Một số điều kiêng kị

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi, hòa bình xưa và nay (Trang 37)

7. Bố cục của Khóa luận

2.3.2.Một số điều kiêng kị

Cũng giống nhƣ các tộc ngƣời khác, khi trong nhà có ngƣời thân mất, con cháu trong gia đình phải tuân thủ một số kiêng kị nhất định nhƣ:

Trong thời gian chƣa nhập quan, gia chủ phải canh hoặc nhốt mèo vào lồng, tránh để chúng nhảy lung tung gần ngƣời chết và chạy qua ngƣời chết, đề phòng hiện tƣợng quỷ nhập tràng, tức là ngƣời chết bật dậy.

Khi chƣa làm lễ phát tang, con cháu không đƣợc khóc, nếu khóc trƣớc, linh hồn ngƣời chết sẽ không siêu thoát về thế giới bên kia, thậm ch nƣớc mắt của con cháu có thể làm cho thi thể chảy nƣớc thối, khiến cho việc làm ăn của con

32

cháu gặp nhiều khó khăn. Thậm ch có ngƣời còn cho rằng nếu con cháu khóc trƣớc khi làm lễ nhập quan, thì cuộc sống của con cháu sau này sẽ chỉ sống trong nƣớc mắt, vất vả khổ cực mà vẫn túng thiếu.

Khi đã làm lễ phát tang, con gái, cháu gái của ngƣời quá cố không đƣợc chải tóc, soi gƣơng, trang điểm, phải dùng vải trắng giống nhƣ khăn tang để buộc tóc.

Khi ăn cơm không đƣợc dùng mâm, thức ăn phải đƣợc lót trên lá chuối. Đó là cách bày tỏ lòng hiếu thảo với cha (mẹ). Kiêng kị này xuất phát từ quan niệm cho rằng: Cha mẹ đã phải tần tảo, khổ cực nuôi con, do đó, khi cha (mẹ) chết, con cái phải chịu khổ sở và làm cho mình thật xấu x để cha (mẹ) ra đi đƣợc an ủi vì sự tiếc thƣơng của con cháu.

Trong thời gian đang chịu tang, các con cháu không đƣợc tham gia những hoạt động sinh hoạt văn nghệ ở cộng đồng, không đƣợc đội khăn tang đi đám cƣới, không đƣợc dựng vợ gả chồng, làm nhà mới. Ngƣời ta quan niệm trai gái nô đùa hoặc chửi bới nhau trong thời gian có đám hoặc khi chƣa đƣợc 100 ngày là coi thƣờng các thầy cúng đến làm lễ, không tôn trọng ngƣời chết, cố tình reo rắc uế bẩn cho tổ tiên cùng các thần thánh đƣợc mời đến chứng kiến đám, do vậy sẽ làm cho tổ tiên, các thần linh và ngƣời chết phật ý, sẽ gây tai họa cho con cháu về sau.

33

Tiểu kết chƣơng 2

Tang ma là nghi lễ quan trọng cuối cùng trong chu kỳ đời ngƣời, mở ra cuộc sống mới cho ngƣời chết ở thế giới bên kia, đƣợc coi là nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống văn hóa tinh thần không chỉ đối với ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi - Hòa Bình mà có ở hầu hết các tộc ngƣời Việt Nam. Do đó, đám tang không phải chỉ mang tính chất tôn giáo t n ngƣỡng mà điều nổi bật vẫn là quan niệm về đạo hiếu, việc đền công báo đức vẫn là điểm chủ yếu, xuyên suốt từ đầu đến cuối của một đám ma.

