Tác động từ sự giao thoa văn hóa

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi, hòa bình xưa và nay (Trang 54)

7. Bố cục của Khóa luận

3.2.4. Tác động từ sự giao thoa văn hóa

Trên cơ sở nhận thức các dân tộc không sống biệt lập, bởi khi đất nƣớc phát triển thì nhu cầu mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới tất yếu phải có sự giao lƣu về văn hóa và xã hội. Do đó, sự giao thoa văn hóa giữa các tộc ngƣời là một sự thực lịch sử, nhất là trong thời đại ngày nay, với sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông, báo đài cùng nhiều sản phẩm văn hóa khác đã và đang tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần, trong đó có nghi lễ tang ma của ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi - Hòa Bình.

Ngoài văn hóa truyền thống, đồng bào đã tiếp nhận nhiều hơn các giá trị văn hóa quốc tế, khu vực, trong nƣớc và các tộc ngƣời sống xung quanh. Trong cuộc giao tiếp này, hai bên đã có những ảnh hƣởng lẫn nhau, nhất là các tộc ngƣời đang cộng cƣ xen kẽ với ngƣời Mƣờng nhƣ ngƣời Kinh, ngƣời thái... Thông qua việc tiếp nhận các giá trị văn hóa mới, phong tục tập quán có điều kiện để so sánh, chọn lọc, cách tân, cải tiến cho phù hợp với điều kiện mới mà vẫn không đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc.

Nhìn vào thực tế hiện nay, chúng ta thấy ngƣời Mƣờng đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa mới từ các tộc ngƣời khác sống xung quanh, chẳng hạn hiện tƣợng dâng cúng bát cơm, quả trứng cho ngƣời mới mất có sự tƣơng đồng ở nhiều tộc ngƣời Việt Nam.

Quá trình cộng cƣ đan xen cận kề với ngƣời Kinh đã làm cho đời sống văn hóa tộc ngƣời biến đổi nhanh chóng. Chẳng hạn, trƣớc kia nhà sàn là loại hình nhà duy nhất thì ngày nay đã có nhiều biến đổi. Ngôi nhà sàn truyền thống đã đƣợc cải biến để phù hợp hơn với môi trƣờng và cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, ở khu vực thành thị, thị trấn, những ngôi nhà bằng đất, lợp ngói, nhà xây kiên cố, nhà cao tầng xuất hiện ngày càng nhiều thay thế cho ngôi nhà sàn xƣa. Những tiện nghi sinh hoạt trong nhà, cách bài trí nội thất cũng có nhiều thay đổi.

49

Hình ảnh bếp củi chỉ thấy trong những ngôi nhà sàn ở vùng sâu, vùng xa, thay vào đó ở vùng trung tâm, ngƣời Mƣờng đang có xu hƣớng sử dụng bếp ga, bếp điện, bếp than vào việc nấu nƣớng hàng ngày. Nhiều gia đình mua sắm bàn ghế sa lông, trƣờng kỷ để tiếp khách, tủ ly, tủ rƣợu, tủ đựng quần áo hai, ba buồng, ti vi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, giƣờng đôi hiện đại, ga, đệm, chăn lông, thảm len,... làm cho không gian trong ngôi nhà thay đổi căn bản.

Có thể nói, nền kinh tế thị trƣờng phát triển đã và đang tác động mạnh mẽ, làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của ngƣời Mƣờng . Yếu tố này chính là nhân tố quan trọng khiến quá trình giao lƣu, tiếp biến văn hóa giữa ngƣời Mƣờng với các tộc ngƣời khác ngày càng đƣợc mở rộng, phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, chúng ta cũng phải kể đến những mặt tiêu cực đã và đang ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa của dân tộc.Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, văn hóa ngoại lai xâm nhập vào nƣớc ta một cách dễ dàng, sự tràn ngập của văn hóa nƣớc ngoài hiện nay nhƣ phim ảnh, băng đĩa nhạc, tranh ảnh,... đã tác động đến cộng đồng cƣ dân, nhất là một bộ phận tầng lớp thanh thiếu niên, khiến cho một số bản sắc văn hóa tộc ngƣời đang bị mai một, đồng thời hình thành lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, xem nhẹ những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục trong cộng đồng, xã hội. Bởi vậy, tác động của kinh tế thị trƣờng, của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã ảnh hƣởng đến lối sống, hình thành nên tâm lý tiêu dùng, chạy theo tiện nghi vật chất không chỉ ở ngƣời Mƣờng mà còn ở hầu hết các tộc ngƣời sinh sống trên đất nƣớc ta. Đó là sự báo động về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong tình hình hiện nay.

