Chức năng, nhiệm vụ, hàng hóa của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần công nghệ gỗ đại thành ” (Trang 33)

2.1.4.1. Chức năng

công ty Công Nghệ Gỗ Đại Thành là đơn vị chuyên sản xuất chế biến gỗ, hàng lâm sản để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, chủ yếu là bàn ghế theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Đồng thời tạo được việc làm ổn định cho 3500 người lao động.

công ty tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cho tỉnh nhà, góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành được quyền sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác do các thành viên góp vốn và sáng lập đóng góp để đạt mục tiêu kinh doanh trên nguyên tắc phát triển và bảo tồn vốn.

Để thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, công ty cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành là đơn vị chuyên sản xuất chế biến gỗ, hàng lâm sản để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, chủ yếu là bàn ghế theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Đồng thời tạo được việc làm ổn định cho 3500 người lao động.

Công ty tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cho tỉnh nhà, góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành được quyền sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác do các thành viên góp vốn và sáng lập đóng góp để đạt mục tiêu kinh doanh trên nguyên tắc phát triển và bảo tồn vốn.

2.1.4.3 Các hàng hóa dịch vụ chủ yếu của công ty

Hàng hóa của công ty chủ yếu là các loại sản phẩm về gỗ, lâm sản được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Đặc biệt là các sản phẩm bàn ghế như: ghế có tay, ghế không tay, bàn vuông, bàn tròn, bàn oval, bàn hình chữ nhật, bàn bát giác, bàn lục giác, ghế một chỗ, ghế hai chỗ… Và các sản phẩm khác như ghế xích đu, ghế nằm, xe đẩy trà, giường nằm... và sản xuất sản

phẩm theo đơn đặt hàng và thiết kế do nhà đặt hàng yêu cầu.

SOFA

GHẾ BĂNG ĐƠN, LÓT NỆM

2.1.4.4. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu một số mặt hàng chủ yếu

Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới như hiện nay, yếu tố khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng đến sản lượng và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là trong giai đoạn khoa học công nghệ đang dần đạt đến đỉnh cao cùng với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì chúng ta có thể nói rằng: “Khoa học công nghệ là chìa khóa mở ra con đường tồn tại, phát triển và vươn tới thành công của các doanh nghiệp”.

BÀN CÀFÊ, 6 GHẾ XẾP

Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ, ban lãnh đạo công ty đã đầu tư các vật dụng máy móc, thiết bị cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh máy móc thiết bị thì con người đóng vai trò quan trọng nhất vì đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do vậy cần có đội ngũ công nhân có trình độ, có tay nghề cao.

Sau đây là quy trình tổng quát công nghệ sản xuất của công ty:

(Nguồn: Phòng Kế hoạch)

Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất

Giải thích nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ:

Gỗ đưa vào

xưởng Xẻ phách Xếp gỗ vào lò sấy

Cưa lộng Ra phôi theo quy

cách Gỗ sấy ra lò Cắt phay mộng Tubi Khoan Lắp ráp Thành phẩm Chà nhám Bào Nhúng dầu KCS, đóng gói bao bì Nhập kho thành phẩm Chất xếp lên Container (2) 9 (4) (5) (6) (7) (8) (9) (15) (14) (13) (12) (10) (11) (17) (16) (3) 9 (1)

(1) Gỗ đưa vào xưởng: Nguyên liệu chính cung cấp cho quá trình sản xuất là gỗ tròn các loại. Gỗ được bốc xếp từ cảng về các xưởng chế biến.

(2) Xẻ phách: Sau đó gỗ được đưa vào xưởng cưa để xẻ phách và gián mã phách. Phách chính là những khúc gỗ được xẻ với những quy cách nhất định tùy theo yêu cầu sử dụng của phách đó vào những công đoạn để chế tạo chi tiết nào thì sẽ có độ dày, độ rỗng, độ dài phù hợp. Việc gián phách vào các thanh gỗ nhằm tạo sự thuận lợi cho người sử dụng trong quá trình phân loại cũng như trong các công đoạn sau này.

