Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam (Trang 33)

Sở giao dịch hàng hóa xét trong phạm vi nhỏ giống như một “quốc gia”, Nhà nước hoạt động chịu sự điều chỉnh của pháp luật, mọi tổ chức, cá nhận, cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật. Công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm còn cơ quan nhà nước chỉ được phép làm những gì luật cho phép. Sở giao dịch hàng hóa nói riêng và các doanh nghiệp nói chung cũng có những quy tắc luật lệ nhất định. Nếu trong hoạt động của

Nhà nước pháp luật mang tính tối cao thì trong tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa thì điều lệ hoạt động là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, mọi văn bản cũng như hoạt động của sở mà trái với quy định của điều lệ đều bị coi là vô hiệu, điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa là quy tắc điều chỉnh hoạt động giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa, của các thành viên và các chủ thể khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua sở. Như vậy, không chỉ là Sở giao dịch hàng hóa phải tuân thủ các quy định của điều lệ mà tất cả các những ai tham giao vào mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch đều phải tuân thủ. Chỉ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mới được thành lập Sở giao dịch hàng hóa, theo quy định này thì bản thẩn chủ thể thành lập ra Sở giao dịch đã có điêu lệ hoạt động theo hình thức hữu hạn hoặc cổ phần ngoài ra để hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch lại có thêm điều lệ của sở. Như vậy, Sở giao dịch hàng hóa hoạt động chịu sự điều chỉnh bởi hai điều lệ. Khi nộp hồ sơ xin cấp phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa tổ chức kinh doanh phải xây dựng dự thảo điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa và dự thảo điều lệ của Doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu của dự thảo điều lệ hoạt động của Sở giao dịch:

Điều kiện và thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên; Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên; Loại hàng hóa giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hóa đó; Mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch; Thời hạn giao dịch hợp đồng và quy trình thực hiện giao dịch; Hạn mức giao dịch, ký quỹ giao dịch và phí giao dịch; Các phương thức, thủ tục thực hiện hợp đồng; Nội dung công bố thông tin của Sở giao dịch hàng hóa và các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của các thành viên; Các biện pháp quản lý rủi ro; Giải quyết tranh chấp;Sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động; Các nội dung có liên quan khác. Dự thảo điều lệ của “Công ty” có nội dung theo quy

định tại điều 22 của Luật Doanh nghiệp 2005 gồm có một số nội dung cơ bản như: Tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ cũng như cách thức tăng giảm vốn điều lệ, thông tin về các thành viên, cổ đông sáng lập, phần vốn góp của từng thành viên, cổ đông, cơ cấu tổ chức, đại diện theo pháp luật của công ty, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ, thể thức thông qua biểu quyết của công ty, việc chia lợi nhuận cũng như những vấn đề liên quan đến sự tồn tại, hoạt động và giải thể…Song song với hai điều lệ thì cũng có hai giấy phép cho Sở giao dịch hàng hóa, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp và giấy phép hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, giấy phép của Doanh nghiệp do sở kế hoạch và đầu tư cấp còn giấy phép hoạt động của Sở giao dịch lại do Bộ Thương mại cấp. Ngoài những thủ tục như giấy phép, điều lệ.. để Sở giao dịch muốn hoạt động thì không thể thiếu quy định về vốn. Bất kỳ kinh doanh một lĩnh vực nào cũng cấn có nguồn vốn nhất định. Tùy từng lĩnh vực kinh doanh mà Luật quy định vốn pháp định hay vốn điều lệ. Sở giao dịch hàng hóa là một loại hình thị trường tương đối mới ở Việt Nam, việc “kinh doanh” này là một hình thức đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa trên việc kinh doanh lợi nhuận từ hàng hóa khác hay nói cách khác là mua bán hàng hóa tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng thì hàng hóa đó chưa được hình thành. Vì vậy, nên để đảm bảo tính an toàn cho nhà đầu tư pháp luật quy định để thành lập Sở giao dịch hàng hóa thì cần có nguồn vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên và trong quá trình hoạt động Sở giao dịch hàng hóa phải duy trì vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định. Trong quy định về vốn không chỉ Sở giao dịch hàng hóa cần có vốn pháp định mà thành viên môi giới của Sở giao dịch phải có mức vốn pháp định là năm tỷ đồng trở lên. Liệu quy định vốn pháp định cho thành viên môi giới có cần thiết không? Bởi vì, nếu quy định vốn pháp định để đảm bảo khả năng tài chính cho hoạt động của thành viên giao dịch thì trên thực tế người ta có

nhiều cách làm hiệu quả và dễ kiểm soát hơn. Khả năng tham gia giao dịch của thành viên thị trường Sở giao dịch hàng hóa hiện đại phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ của chính thành viên đó [10].

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)