50

3.3. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong tang ma của ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi – Hòa Bình

3.3.1. Những giá trị trong tập tục tang ma của người Mường ở Mường Bi- Hòa Bình

Giá trị văn hóa giáo dục

Xƣa kia, do điều kiện chủ quan và khách quan ở miền núi nên giáo dục cũng kém phát triển, do đó sự kế thừa về tri thức văn hóa của tộc ngƣời chủ yếu là qua cuộc sống hàng ngày, qua phong tục tập quán để tiến hành tuyên truyền văn hóa, và tang ma là một trong những hoạt động quan trọng đó. Đặc biệt, sự giáo dục của văn hóa tang ma đối với tộc ngƣời khá quan trọng, bởi chế độ ngũ phục không chỉ quy định con cái để tang cho cha mẹ, ông bà, cụ kỵ, tổ tiên, mà còn phải để tang và làm tròn đạo hiếu với anh em họ hàng thuộc chi trên dƣới, thậm ch còn để tang cho anh em, chị em, mục đ ch của hình thức để tang này là dựa vào đó để giáo dục mọi ngƣời k nh trên nhƣờng dƣới, gìn giữ tốt mối quan hệ với gia tộc và gia đình.

Mo trong nghi lễ tang ma của ngƣời Mƣờng mang đậm chất văn hóa dân tộc. Qua áng mo, những ngƣời trong cộng đồng muốn nhớ lại quá trình hình thành đất nƣớc và vạn vật, cội nguồn. Những lời mo không đơn thuần là những lời dạy dỗ con cháu của ngƣời quá cố mà sâu xa hơn là lời dạy dỗ của cha ông đối với cả một cộng đồng, nó còn thể hiện tình cảm nhớ thƣơng luyến tiếc của gia đình, cộng đồng trƣớc sự ra đi vĩnh viễn của ngƣời thân.

Qua nghi lễ quạt ma, các hoạt động trong tang lễ, chúng ta cũng cảm nhận đƣợc tinh thần cố kết bền chặt của các thành viêntrong gia đình với toàn thể cộng đồng, với thiên nhiên và môi trƣờng. Tục làm bữa và tục khóc thông gia trong nghi lễ của ngƣời Mƣờng cũng chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc, thể hiện đƣợc tính tập thể, tinh thần đoàn kết “tối lửa tắt đèn có nhau” .

Tang ma là môi trƣờng tốt nhất giáo dục các thế hệ con cháu phải ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ, đồng thời tang ma cũng là một trƣờng bảo lƣu các

51

yếu tố văn hóa truyền thống của tộc ngƣời tốt nhất, vì so với các thành tố văn hóa khác nhƣ nhà cửa, ăn uống, trang phục,... thì tang ma biến đổi chậm hơn.

Giá trị cố kết cộng đồng

Qua những nghi lễ tang ma, tinh thần cộng đồng làng bản đƣợc thể hiện khá rõ nét. Bởi khi một thành viên của một gia đình chết, cả bản mƣờng có nhiệm vụ giúp đỡ, lo liệu ma chay cho ngƣời quá cố. Mỗi thành phần khi đến phúng viếng đều mang theo những lễ vật và tiền phúng viếng theo luật tục của cộng đồng để biểu đạt niềm thƣơng tiếc và chia buồn với tang chủ. Tang chủ có nghĩa vụ nhận, cảm ơn sự sẻ chia, không có quyền từ chối. Mỗi lần nhận lễ phúng viếng, tang gia đáp lại tình cảm của khách bằng cách: con trai, con rể thì cúi lạy cám ơn, con gái, con dâu thì khóc than báo danh ngƣời đến viếng cho cha (mẹ) biết mà nhận lễ của ngƣời đó.

Sự phúng viếng của bà con lối xóm là nghĩa, là tình, là những chia sẻ về trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng. Những đồ lễ phúng viếng đó ngoài ý nghĩa giúp đỡ tang gia lúc rủi ro còn có sự ký gửi, phòng khi nhà mình có việc không may xảy đến. Việc nhận lễ vật và tiền phúng viếng gần nhƣ một thỏa thuận ngầm “có đi có lại” của mỗi thành viên trong cộng đồng, nó ràng buộc tang chủ với cộng đồng cả về trách nhiệm và tình cảm, nếu trong tang ma của gia đình nào có quá t ngƣời đến giúp đỡ và phúng viếng thì có nghĩa là tang chủ ăn ở với xóm làng không đƣợc tốt, hoặc bản thân tang chủ chắc cũng t tham gia vào những công việc chung của cộng đồng, nên khi nhà mình có việc mọi ngƣời cũng né tránh hoặc có đến viếng cũng chỉ lấy lệ.