Quan niệm về hồn luôn gắn liền với quan niệm về cái chết và thế giới sau khi chết. Xuất phát từ vũ trụ quan thuở xa xƣa của loài ngƣời, họ cho rằng, mọi vật đều có linh hồn, có sức sống nhƣ bản thân con ngƣời, những sự vật ấy có thể làm lợi hay có hại cho con ngƣời. Do đó họ có thể cầu xin sự phù hộ cho sức khoẻ con ngƣời, cho cây trồng tƣơi tốt cho gia súc phát triển… Con ngƣời đã lấy bản thân mình làm trung tâm cho ngoại giới, nên họ cho rằng qua những nghi lễ cầu cúng và những t n ngƣỡng phồn thực thì mọi sức sống khác đều có thể bắt chƣớc con ngƣời mà sinh sôi, phát triển.

Nghi lễ tang ma truyền thống của ngƣời Mƣờng suốt từ đầu chí cuối đƣợc điều khiển bởi các thầy mo. Họ là những nhân vật không thể vắng mặt trong các nghi thức để dẫn độ linh hồn ngƣời chết sang thế giới bên kia, từ nghi lễ khâm liệm, nhập quan, đƣa ma,... Hệ thống các nghi lễ và các quy tắc ứng xử ấy nhằm lý giải hết sức lôgic, hợp lý cho quá trình siêu thoát của linh hồn từ cõi sống về cõi chết, sự tồn tại, trƣởng thành của linh hồn ở mƣờng trời trong tƣởng tƣợng của ngƣời Mƣờng giống nhƣ cuộc sống trần gian. Nó góp phần giải tỏa tâm linh, làm giảm nỗi sợ của con ngƣời khi phải đối diện với quy luật sinh tử. Vì vậy tang ma của ngƣời Mƣờng ngoài ý nghĩa tâm linh, nó còn mang t nh chất an ủi ngƣời sống.

Có thể nói, tang ma của ngƣời Mƣờng nói chung và tang ma truyền thống của ngƣời Mƣờng Bi nói riêng là phức hợp các mối quan hệ và những quy tắc

34

ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa cá nhân với cộng đồng thôn xóm, tạo nên mối giao ƣớc và những quy tắc không chỉ liên quan tới ngƣời chết mà rằng buộc ngƣời sống với nhau, buộc ngƣời ta phải có nghĩa vụ và tránh nhiệm cộng đồng vì “nghĩa tử là nghĩa tận”. Đám tang cũng là dịp báo hiếu của con cái đối với công lao của cha mẹ. Ch nh vì ý nghĩa tâm linh của nghĩa lễ mà ngƣời Mƣờng rất coi trọng việc tổ chức đám lễ theo nghi thức truyền thống. Các quy định về hình thức để tang cũng phản ánh nhiều mối quan hệ giữa những ngƣời ruột thịt, họ hàng với ngƣời quá cố.

Qua đó, giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết về các tập tục xa xƣa trong đời sống xã hội cổ truyền của ngƣời Mƣờng. Bên cạnh đó cũng cần nhận thấy rõ ràng những phong tục tập quán trong tang ma của ngƣời Mƣờng Bi còn có những yếu tố rƣờm rà, đôi khi mê t n gây tốn kém và khó khăn cho đời sống của cƣ dân Mƣờng Bi.

35

CHƢƠNG 3

NHỮNG NÉT BIẾN ĐỔI TRONG NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƢỜI MƢỜNG Ở MƢỜNG BI – HÒA BÌNH

Hiện nay, về cơ bản tang ma của ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi- Hòa Bình vẫn đƣợc tổ chức theo phong tục cổ truyền. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của kinh tế thị trƣờng, do tác động của chính sách - luật pháp, nên một số thành tố văn hóa trong tang ma đang có sự biến đổi cho phù hợp với chủ trƣơng xây dựng đời sống văn hóa, làng văn hóa ở khu dân cƣ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

3.1. Những biến đổi trong nghi lễ tang ma hiện nay của ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi – Hòa Bình

3.1.1. Biến đổi về nhận thức

Một điều nhận thấy rằng, nghi lễ tang ma của ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi, tỉnh Hòa Bình hiện nay đã có nhiều thay đổi, nhất là sau thời kì đổi mới.