(3) Xếp gỗ vào lò sấy: Gỗ sau khi tiến hành xẻ phách được xếp vào lò sấy nhằm tạo cho gỗ độ ẩm nhất định. Thời gian sấy gỗ tùy thuộc vào độ dài của phách. Độ dài của phách lớn hơn 35mm, thời gian sấy lớn hơn 16 ngày.

(4) Gỗ sấy ra lò: Sau khi sấy tới độ ẩm nhất định thì phách sẽ được lấy ra khỏi lò.

(5) Ra phôi theo quy cách: Sau khi lấy gỗ ra khỏi lò thì gỗ được đưa vào kho ra phôi theo quy cách.

(6) Cưa lộng: Sau khi tiến hành ra phôi theo quy cách, để có được các chi tiết cho việc hoàn thành các sản phẩm, người ta tiến hành tiếp nguyên công cưa lộng một số chi tiết cần thiết theo công dụng của chúng. Công đoạn cưa lộng nhằm mục đích tạo cho phôi có được yêu cầu của bản vẽ chi tiết sản phẩm.

(7) Bào: Sau khi cưa lộng tiến hành khâu bào nhẵn, làm sạch các chi tiết.

(8) Tubi: Là bước làm sạch bóng các chi tiết lần nữa.

(9) Cắt phay mộng: Việc cắt phay mộng các chi tiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi lắp ghép mối lắp ghép giữa các chi tiết.

(10) Khoan: Có thể tiến hành khoan lỗ nhằm hoàn thiện trong việc lắp ghép, chuyên chở sản phẩm sau này.

(11) Chà nhám: Trong quá trình cắt phay mộng và khoan, các chi tiết của sản phẩm có thể bị mất một phần độ bóng. Vì vậy, cần có khâu chà nhám để sản phẩm tăng độ bóng và độ nhẵn bề mặt, tạo sự nổi bật cho các vân gỗ có sẵn của sản phẩm.

(12) Lắp ráp: Lắp ráp là tiến hành liên kết các chi tiết để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

(13) Thành phẩm: Sau khi lắp ráp thì sản phẩm đã được hoàn chỉnh.

(14) Nhúng dầu: Thành phẩm được nhúng dầu để tăng

thêm độ bóng mịn, tính thẩm mĩ, làm cho sản phẩm có khả năng thích nghi được với các môi trường khác nhau.

(15) KCS, đóng gói bao bì: Khi hoàn thành, thành phẩm lại được tách ra và tiến hành kiểm tra chất lượng lần cuối trước khi tiến hành đóng gói nhằm tạo sự thuận lợi, an toàn trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

(16) Nhập kho thành phẩm: SP hoàn thiện nhập kho qua khâu kiểm tra

(17) Chất xếp lên Container: Lúc này, với yêu cầu của khách hàng, sản phẩm sẽ được xuất kho, sắp xếp vào

container vận chuyển lên tàu và thực hiện giao hàng cho các đối tác của Công ty.

2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp2.1.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý 2.1.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Ban kiểm soát

Đại hội đồng cổ đông Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Các phó giám đốc P h òn g H C N S P h òn g k ế t n i c h ín h P h òn g đ ầu & p h át tr iển P h òn g k ế ho ạc h P h òn g k in h do an h X N K P h òn g K T ch ất n sả n p h ẩm P .k ĩ t h u ật v i tín h Hội đồng quản trị

Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Mô hình được tổ chức theo trực tuyến - chức năng, vừa đảm bảo được sự thống nhất, phát huy được năng lực của từng bộ phận, vừa kịp thời trong chỉ đạo, quản lý. Đồng hời, đảm bảo tính linh hoạt, chủ động, bổ sung cho nhau để hoàn thành các kế hoạch đã đặt ra của công ty, góp phần cho sự phát triển của toàn công ty.

Hội đồng quản trị không thâu tóm toán bộ quyền lực mà phân quyền cho các phó giám đốc và kế toán trưởng, tạo cho các cấp dưới sự chủ động và sáng tạo, đồng thời có trách nhiệm hơn với công việc.

