Tác động từ chính sách – luật pháp

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi, hòa bình xưa và nay (Trang 52)

7. Bố cục của Khóa luận

3.2.3.Tác động từ chính sách – luật pháp

Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trong tang ma thì rất nhiều, song nguyên nhân cơ bản và sâu sắc nhất khiến hình thức sinh hoạt văn hóa t n ngƣỡng có sức sống lâu bền trong đời sống của ngƣời Mƣờng đổi thay chính là sự tác động của các chủ trƣơng, ch nh sách, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Hàng loạt các bộ luật ra đời, cùng với các chỉ thị, nghị quyết, quy định cụ thể, đã chỉ đạo sát sao các vấn đề xã hội. Trong đó có những chỉ thị ban hành riêng về lĩnh vực tang ma. Có thể nói, những nghị quyết, ch nh sách này đã đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển văn hóa dân tộc, tác động tích cực đến nhận thức của ngƣời dân, giúp họ “gạn đục khơi trong” để lựa chọn những giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của

47

dân tộc và tiếp thu nền văn hóa của các dân tộc khác một cách có chọn lọc, không làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Trên tinh thần cuộc vận động của Đảng, Nhà nƣớc, các cấp chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị xã hội, đã biết đi vào thực tế cuộc sống, vận động, phân tích các hạn chế của những đám ma dài ngày, chỉ ra những ảnh hƣởng về vấn đề vệ sinh và kinh tế của mỗi gia đình tang chủ khi làm ma. Những cuộc vận động này mang tính chất định kỳ, thƣờng xuyên và sâu rộng, từĐảng ủy, Ủy ban nhân dân, ban văn hóa xã, các tổ chức quần chúng: hội nông dân, hội thanh niên, hội phụ nữ và đặc biệt là hội ngƣời cao tuổi tích cực tham gia vào công tác này. Họ khuyến nghị tổ chức tang ma không quá 72 giờ đồng hồ và nên thực hiện cùng với thời lƣợng càng ngắn càng tốt: 24 giờ, 36 giờ hoặc 48 giờ. Tuy không có kèm theo chế tài bắt buộc, nhƣng thời lƣợng tổ chức tang ma lại đƣợc coi là tiêu chí bình chọn gia đình văn hóa hay xóm bản văn hóa của thôn, xóm hàng năm, khiến cho các thôn bản, tổ dân phố phải luôn tuyên truyền vận động mỗi khi có dịp để không chịu thua thiệt về danh hiệu và các quyền lợi cho xóm bản mình. Trƣờng hợp chết vì dịch bệnh hoặc bệnh xã hội, đồng bào thực hiện theo hƣớng dẫn của cơ quan y tế, phải đƣợc chôn cất trong vòng 24 giờ, nơi chôn cất phải xa nhà, xa nguồn nƣớc, mọi nghi thức tang lễ thực hiện gọn gàng, vệ sinh, văn minh, tiết kiệm.

Cùng với ch nh sách đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng miền núi, vùng các dân tộc thiểu số của Đảng và Chính phủ, với hàng loạt các chỉ thị chủ trƣơng về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang, lễ hội,... đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sự biến đổi về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần xây dựng trong cộng đồng ngƣời Mƣờng Bi một xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, công bằng, dân chủ nhƣng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.

Nhƣ vậy, nhờ thực hiện tốt các chủ trƣơng trên, nên tang ma của đồng bào hiện nay đƣợc tổ chức khoa học hơn, rút ngắn thời gian tổ chức, giảm bớt đƣợc

48

nhiều thủ tục rƣờm rà, và tốn kém không cần thiết nhƣ: ăn uống không cần nhiều món, cốt là đảm bảo đƣợc sức khỏe và đỡ lãng phí cho gia chủ.

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi, hòa bình xưa và nay (Trang 52)