Một số quy định về tang phục, nhạc tang, lễ vật đi phúng

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi, hòa bình xưa và nay (Trang 34)

7. Bố cục của Khóa luận

2.3.1.Một số quy định về tang phục, nhạc tang, lễ vật đi phúng

Về tang phục

Khi có tang, tất cả con cháu đều phải mặc đồ tang. Theo đó, khăn, quần áo, váy đều phải màu trắng.

Tang phục nam giới

Đƣợc may bằng vải bố màu trắng gồm có áo, quần, áo chùng và khăn trắng. Áo tang đƣợc may bằng vải trắng, việc may áo tang không phức tạp song cũng có những quy tắc phải tuân theo. Áo tang nam giới của ngƣời Mƣờng dài từ trên vai trùm xuống khoảng 2/3 mông, thuộc loại áo hai thân.Nghĩa là do hai mảnh vải ốp vào 2 vai và hai bên hông, sƣờn, điểm gặp nhau ph a trƣớc là hai vạt áo đƣợc nối với nhau bằng các hàng dây buộc. Ph a sau lƣng đƣợc khâu lại với nhau ngƣời Mƣờng gọi là: Đường Rôổng ảo – sống áo, tức là đƣờng chỉ may nối hai mảnh vải lại với nhau. Bình thƣờng đƣờng sống áo may cho ngƣời sống ngƣời ta phải giấu mối lặn vào bên trong, khi may áo tang lại cho lộn trở ra ngoài. Nếu ngƣời chết còn vợ hoặc chồng, đƣờng sống này đƣợc may nửa trở lộn ra, nửa may vào bình thƣờng, nếu ngƣời chết không còn vợ hay chồng sống nữa, đƣờng sống này đƣợc may lộn trở ra hết.

Quần tang: quần tang nam giới là loại quần ống sớ đƣợc may bằng vải bố màu trắng, lƣng quần có dải dút.

29

Khăn tang: khăn tang là dải vải bố màu trắng, bề ngang rộng khoảng trên dƣới 20cm, chiều dài tùy theo ngƣời dùng, có thể dài từ 70cm đến hơn 1m đƣợc dùng vấn trên đầu. Nếu là con của ngƣời chết, khăn đƣợc thắt trên đầu phía sau buông thành hai dải kéo dài xuống tới ngang thắt lƣng.

Áo chùng: là áo khoác bên ngoài đƣợc may bằng loại vải bố màu trắng, dệt thƣa kiểu nhƣ vải sô, nên còn đƣợc gọi là áo sô. Thực chất đó là áo thƣờng đƣợc may rộng và dài hơn kéo xuống tận đầu gối. Sống áo cũng đƣợc may tƣơng tự theo nguyên tắc của áo tang.

Tang phục nữ giới

Tang phục nữ giới về màu sắc bắt buộc phải là màu trắng, về hình mẫu cũng ch nh là mẫu trang phục hằng ngày phụ nữ mƣờng ăn vận, tang phục họ may xấu hơn.

Váy: may nhƣ váy bình thƣờng, phần ống váy đƣợc may bằng vải bố màu trắng, phần cạp váy bên trên sử dụng cạp váy bình thƣờng.

Áo cóm: Áo cóm cũng may bình thƣờng bằng vải bố trắng, đƣờng sống áo và tay áo cũng may theo nguyên tắc nhƣ áo tang phục nam giới.

Áo chùng: Cũng là áo sô nhƣ kiểu áo chùng của nam giới .

Khăn vấn đầu: khăn tang của phụ nữ là mảnh vải trắng hình chữ nhật không dài nhƣ khăn nam giới, chỉ là vuông vải vừa đủ vấn quanh đầu.

Tang phục của các nàng dâu

Tang phục của các nàng dâu trong đám tang bố mẹ chồng thƣờng là váy đen mới, bên trong thƣờng là áo pắn, áo báng, ngoài vận thêm áo gấm mày đỏ, có đ nh nhiều hạt cƣờm (tem quạt ma) cài khuy bên nách phải. Ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi có câu ví: “Diện nhƣ nàng dâu đi quạt” (đi chịu tang bố mẹ chồng). Nếu bố mẹ đẻ còn sống cả, khi chịu tang bố mẹ chồng, nàng dâu mang tang phục đầy đủ nhƣ trên, trừ áo pắn màu trắng. Nếu bố mẹ đẻ đã qua đời thì mặc đồ tangnhƣ bình thƣờng.

