Những hạn chế của quy chế pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam (Trang 60)

Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu đáng chú ý

chúng ta đã duy trì được mức tăng trưởng GDP mức trung bình hàng năm 7%, hàng hóa sản xuất ra đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tiêu dùng trong nước thậm chí một số mặt hàng như cà phê, điều, gạo..đã xuất khẩu và đạt giá trị lớn. Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư đưa ra vào ngày 27/9/2010 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chín tháng đầu năm đạt trên 6,5%. Trong đó khu vực nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng 2,89%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,29%, khu vực dịch vụ tăng 7,24%. Việt Nam là nước nông nghiệp và yếu tố quan trọng trong việc phát triển hàng hóa nông nghiệp là lưu thông và tiêu thụ. Để từng bước giải quyết vấn đề này Việt Nam đã áp dụng phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được cụ thể hóa ở mục 3 chương 2 Luật thương mại và hướng dẫn thi hành tại Nghị định 158/2006 . Với sự ra đời về hình thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và những quy chế pháp lý dành cho hoạt động này đã phần nào giúp người sản xuất có thêm một công cụ thị trường để bảo hiểm rủi ro giá cả của hàng hóa và tạo điều kiện để tăng giá bán nông sản xuất khẩu nhờ kết nối được với thị trường quốc tế. Bắt nhịp với nhu cầu của các thương nhân trong nước về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở và đáp ứng yêu cầu của hội nhập, khung pháp lý về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch đã ra đời. Hoạt động này được xếp trong hoạt động thương mại. Gần 6 năm kể từ Luật có sự điều chỉnh đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Sở giao dịch hàng hóa nhưng phương thức giao dịch mang lại nhiều lợi ích cho các bên trong song hoạt động này còn khá mới mẻ và ít được biết đến.

Mặc dù, năm 2005 Luật thương mại đã đề cập đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại Chương II của Luật Thương mại, gồm 11 Điều từ Điều 63 đến 73 gồm những nội dung cơ bản sau:

Điều 64. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá; Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn; Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn; Điều 67. Sở giao dịch hàng hoá;

Điều 68. Hàng hoá giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa;

Điều 69. Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá;

Điều 70. Các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá;

Điều 71. Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa;

Điều 72. Thực hiện biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp;

Điều 73. Quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài

Với 11 Điều quy định nguyên tắc cơ bản nhất và nó chỉ mới cho ra đời hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch và chỉ mới đưa ra chức năng của Sở giao dịch là gì, chưa đề cập đến tổ chức và hoạt động của Sở thế nào. Những quy định của Luật Thương mại 2005 về lĩnh vực này chưa đủ để các sở vận hành và phải chờ đến nghị định hướng dẫn. Ngày 28/12/2006 nghị định 158/2006 của Chính phủ hướng dẫn hoạt động mua bán qua sở ra đời. Với sự ra đời của khung pháp lý thì Sở giao dịch hàng hóa mới có tư cách pháp nhân. Mất 4 năm mới có khung pháp lý về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa kể từ khi sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên ra đời vào năm 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh, mặt hàng giao dịch tại sở này là điều. Sở giao dịch điều này chỉ thực hiện được một phiên với một hợp đồng

duy nhất và rồi nhanh chóng chấm dứt hoạt động. Sự “ra đi” nhanh chóng của sở này có phải chăng do thiếu khung pháp lý đảm bảo cho nó hoạt động. Sau gần hai năm kể từ khi Sở giao dịch điều chấm dứt hoạt động thì vào năm 2004 Sở giao dịch thủy sản được thiết lập tại Cần Giờ nhằm mục đích hạn chế khâu trung gian, giúp doanh nghiệp và ngư dân có thể làm việc trực tiếp, mang lại lợi ích cho cả hai phía. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn hoạt động, Sở giao dịch này cũng nhanh chóng “giải tán”. Để khai thác triệt để thế mạnh về cà phê, tạo sân chơi bình đẳng qua hệ thống “đấu giá” công khai và tạo lập một thị trường tập trung, để từ đó là nơi công bố giá giao dịch làm điêu kiện tham chiếu giá mua bán và đặc biệt đưa hình thức mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa này gần gũi với người dân do đó năm 2004 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắk đã xây dựng đề án thành lập Sàn giao dịch cà phê với kinh phí ban đầu khoảng 17 tỷ đồng. Năm 2008, Chính phủ Pháp tài trợ 850.000 euro hỗ trợ hệ thống công nghệ cho sàn giao dịch này. Sàn được lập với sự bảo trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), UBND tỉnh Đắk Lắk. Tham gia vào hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa này có một số doanh nghệp chịu trách nhiệm cho từng phần chính, chẳng hạn như Tập đoàn cà phê Thái Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, một doanh nghiệp cà phê trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn… Mới đây, Techcombank và Trung tâm Giao dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh nhằm phát triển sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn trên BCEC. Đây là thỏa thuận hợp tác hai bên nhằm phát triển và nhanh chóng đưa sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn theo mô hình sàn giao dịch hàng hóa vào giao dịch trong thời gian sớm nhất . Theo đó, Techcombank sẽ đóng các vai trò : là đơn vị tư vấn chủ chốt cho BCEC trong tổ chức , xây dựng sản phẩm và quản lý hoa ̣t đô ̣ng của sàn giao di ̣ch , đồng thời trực tiếp triển khai thực hiê ̣n cùng BCEC ; là đơn vị cung ứng các dịch vụ thanh toán và dịch vụ