2.1.5.2. Nhiệm vụ, chức năng của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các đơn vị của công ty

Hội đồng thành viên: Bao gồm 02 thành viên, có quyền tham gia quản lý công ty thông qua các kỳ họp hàng năm. Có nhiệm vụ đề ra các chủ trương, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Giám đốc:

- Do Hội đồng thành viên quyết định bầu ra đại diện, là người đại diện cho công ty trước pháp luật và các cơ quan nhà nước. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và pháp luật toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty.

- Chỉ đạo điều hành hoạt động tài chính của công ty, huy động nguồn lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện các cam kết về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.

- Có quyền quyết định cao nhất về mọi hoạt động của Công ty.

Phòng tài chính kế toán, tài vụ:

- Chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà Nước theo qui định kế toán về hoạt động tài chính kế toán của công ty. Theo dõi, tập hợp và báo cáo cho giám đốc về các số liệu có liên quan hoạt động tài chính, thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của công ty.

- Lập các kế hoạch marketing, bán hàng, nhân sự,... cho giám đốc duyệt.

- Quản lí, lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán, đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả vốn và tài sản của công ty.

- Lập các quỹ lương và xây dựng hệ thống lương cho công ty.

Phòng kĩ thuật:

- Đây là bộ phận chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kĩ thuật, bản vẽ sản phẩm.

- Quản lý kĩ thuật công nghệ sản xuất, lập và thiết kế các bản vẽ kĩ thuật về sản phẩm công ty. Lập định mức kinh tế kĩ thuật, hướng dẫn kĩ thuật cho việc chế tạo, sản xuất.

- Theo dõi và đề xuất, báo cáo về tình hình sử dụng máy móc, công nghệ mới trong sản xuất sản phẩm.

Kho: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động mua sắm vật tư, tổ chức sản xuất, tổ chức cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Kiểm soát tiến độ thực hiện và đôn đốc các nhà cung ứng kịp thời. Kiểm tra sản phẩm khi nhập kho.

Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm việc thu, chi ngân sách cho công ty.

Phân xưởng: Là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm.

2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010-2012

Để thuận tiện trong việc phân tích, dưới đây là bảng tổng hợp một vài chỉ tiêu được lấy từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 2.1: Bảng số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. ( Đơn vị tính: đồng)

S T T

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So Sánh 2011/2010 2012/2011 ST TL % ST TL % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 261.193.015.246 330.412.939.200 282.475.765.779 69.219.924.000 26,5 -47.937.173.500 -14,5 2Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 261.193.015.246 330.412.939.200 282.475.765.779 69.219.924.000 26,5 -47.937.173.500 -14,5 4Giá vốn hàng bán 239.594.445.428 281.763.059.885 231.008.716.885 42.168.614.400 17,6 -50.754.343.000 -18,01 5 LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 21.598.569.818 48.649.879.315 51.467.049.291 27.051.309.500 125,24 2.817.169.980 5,47 6Doanh thu hoạt

động tài chính 245.678.954 3.933.036.388 1.952.456.789 3.687.357.434 1500,8 -1.980.579.599 -50,36 7Chi phí tài chính 14.586.475.970 35.467.894.566 36.548.147.427 20.881.418.590 143,17 1.080.252.860 2,96 Trong đó: Chi phí lãi vay 14.586.475.970 35.467.894.566 36.548.147.427 20.881.418.590 143,17 1.080.252.860 2,96 8Chi phí bán hàng 2.817.965.660 4.926.748.790 4.861.052.721 2.108.783.130 74,83 -65.696.069 -1,33 9Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.871.820.686 4.333.482.805 3.275.719.363 1.461.662.119 50,89 -1.057.763.442 -24,41 1 0 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.567.986.456 7.854.789.542 8.734.586.569 6.286.803.086 400,9 879.797.027 11,2 1 1 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.567.986.456 7.854.789.542 8.734.586.569 6.286.803.086 400,9 879.797.027 11,2 1 2 Chi phí thuế TNDN hiện hành (25%) 391.996.614 1.963.697.386 2.183.646.642 1.571.700.772 400,95 219.949.256 11,2 1 3