Sự thay đổi này một mặt là do quy định mới của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ của cả nƣớc về việc đƣa ra những tiêu chí của phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Đồng thời sự biến đổi này cũng do quá trình nhận thức của ngƣời dân.

Với quan niệm chết không phải là hết mà là sự mở đầu cho một cuộc sống mới ở thế giới bên kia, nên tổ chức tang ma là để ngƣời sống chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho linh hồn ngƣời chết bƣớc sang cuộc sống mới đƣợc đầy đủ vật chất và sung túc. Hơn thế nữa, tang ma không chỉ dành cho ngƣời chết mà nó còn cho cả ngƣời sống, bởi đây là cơ hội cuối cùng để con cháu, họ tộc đền đáp công ơn sinh thành và thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với ngƣời quá cố.

Chính vì vậy mà đối với ngƣời Việt Nam nói chung, trong đó có ngƣời Mƣờng thì nghi lễ tang ma có ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng, là biểu hiện cụ thể

36

và sinh động quan niệm về sự tồn tại linh hồn sau khi chết của họ. Những quan niệm này cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị, song do nhận thức của đồng bào đã đƣợc nâng cao nên lòng tin của ngƣời dân vào lực lƣợng siêu nhiên đã suy giảm rõ rệt. Đặc biệt trong lớp thanh niên trẻ tuổi đã không còn tôn sùng các lực lƣợng siêu nhiên tới mức ủy thác cuộc sống chốn trần gian cũng nhƣ linh hồn sau khi chết cho thần linh nhƣ lớp ngƣời có tuổi trƣớc đây. Mặc dù vậy, mức độ suy giảm lòng tin vào đấng siêu nhiên cũng chi phối các nghi lễ tang ma của ngƣời Mƣờng, khiến họ hành lễ và cầu cúng phù hợp với mức độ tin cậy ấy.

Sự biến đổi trƣớc hết đƣợc xuất phát từ nhận thức và quan niệm của đồng bào về nghi lễ tang ma. Ngày nay, ngƣời Mƣờng quan niệm, không phải đám tang tổ chức càng to, càng nhiều cỗ bàn, giết nhiều gia súc để hiến tế thì mới thể hiện đƣợc vị thế của gia đình và tấm lòng hiếu thảo của con cháu, mà họ hiểu rằng, tấm lòng hiếu thảo, sự tôn kính của con cháu đối với ông bà cha mẹ đƣợc chứng minh qua cuộc sống hàng ngày, qua việc chăm sóc ngƣời đó khi còn sống. Ngƣời Mƣờng cũng hiểu rằng, nếu tổ chức tang lễ cho ngƣời quá cố vƣợt quá khả năng kinh tế của gia đình, phải đi vay mƣợn nhiều sẽ là một gánh nặng đối với con cháu về sau.

Vì thế, ngày nay việc tổ chức tang ma đƣợc chuẩn bị, tiến hành căn cứ vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, từng dòng họ, song vẫn đảm bảo đƣợc những nghi lễ quan trọng mang đậm sắc thái văn hóa của tộc ngƣời, đồng thời vẫn phù hợp với quy định của Nhà nƣớc, của chính quyền địa phƣơng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trƣớc đây, ngƣời Mƣờng cũng giống nhƣ một số tộc ngƣời khác nhƣ ngƣời Nùng, ngƣời Tày,... thƣờng quàn xác ngƣời chết trong nhà 3, 5, 7 đêm, nửa tháng, thậm chí cả tháng, với mong muốn giữ ngƣời chết trong nhà lâu hơn, có nhƣ vậy mới thể hiện đƣợc lòng hiếu thảo và trọn nghĩa vẹn tình đối với ngƣời đã khuất.

