. Mẫu CT3, CT4 sau 1 tuần bào chế.

 Sau 3 tuần, mẫu CT1,2 vẫn không thấy lắng cặn.

Bảng 3.2. KTTP, phân bố KTTP các công thức nhóm thay đổi tỷ lệ AMB

Công thức Cảm quan Zaverage(d.nm) PDI

CT1 Đẹp, không có tiểu phân lớn nhìn được bằng mắt thường. 807,7 0,440 CT2 829,7 0,729 CT3 862,0 0,631 CT4 1102 0,778 CT5 Đẹp, thể chất mịn, sau 1 tuần

Hình 3.2. Đồ thị KTTP, phân bố KTTP nhóm thay đổi tỉ lệ AMB Nhận xét:

- Với các hàm lượng AMB trong khảo sát này, các mẫu thu được có cảm quan đẹp, không có tiểu phân lớn quan sát được bằng mắt thường.

- Các mẫu CT2, 3, 4 phân bố KTTP không đồng nhất (PDI > 0,5)

- Mẫu CT5 có kích thước nhỏ nhất, thể chất mịn, sau 1 tuần bắt đầu thấy có hiện tượng lắng cặn.

- Mẫu CT1 phân bố KTTP tương đối đồng nhất, KTTP < 1000nm.

- Mẫu CT1 và CT5 cho cảm quan cũng như KTTP và phân bố KTTP đẹp hơn CT2, 3, 4.

Kết luận:

- Các mẫu 25% mol và 100% mol tiếp tục được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế và đánh giá đặc tính của phức hợp lipid amphotericin b (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)