30

Áo mo đƣợc may bằng vải xanh, có nẹp bằng vải đỏ, vạt trái kéo rộng sang sƣờng bên phải cài khuy. Gấu áo và gấu tay có nẹp bằng vải đỏ. Ở Mƣờng Bi, trên chóp mũi thầy mo có gắn một mảnh vải cắt hình đuôi chim chèo bẻo, gọi là mũ đuôi beo ngả, ở Kim Bôi các thầy Mo đội mũ màu trắng tuyền không có một màu trang trí nào, hai mũ nhọn ứng với hai bên tai lại cong lên. Ở Lạc Sơn, mũ thầy mo may bằng vải dệt nhiều hoa văn trang tr , có hai cái tai phía trên ngả về ph a trƣớc, giống nhƣ hai cái sừng. Ngoài ra thầy mo còn có các vật dụng khác: quạt, kiếm, chuông, túi khót,…không thể thiếu trong khi hành lễ.

Ngoài ra con trai, con gái chịu tang bố mẹ đều phải cắt tóc. Trƣớc kia phải cắt trụi tóc, ngày nay chỉ cắt tƣợng trƣng. Sau một năm con cái mới đƣợc sửa tóc và nhuộm trang phục tang. Việc cắt tóc này là bắt buộc đối với con cái và cháu chắt, còn đối với anh em trong họ việc cắt nhiều hay t cũng tùy vào mối quan hệ với ngƣời chết, càng gần gũi càng cắt nhiều. Tóc của những ngƣời này sẽ đƣợc chôn cùng ngƣời chết. Việc cắt tóc do một lão bà thực hiện.

Khi cắt tóc, ngƣời bị cắt phải quỳ gối vào một cái mẹt, sau đó ngƣời cắt tóc lấy bát nƣớc đã đƣợc làm phép đặt vào trong cái mẹt đó vuốt lên đầu tóc ngƣời bị cắt và sau đó dùng kéo cắt. Với nam giới thì cắt một ít ở đằng trƣớc và một ít ở đằng sau. Đối với nữ giới thì việc cắt tóc đƣợc quy định chặt chẽ hơn, trƣớc tiên là ngƣời dâu cả (nếu chƣa có thì là ngƣời con gái cả) quỳ vào mẹt nhƣng ngoảnh lƣng lại chỗ quan tài, sau đó dùng tay bốc ăn một miếng cơmtẻ, uống một ngụm nƣớc canh, đây là thứ canh nhạt không có muối. Sau đó bắt đầu cắt, đối với con gái và con dâu thì họ phải cắt ngắn đến tận gáy, điều này đƣợc giải thích là cắt nhƣ vậy để khi cúi xuống hay ngẩng lên tóc ngắn sẽ chọc vào gáy để nhắc ngƣời đó nhớ đến bố mẹ của mình đã mất và nhớ đến công lao của ngƣời đã mất.

Khi có tang, trên cổ của ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi có đeo những vòng tròn bằng dây có xâu các hạt tròn màu trắng và đồng tiền cổ nữa. Việc đeo vòng này đƣợc kéo dài đến khi hết tang (tức sau ngày giỗ cải tang thì họ sẽ không đeo

31

nữa). Điều này giải thích rằng: đeo nhƣ vậy để khi làm bất cứ việc gì, cái vòng này sẽ đập vào cổ, vào ngƣời để cho ngƣời đeo nhớ đến ngƣời đã mất. Việc đeo vòng chỉ áp dụng cho con cái mà thôi.

Về nhạc tang

Khi có đám tang thì dân tộc Mƣờng ở Mƣờng Bi sử dụng nhạc tang thể hiện đƣợc tính buồn, da diết, thê lƣơng, đáp ứng đƣợc tình cảm xót xa của ngƣời sống đối với ngƣời chết.

Nhạc cụ để tấu nhạc gồm có: kèn, nhị, trống to, trống nhỏ, cồng, thanh la…

Về lễ vật đi phúng

Đồ lễ của các đoàn thông gia đến viếng đƣợc chuẩn bị chủ yếu là đồ mặn, thƣờng có thịt gà, thịt lợn, cơm, rƣợu trắng, nhang, trầu cau, một ít tiền mặt,…Tại đây các đồ lễ phúng viếng chủ yếu là cơm, thịt đƣợc chặt thành miếng. Phần thịt đƣợc chia một phần để lại cho họ hàng, ba phần kia đƣợc sắp lên mâm mang lên cho các đoàn thông gia ăn. Họ hàng nhà tang chủ phải cử ngƣời ngồi tiếp chuyện, ngƣời ngồi rót rƣợu tiếp các đoàn thông gia ăn uống.

Đồ lễ của các cháu nội, ngoại đến viếng ngƣời chết thƣờng mang theo các đồ thức ăn ch n hoặc sống. Nhà tang chủ tiếp đón tại nhà đám. Sau đó, họ cùng ở lại phục vụ trong tang lễ tùy theo chức phận, vai vế nhiều ngƣời ở đến khi mãn việc mai táng ngƣời chết xong mới về.

Một phần của tài liệu Nghi lễ tang ma của người mường ở mường bi, hòa bình xưa và nay (Trang 34)