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng nếp sống văn hóa mới, hiện nay thời gian quàn linh cữu trong nhà cũng đƣợc quy định cụ thể

37

hơn. Ở các thôn bản thi hài ngƣời chết để trong nhà không quá 48 giờ, còn ở thành phố là không quá 24 giờ, phải đƣợc tổ chức chôn cất, những trƣờng hợp chết do dịch bệnh nguy hiểm phải đƣợc chôn cất ngay để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và sức khỏe cho ngƣời dân. Trƣờng hợp chết vào ngày xấu cũng cứ đƣa ma, chờ ngày tốt sẽ làm lễ đám chay sau.

Tang ma ngắn ngày giúp cho tang chủ hạn chế những gánh nặng về tinh thần, những lo lắng ƣu phiền, mệt mỏi và tốn kém về kinh tế bên cạnh những nỗi đau mất mát ngƣời thân.

3.1.2.Biến đổi về nghi thức và các đêm mo

Về cơ bản, tang ma của ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi - Hòa Bình hiện nay vẫn đƣợc tổ chức theo phong tục cổ truyền. Song sự rút ngắn về thời gian đã làm thay đổi về các nghi lễ, việc gộp một số nghi lễ thứ yếu đã khiến cho tang ma của ngƣời Mƣờng tiết kiệm thời gian. Đặc biệt là việc cắt bỏ các đêm mo và một số bữa nhiêng ăn. Trƣớc đây, tang ma cổ truyền sẽ có 12 đêm mo và 14 bữa nhiêng ăn. Mỗi bữa dâng cơm rƣợu lên cho hồn ngƣời chết phải thịt trâu, bò, lợn và mỗi ngƣời còn phải chịu trách nhiệm một bữa nhƣ vậy nên việc ăn uống trong đám ma, đám chay khá tốn kém. Ngày nay mọi nghi lễ chỉ tập trung vào một đêm cùng ba bữa nhiêng ăn mà thôi. Để làm bữa, tất cả anh em, họ hàng con cháu đều phải đóng góp. Tất nhiên những ngƣời con trong gia đình phải là ngƣời chịu trách nhiệm chính và phải đóng góp nhiều hơn cả. Vì thế việc tổ chức tang ma có phần nhẹ nhàng hơn, không còn tình trạng vì nhà nghèo mà để ma khô trong nhà quá lâu.

Theo phong tục tang ma cổ truyền, để tiến hành các nghi lễ cần phải có ba ông mo (một ông chính và hai ông phụ). Ông mo ch nh xƣớng lên, ông mo phụ nhắc lại và ông mo phụ có những lúc thay ông mo chính vì một mình ông mo ch nh không đủ sức hành lễ suốt 12 ngày đêm. Ngày nay, tang lễ ngƣời Mƣờng chỉ mo một đêm nên chỉ cần một ông mo cũng có thể đảm nhiệm đủ.

38

Về vấn đề khâm liệm, trong xã hội nào cũng là công việc của các con, cháu trong gia đình và họ hàng hai bên nội ngoại dƣới sự giúp đỡ của các thầy Mo. Tuy nhiên, ngày nay, các nghi lễ khâm liệm cho ngƣời chết đã có một vài thay đổi. Nếu xƣa kia, trƣớc khi đƣa thi thể vào nhập quan, ngƣời Mƣờng thƣờng trải bông hoặc tro than rồi sau đó trải một chiếc chiếu rồi mới đặt thi hài vào trong thì nay một vài nơi ngƣời Mƣờng rang gạo cháy rắc một lƣợt hoặc tờ giấy bản đặt vào đáy quan tài. Trong nghi lễ tang macủa một số gia đình đã không còn dùng gối chèn vào hai bên tai cho thi thể ngƣời chết mà dùng vàng thoi làm bằng giấy màu để khỏi tốn kém.

Cũng trong phần nghi lễ, khi các thầy mo làm lễ nhiêng ăn, các nàng dâu trong trang phục quạt ma phải đứng quạt hồn cho linh hồn ngƣời chết đƣợc mát mẻ thì nay gần nhƣ đã vắng bóng trong tang lễ của ngƣời Mƣờng.