uỷ thác/nhận uỷ thác đảm bảo thực hiê ̣n thanh toán cho các giao di ̣ch qua sàn giao di ̣ch theo mô hình Trung tâm thanh toán bù trừ và ngân hàng ủy thác thanh toán. Ngoài ra Techcombank còn là đơn vị thu xếp tài chính và cung cấp dịch vụ tài chính khác cho khách hàng tham gia giao dịch tại BCEC, hỗ trợ BCEC về cơ sở vật chất, nhân lực, kỹ thuật phát triển BCEC theo mô hình sàn giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.

Được đầu tư một cách bài bản, tuy nhiên hiện vẫn đang hoạt động ở tình trạng cầm chừng. Ngoài thủy sản, cà phê thì Ngày 21/12/2009, sàn giao dịch hàng hóa của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín với tên gọi Sacom - STE đã đi vào hoạt động. Mặt hàng được lựa chọn tiên phong “lên” sàn là thép. Khoảng 5.300 tấn thép xây dựng và 480 tấn thép công nghiệp của Công ty Thép Pomina đã giao dịch thành công trong phiên giao dịch đầu tiên.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đã được hình thành từ lâu trên thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nó là một tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và kinh tế thế giới nói riêng. Việt Nam cũng vận động theo xu thế này do đó ngày càng có nhiều sự quan tâm đến Sở Sở giao dịch hàng hóa và có một số sở đi vào hoạt động. Tuy nhiên, Sở giao dịch hàng hóa còn mới mẻ ở Việt Nam và khi nhận xét về Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam nhiều phương tiện thông tin cho rằng các Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam rầm rộ khai trương, èo uột phát triển rồi lặng lẻ biến mất. Sự chóng vánh “ra đi” của Sở giao dịch hàng hóa theo quan điểm của một số nhà kinh doanh cũng như của nhà quản lý sàn thì một mặt do khung pháp lý giành cho hoạt động này còn chưa đầy đủ và do việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa mới được tạo lập nên các quy định ràng buộc cao và đa phần chưa hiểu rõ về hình thức này nên người mua, người đều cảm thấy thủ tục rườm rà, phức tạp. Hoạt động này ngược lại với hoạt động mua bán truyền thồng mà người dân

vốn dĩ đã quen. Việc hình thành các Sở giao dịch hàng hóa là phù hợp với quy luật phát triển thương mại trên thế giới bởi từ thế kỷ 18, tại Nhật Bản đã xuất hiện hoạt động mua bán hàng hóa tập trung tại một trung tâm gọi là Sở giao dịch hàng hóa và đánh dấu mốc quan trọng là sự ra đời của Sở giao dịch hàng hóa Chicago năm 1848. Sản phẩm giao dịch chủ yếu ban đầu của sở này là ngũ cốc. Gần gũi với nền kinh tế nước ta là Trung Quốc, và nước này đã thành lập sàn giao dịch nông sản Đại Liên từ những năm 1993 mặt hàng được giao dịch chủ yếu như là ngô, đậu nành, sữa đậu nành, dầu cọ lúa mạch…và đến nay sàn này vẫn hoạt động hiệu quả và ngày càng thu lợi nhuận cao. Trong khi các nước hình thức hoạt động mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa phát triển rầm rộ thì ở Việt Nam đã gần 10 năm kể từ khi Sở giao dịch đầu tiên ra đời mà các Sở giao dịch hàng hóa vẫn loay hoay tìm mô hình hoạt động thích hợp. Nguyên nhân của sự ra đời và “biến mất” của các Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam có lẽ một trong những nguyên nhân lớn nhất là khung pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa nói chung cả về cơ cấu lẫn tổ chức cũng như nguồn nhân lực còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất: Về hình thức của Sở giao dịch hàng hóa

Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Vấn đề đặt ra liệu có bất công với những loại hình doanh nghiệp khác không? Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì ngoài công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì ở Việt Nam còn tồn tại hình thức công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân… Do vậy đảm bảo sự bình đẳng cần quy định cho các loại hình doanh nghiệp khi đáp ứng đử điều kiện để thành lập Sở giao dịch hàng hóa thì được phép thành lập chứ không chỉ có hai loại hình doanh nghiệp nói trên mới có quyền thành lập Sở Sở giao dịch hàng hóa .