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ lợi nhuận của công ty qua các năm 2010-2012

Nhận xét:

Thông qua bảng số liệu trên ta tình hình doanh thu của công ty không ổn định qua các năm. Từ năm 2010 đến 2011 thì doanh thu thuần có xu hướng tăng, cụ thể tăng 6,922,892,395 đồng về mặt tuyệt đối, còn về mặt tương đối tăng khoảng 26,5%, còn năm 2011 đến 2012 thì doanh thu thuần của công ty có xu hướng giảm , cụ thể giảm 4,793,717,342 đồng về mặt tuyệt đối, và giảm 14,5% về mặt tương đối.

Bên cạnh việc thay đổi doanh thu qua các năm thì các khoản mục chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và những chi phí khác cũng tăng lên khá rõ. Tổng các khoản mục chi phí năm 2010 tăng từ 20.276.262.320 đồng đến năm 2011 tăng lên 44.728.126.160 đồng, tương ứng tăng 120,6% trong tổng chi phí. Tổng chi phí năm 2011 từ 44.728.126.160 đồng có sự giảm rất nhẹ 44.684.919.510 đồng, tương ứng giảm 9,66%. Nguyên nhân khiến cho chi phí tăng qua các năm là do tình hình lạm phát ngày càng cao, công ty phải chịu một khoản chi phí lớn đó là lãi vay ngân hàng do chủ yếu các nguồn hình thành nguồn vốn chủ yếu là vay ngân hàng, giá điện, nước, xăng dầu tăng…. Vì thế chi phí doanh nghiệp bỏ ra khá cao để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là điều dễ hiểu. Bài toán chi phí là vấn đề với công ty khi cân nhắc lập kế hoạch sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh với thị trường trong nước và các nước khác.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty thì doanh thu thuần có giảm, thế nhưng LNST của công ty có xu hướng tăng qua các năm 2010-2012.Cụ thể LNST năm 2011 tăng lên 4.951.043.296 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 371,5%. Từ năm 2012 tăng lên 267.109.043 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 4,25%. Sở dĩ lợi nhuận tăng cao như vậy là nhờ công ty đã có kế hoạch sản xuất phù hợp, tìm kiếm nguồn nguyên liệu rẻ nhưng chất lượng, đầu tư tích trữ hợp lý nhằm cung cấp kịp các đơn hàng và uy tín, giảm giá thành hàng hóa, để làm cho giá bán thấp, tăng số lượng đơn đặt hàng, đồng thời công ty cũng phát huy được năng suất lao động của người lao động. Đây là một điều đáng nhắc đến của công ty khi mà cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra hầu hết trên toàn thế giới, mà đặc biêt ở các nước EU, mà thị trường của công ty là xuất sang các nước EU chiếm một tỷ trọng khá lớn, có thể nói trong giai đoạn này công ty đã thực hiện công tác đổi mới toàn diện về mọi mặt để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng, tạo được một thành công cho doanh nghiệp. Đây là một trong những điểm mạnh mà công ty đã phát huy được trong thời gian qua.

2.2. Phân tích hoạt động tiêu thụ của công ty từ năm 2010-2012

2.2.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty2.2.1.1. Thị trường tiêu thụ 2.2.1.1. Thị trường tiêu thụ

Gắn sản phẩm của mình với thị trường là điều mà các doanh nghiệp mong muốn đạt được, để sản phẩm của mình thị trường có thể chấp nhận và tin tưởng trong thời gian hiện tại và trong tương lai là mục tiêu doanh nghiệp đặt ra và phải hoàn thành được. Vì vậy để đạt được mục tiêu này các doanh nghiệp cần làm đầy đủ và tốt công tác nghiên cứu thị trường. Trong những năm qua công ty làm khá tốt và đầy đủ các hoạt động này.

Trong quá trình hoạt động, thị trường chủ yếu của công ty là xuất khẩu nên trong thời gian qua công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường trong nước, bên cạnh đó còn phân tích và tìm hiểu thêm thị trường trên thế giới, tuy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần công nghệ gỗ đại thành ” (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w