Bào chế công thức có thành phần như M2 bằng phương pháp hydrat hóa màng film.
- Đặt tên công thức là N2. - Quy trình:
Acid hóa methanol bằng acid HCl đến pH 1-3.
Cân và hòa tan 200µmol AMB trong 100ml methanol đã acid hóa (dung dịch 1)
Cân và hòa tan 140µmol HSPC, 60µmol DSPG trong 2ml CHCl3 (dung dịch 2)
Phối hợp dung dịch 1 và 2 được dung dịch 3.
Cân 3g bi thủy tinh cho vào bình cầu dung tích 1000ml của hệ thống cất quay. Chuyển dung dịch 3 vào bình cầu.
Tiến hành cất quay ở điều kiện nhiệt độ 41oC, tốc độ quay 150 vòng/phút. Hệ thống cất quay được hút chân không, điều chỉnh áp suất để dung môi bay hơi từ từ. Sau 30 phút hút chân không, dung môi bay hết và màng film được hình thành thì giảm tốc độ quay xuống 100 vòng/phút. Tiếp tục cất quay đến khi đã loại hết hoàn toàn dung môi hữu cơ.
Hydrat hóa màng với 20ml dd NaCl 0,9% đến khi sạch hết lớp màng màu vàng trên thành đáy bình cầu.
Mẫu thu được sau bào chế bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC tránh ánh sáng.
- Về cảm quan: Mẫu thu được có màu vàng tươi, thể chất đều mịn, không quan sát thấy các tiểu phân lớn có thể quan sát bằng mắt thường, bảo quản sau 1 ngày bào chế không thấy có hiện tượng tủa, lắng cặn.
Hình 3.6. Mẫu N2 sau bào chế.
- Kết quả đo KTTP, phân bố KTTP và hiệu suất nạp được trình bày trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. KTTP, phân bố KTTP, hiệu suất nạp mẫu N2.
Công thức Zaverage PDI Hiệu suất nạp
Nhận xét: mẫu sau bào chế có cảm quan đẹp, thể chất mịn màng, sau bảo quản 1 ngày không thấy có hiện tượng tủa, lắng cặn. Bảo quản sau 1 tuần thể chất vẫn đẹp, không thấy hiện tượng tủa. Tuy nhiên KTTP lớn và phân bố KTTP không đều. So sánh với mẫu M2: công thức N2 cho KTTP nhỏ hơn và phân bố KTTP đồng nhất hơn. Mẫu sau bào chế cần tìm cách để làm nhỏ KTTP và tăng độ đồng nhất.
Kết luận: 2 công thức M2 và N2 được giữ lại để khảo sát việc làm nhỏ KTTP.