Theo phong tục cổ truyền, quan tài đƣợc khiêng qua cửa sổ để đƣa ra nghĩa địa thì nay ngƣời ta có thể đƣa thi thể ngƣời chết qua cửa chính. Hình thức này đƣợc ngƣời Mƣờng lựa chọn để phù hợp với đời sống hiện nay mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nghi lễ.

Một sự thay đổi nữa trong nghi lễ tang ma là do ảnh hƣởng văn hóa của ngƣời Kinh. Đó ch nh là phần đọc điếu văn bằng tiếng phổ thông vĩnh biệt ngƣời quá cố do Hội Ngƣời cao tuổi đảm nhận trƣớc khi đƣa linh cữu ra khỏi nhà. Ngoài ra, phần lớn các đám ma hiện nay đều có ít nhất một vòng hoa. Việc sử dụng vòng hoa trong tang ma cũng thực hiện những quy định giống của ngƣời Kinh, đó là vòng hoa màu trắng chỉ dùng cho ngƣời chết chƣa xây dựng gia đình, vòng hoa nhiều màu sắc dùng cho các đối tƣợng còn lại.

Trang phục trong tang ma truyền thống của ngƣời Mƣờng xƣa kia từ con, cháu, chắt đều là quần áo trắng bằng vải mộc, nhƣng hiện nay ở một số gia đình ngƣời Mƣờng, nhất là vùng thị xã, thị trấn còn dùng vải xô trắng, ở thành phố ngƣời Mƣờng cũng bắt chƣớc ngƣời Kinh mặc quần áo tang màu đen, khi đi lao động hay đi làm cơ quan nhà nƣớc hầu hết không đeo khăn trắng mà chỉ đeo

39

băng đen nhỏ trƣớc ngực. Sự thay đổi này làm mất đi nét văn hóa đặc trƣng của tộc ngƣời.

Mặc dù nghi lễ tang ma của ngƣời Mƣờng đã giản tiện cả về thời gian, nghi lễ và những chi ph ăn uống linh đình (vùng thị trấn, thị xã) nhƣng so với cuộc sống còn nghèo khó của đồng bào, thì tang ma vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn, chỉ tính riêng lợn làm lễ, một đám ma bình thƣờng ít nhất cũng phải mổ hai con lợn, vài chục con gà, kèm theo rƣợu, gạo, kinh phí sắm lễ, chi phí cho thầy mo,… Cho dù sự hỗ trợ của cộng đồng có lớn đến đâu, nhƣng những món nợ đời dù sao cũng vẫn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ báo đáp, cho nên tang ma càng giản tiện càng đảm bảo đời sống của cƣ dân và phù hợp với yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa hiện nay.

3.1.3. Biến đổi trong việc chuẩn bị và hình thức báo tang

Cũng giống nhƣ các nghi lễ khác trong chu kỳ đời ngƣời, tang ma của ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi cũng có không t đổi thay. Trƣớc đây, khi có ngƣời chết gia đình, họ hàng phải tổ chức khâm liệm, chuẩn bị quan tài, chuẩn bị vật chất hậu cần, làm các thủ tục, nghi lễ cần thiết sau đó mới bƣớc vào tổ chức tang lễ.

Khi có ngƣời chết không hẳn đã tổ chức tang lễ đƣợc ngay mà còn phải chuẩn bị đủ các yếu tố mới tổ chức đƣợc. Trong xã hội cũ trƣớc cách mạng tháng 8/1945, thời gian chuẩn bị cho làm tang lễ có thể kéo dài tới vài tháng, vài năm và thậm chí không tổ chức đƣợc gì nếu không có trâu mổ làm ma, không có phần biếu nhà Lang, Lang không cho làm tang lễ, gia đình có ngƣời chết phải

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi, hòa bình xưa và nay (Trang 37)