Sự giúp đỡ vô điều kiện đậm đà t nh làng nghĩa xóm đã trở thành nội dung của các bài hát nghi lễ trong đám tang của ngƣời Mƣờng. Chính tinh thần ấy đã nuôi dƣỡng tâm hồn con ngƣời, giáo dục đạo lý làm ngƣời cho các thế hệ mai sau. Đó cũng là nét ứng xử hết sức tinh tế của cộng đồng, không chỉ dành cho ngƣời quá cố mà cả gia quyến, trên cơ sở chồng chéo các mối quan hệ cá nhân, cộng đồng.

52

Giá trị bảo lƣu các loại hình nghệ thuật dân gian tộc ngƣời

Các loại hình nghề thuật trong tang ma của ngƣời Mƣờng chủ yếu nhằm mục đ ch mua vui cho linh hồn ngƣời chết, đồng thời cũng gắn liền với những nhu cầu đời sống văn hóa và tâm linh của ngƣời Mƣờng. Bởi vậy, tang ma cũng chính là nơi lƣu giữ nhiều loại hình nghệ thuật: nghệ thuật ngôn ngữ thông qua hình thức diễn xƣớng những bài cúng do thầy Mo đọc trong quá trình diễn ra tang lễ. Các hình thức mỹ thuật: trang trí trên trang phục của thầy Tào, trên nhà táng, nhà xe… Âm nhạc trong tang lễ, các điệu múa…

Ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi nói riêng và ngƣời Mƣờng ở Việt Nam nói chung có một hệ thống các bài tang ca và mo cúng mang giá trị nhân văn sâu sắc. Nội dung của Mo Mƣờng với hàng chục nghìn câu thơ, câu văn vần qua các bài mo, cát mo, roóng mo đƣợc sáng tác theo vần điệu, nghệ thuật và tuân thủ theo một nguyên tắc diễn xƣớng nhất định đƣợc truyền khẩu từ đời này sang đời khác.Các áng mo Mƣờng đƣợc thể hiện qua tài ứng khẩu tài tình của các thầy mo căn cứ theo hiện tại, hoàn cảnh và điều kiện của từng gia đình, dòng họ, đối tƣợng. Hơn nữa, nội dung của những áng mo gắn liền với đời sống tâm linh và thể hiện quan niệm nhân sinh quan, vũ trụ quan và lịch sử phát triển của một dân tộc về sự sống, cái chết, sự vĩnh cửu của linh hồn con ngƣời, thể hiện tình cảm của ngƣời sống dành cho ngƣời chết, có tính chất giáo dục các thế hệ con cháu trong hành vi, lối sống,... để xây dựng cho mình một cuộc sống tƣơng lai tƣơi đẹp nhƣng vẫn không quên cội nguồn, bản sắc dân tộc trƣớc sự du nhập của các yếu tố văn hóa bên ngoài. Bởi vậy, nghệ thuật diễn xƣớng thông qua các áng mo luôn gắn với tâm linh, an ủi cả ngƣời chết lẫn ngƣời còn sống. Do đó, cần có những nghiên cứu chuyên biệt về bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tộc ngƣời trong mo mƣờng của ngƣời Mƣờng ở HòaBình nói riêng và ngƣời Mƣờng ở Việt Nam nói chung.

53

3.3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong tang ma của người Mường

Cùng với quá trình mở cửa, giao lƣu hội nhập kinh tế quốc tế, những năm gần đây, văn hóa truyền thống của các dân tộc đang trong quá trình suy giảm, mai một dần, đồng thời nó cũng tiếp nhận những yếu tố mới, chủ yếu từ ngƣời Kinh và cả những yếu tố văn hóa hiện đại bên ngoài. Văn hóa của ngƣời Mƣờng nói chung và tang ma của ngƣời Mƣờng nói riêng cũng không nằm ngoài trào lƣu đó. Vấn đề đặt ra phải bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc. Đó là phƣơng hƣớng và là nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay. Đó cũng là quan điểm coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Vì vậy, việc bảo lƣu các giá trị văn hóa truyền thống trong các nghi lễ tang ma là một việc làm cần thiết và vô cùng có ý nghĩa. Nhất là trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, có thể một số tập tục sẽ có điều kiện để duy trì và phát triển, song cũng sẽ có những tập tục đứng trƣớc nguy cơ bị mai một, do tác động của nền kinh tế thị trƣờng. Nhƣng bảo tồn các giá trị trong tang ma nhƣ thế nào là vấn đề quan tâm của các cấp, các ngành đang còn nhiều tranh luận, trong đó công tác tuyên truyền đƣợc đặt lên hàng đầu. Trong quá trình tuyên truyền, cần chỉ ra đƣợc cái gì là lạc hậu, không phù hợp, cái gì là tích cực, thậm chí tuyên truyền phải gắn liền với ngôn ngữ tộc ngƣời mới phát huy đƣợc hiệu quả của cuộc vận động.