Thứ hai: Tại điều 21 của Nghị định 158 quy định “thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cho khách hàng”, như vậy khi mua bán hàng hóa qua sở cho chính mình thì thành viên kinh doanh trở thành nhà đầu tư và trở thành khách hàng đặt lệnh mua bán trực tiếp tại sở trong khi đó khi giải thích thuật ngữ thì “khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở giao dịch hàng hóa, thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa”22. Cần có sửa đổi đảm báo tính thống nhất trong quy định của pháp luật.

Thứ ba: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có hai loai là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Trong pháp luật về chứng khoán và ngân hàng cũng sử dụng loại hợp đồng kỳ hạn này tuy nhiên lại có sự khác nhau trong cách thức thực hiện giao dịch pháp luật ngân hàng điều chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng bằng hợp đồng kỳ hạn nhưng không phải mua bán qua Sở giao dịch. Trong khi đó pháp luật chứng khoán có điều khoản quy định về loại hợp đồng này và gọi tên là hợp đồng tương lai. Theo chúng tôi các khái niệm, thuật ngữ dùng ở phần về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch trong Luật thương mại 2005 cần phải được sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế [3].

Thứ tư: Trong hoạt động mua bán hàng hóa bình thường thì người môi giới thực hiện vai trò trung gian giúp bên mua và bên bán hiểu và dung hòa lợi ích của các bên. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thì thành viên môi giới nguyên tắc giao dịch là khớp lệnh và được thực hiện thông qua trung gian là thành viên của Sở giao dịch. Vì vậy, người đặt lệnh bán và người khớp lệnh không biết và cũng không cần biết mình đã mua hàng của ai và người bán cũng vậy. Do đó việc thành viên môi giới giữa người bán và

người mua trong giao dịch này là không cần thiết và không có ý nghĩa vì hình thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa hiện nay theo hình thức khớp lệnh tập trung. Thành viên môi giới mà thực hiện hoạt động môi giới cho người bán và người mua mà một bên là thành viên kinh doanh của Sở giao dịch cũng hoàn toàn không hợp lý vì theo quy định thì thành viên kinh doanh có quyền hoạt động việc mua bán hàng hóa thông qua ủy thác.

Thứ năm: Sự điều chỉnh của luật thiếu đồng bộ. Đều là thành viên của Sở giao dịch nhưng Luật ưu ái quy định về thành viên môi giới trong khi thành viên kinh doanh lại không tìm thấy quy định gì cho thành viên này chỉ đến nghị định hướng dẫn chỉ có mấy ý ngắn gọn chưa bao quát được hết về thành viên này. Trong quy định tư cách của thành viên kinh doanh, họ vừa có tư cách nhà môi giới vừa có tư cách nhà kinh doanh như vậy, sự rủi ro cho các khách hàng của họ bởi những hợp đồng “ngon” sẽ không thuộc về khách hàng mà thành viên kinh doanh thực hiện hoạt động tự doanh.

Thứ sáu: Mức ký quỹ là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và thành công của Sở giao dịch hàng hóa. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức tối thiểu là 5%, nhờ mức ký quỹ này mà các nhà đâu tư lựa chọn hình thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch để quản lý rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, theo tác giả nhận thấy chỉ mới quy định mức ký quỹ tối thiểu mà không quy định mức tối đa thì chưa hợp lý, khó tránh được tình trạng “trục lợi” của nhà môi giới.

Thứ bảy: Một số nước đã tách những quy định của pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa thành một Luật riêng như Singapore “Luật giao dịch hàng hóa” Thái Lan ban hành luật quy định về việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa, ở Trung Quốc cũng đã tách mảng Sở giao dịch hàng hóa ra khỏi Luật Thương mại. Với một luật riêng thì chắc chăn nó điều chỉnh được đồng bộ các khía

cạnh của Sở giao dịch hàng hóa như về cơ quan giám sát, kiểm tra hoạt động của Sở giao dịch, chế tài đặt ra cho Sở giao dịch, trung tâm thanh toán khi có vi phạm gây thiệt hại không chỉ cho nhà nước mà cho cả người tham gia giao dịch. Ở Việt Nam nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại nên những quy định của pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa còn mờ nhạt, chung chung, chưa đặt ra chế tài, thiếu quy định điều chỉnh đồng bộ mặc dù có Nghị

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam (Trang 60)