Bào chế phức hợp lipid Amphotericin B có tỉ lệ mol AMB bằng 100%/

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế và đánh giá đặc tính của phức hợp lipid amphotericin b (Trang 39)

số mol lipid.

- Trong công thức B1, có thể dung môi DMSO chưa bay hơi hết (do rất khó bay hơi ở nhiệt độ phòng), nên làm mẫu kém ổn định. Vì vậy, chúng tôi quyết định thay đổi dung môi hòa tan dược chất từ DMSO sang Methanol đã được acid hóa đến pH 1-3 để khảo sát tiếp.

- Tiến hành bào chế 2 công thức tỉ lệ AMB là 100% mol/ tổng số mol lipid, dung môi hòa tan dược chất là Methanol đã được acid hóa đến pH 1-3, pha nước là đệm phosphat pH 7,4 và dung dịch NaCl 0,9% bằng phương pháp thay đổi dung môi.

- Quy trình:

 Acid hóa methanol bằng acid HCl 2.5N đến pH 1-3.

 Cân và hòa tan 200µmol AMB trong 100ml methanol đã acid hóa (dung dịch 1).

 Cân và hòa tan 140µmol HSPC, 60µmol DSPG trong 2ml CHCl3 (dung dịch 2).

 Phối hợp dung dịch 1 và dung dịch 2 thu được dung dịch 3.

 Tiêm 20ml dd đệm phosphat 7,4 hoặc 20mm dd NaCl 0,9% vào dung dịch trên kết hợp khuấy từ để đồng nhất. Khuấy từ trong 24h ở nhiệt độ phòng trong tủ hút để bay hơi hết Chloroform và Methanol.

 Mẫu thu được bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC tránh ánh sáng.

3.2.1. Ảnh hưởng của pha nước.

- Thành phần các mẫu được mô tả trong bản 3.6.

Bảng 3.6. Thành phần các công thức trong nhóm thay đổi pha nước

Công thức Dung môi hòa tan

dược chất Pha nước

Tổng số mol phospholipid (µmol) Số mol AMB (µmol) M1 Methanol Đệm phosphat pH 7,4 200 200 M2 Methanol Dd NaCl 0,9% 200 200 - Về cảm quan:

+ Mẫu M1 sau khi bào chế có màu vàng đục, có nhiều tiểu phân kích thước lớn có thể quan sát bằng mắt thường.

+ Mẫu M2 có màu vàng tươi, thể chất mịn, không thấy các tiểu phân lớn bằng mắt thường, sau 1 ngày bào chế không thấy hiện tượng lắng cặn.

- Kết quả đo KTTP, phân bố KTTP và hiệu suất nạp mẫu M2 được mô tả trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. KTTP, phân bố KTTP, hiệu suất nạp mẫu M2

Công thức KTTP(d.nm) PDI Hiệu suất nạp

M2 2894 0.485 80%

Nhận xét: Công thức M2 sao bào chế có thể chất đẹp, hỗn dịch mịn, sau khi bảo quản 1 tuần trong điều kiện 2-8oC tránh sánh sáng không thấy hiện tượng tủa, chứng tỏ mẫu M2 có độ ổn định tốt hơn so với mẫu B1. Tuy nhiên KTTP to, phân bố KTTP không đồng nhất.

Kết luận: Khảo sát phương pháp bào chế mẫu M2 để cải thiện KTTP và tăng độ đồng nhất của công thức.

Một phần của tài liệu Tiếp tục nghiên cứu bào chế và đánh giá đặc tính của phức hợp lipid amphotericin b (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)