Những năm gần đây, trong không kh cởi mở chung, từ thực trạng đội ngũ thầy cúng cũng nhƣ thực trạng đời sống sinh hoạt văn hóa t n ngƣỡng của ngƣời Mƣờng cho thấy các hình thức sinh hoạt văn hóa t n ngƣỡng của ngƣời Mƣờng đã và đang đƣợc phục hồi theo xu hƣớng có giao lƣu, biến đổi trong đời sống xã hội hiện đại.

Do đó, ngành văn hóa tỉnh Hòa Bình trƣớc hết nên có sự điều tra, nghiên cứu trên diện rộng, ở tất cả các huyện, các tộc ngƣời để nắm đƣợc những mặt hạn chế, không còn phù hợp, những mặt tích cực, những nét đẹp (cả những mặt

54

đang hiện tồn cũng nhƣ những mặt đã và đang bị mai một), phân loại các nghi lễ truyền thống có giá trị để mọi ngƣời biết và quý trọng, giữ gìn phát huy, từ đó có hƣớng vận động nhân dân các tộc ngƣời bỏ dần những mặt hạn chế, duy trì, phục hồi những nét đẹp, không chỉ nhằm giữ gìn bản sắc của từng tộc ngƣời mà còn góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, vận động bà con tổ chức tang ma tiết kiệm, an toàn, vệ sinh.

55

Tiểu kết chƣơng 3

Dƣới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình giao lƣu, hội nhập giữa các dân tộc anh em sinh sống đan xen, cận kề nhƣ ngƣời Kinh, đồng bào Mƣờng đã nhanh chóng hòa nhập với họ trong đời sống kinh tế và xã hội. Chính sự hội nhập này đã làm cho nhiều nghi lễ trong chu kỳ đời ngƣời nhƣ tang ma, cƣới xin, các nghi lễ thƣờng niên,... đang biến đổi nhƣ những đợt sóng ngầm, đặc biệt là sự biến đổi trong nghi lễ tang ma nhƣ thời lƣợng, nghi lễ, lễ vật, ứng xử xung quanh cái chết và sự sống,... sự biến đổi ấy đang diễn ra theo cả hai chiều hƣớng tích cực và tiêu cực.

Thực trạng nghi lễ tang ma của ngƣời Mƣờng đang biến chuyển theo chiều hƣớng tốt, rút ngắn về thời lƣợng, giảm thiểu về lễ tiết, điều đó góp phần giảm thiểu các chi phí cho tang ma. Việc làm ma to hay nhỏ, tế lễ nhiều hay ít không ảnh hƣởng đến linh hồn có siêu thoát hay không. Cho nên mỗi gia đình, tùy từng hoàn cảnh gia đình mà tổ chức tang lễ cho vừa phải.

Có thể thấy rằng, cùng với sự biến đổi của nền kinh tế-xã hội ở địa phƣơng, nhờ quá trình giao lƣu tiếp biến văn hóa giữa các vùng dân tộc nên đã tạo ra những biến đổi trong tang lễ của ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi- Hòa Bình. Tang lễ Mƣờng hiện nay đã có những thay đổi ít nhiều cho phù hợp với tình hình mới, đƣợc xã hội Mƣờng chấp nhận nhƣng vẫn không ảnh hƣởng đến quan niệm của ngƣời Mƣờng về cái chết và những giá trị văn hóa, xã hội truyền thống của nó. Đồng thời, đặt ra yêu cầu cần phải đƣợc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

56

KẾT LUẬN

Văn hóa tộc ngƣời, nhất là những phong tục tập quán là những giá trị văn hóa đƣợc hình thành một cách lâu dài từ xa xƣa. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa không phải “nhất thành bất biến”. Vì vậy, việc nghiên cứu những yếu tố văn hóa truyền thống cùng với những biến đổi của nó là một việc làm rất cấp thiết.

Nghiên cứu về “Nghi lễ tang ma của ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi - Hòa Bình”góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi, hòa bình xưa và nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)