Sở giao dịch hàng hóa với hai vai trò, có thể là hoạt động tự doanh, tự mình kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận cũng có thể họ nhận ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cho tổ chức cá nhân có nhu cầu và nhận thù lao. Như vậy thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam họ cũng có tư cách môi giới khi họ thực hiện quyền nhận ủy thác mua bán hàng hóa qua sở, theo quy định của pháp luật thì khi thực hiện thành viên kinh doanh có quyền thu phí khi nhận lệnh của khách hàng và chuyển lệnh này lên Sở giao dịch để khớp lệnh. Khi thực hiện hoạt động tự doanh họ có tư cách là nhà kinh doanh cũng phải ký quỹ để thực hiện giao dịch và là nhà đầu cơ trên Sở giao dịch hàng hóa [15]. Cả hai tư cách đều mang lại cho thành viên kinh doanh những khoản lợi nhuận khi họ dự đoán chính xác giá cả trên sở. Một số nước trên thế giới thành viên kinh doanh được họ phân ra làm hai nhóm: nhóm nhà bảo vệ và nhóm nhà đầu cơ. Thành viên kinh doanh thực hiện việc mua bán nhân danh chính mình và vì lợi ích của chính thành viên kinh doanh.
2.3.2. Các tổ chức có vai trò quan trọng trong hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa hàng hóa
Bên cạnh, thành viên kinh doanh và thành viên mội giới còn có hai tổ chức tuy không nằm trong cơ cầu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa nhưng hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa không thể thiếu vắng trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận hàng.
Trung tâm thanh toán
Trong cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa không có tổ chức này mà là một tổ chức độc lập đứng ra vận hành thị trường. Tổ chức này không thể thiếu vắng trong việc đảm bảo cho hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa. Đây là cơ quan trung gian đảm bảo cho các hợp đồng được lập qua Sở giao dịch hàng hóa. Trung tâm thanh toán có thể trực thuộc hoặc không trực thuộc Sở giao dịch hàng hóa nhưng hoạt động độc lập với các quyền và nghĩa vụ của mình góp phần thúc đẩy hoạt động, giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa. Trung tâm thanh toán mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Với vai trò quan trọng như vậy nhưng ta không tìm thấy quy định nào trong Luật thương mại 2005 về địa vị pháp lý của trung tâm thanh toán, chỉ đến nghị định hướng dẫn đề cập đến trung tâm này như một dạng thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa có thể thành lập trung tâm thanh toán trực thuộc của mình cũng có thể ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện chức năng của trung tâm thanh toán. Do đặc thù của trung tâm thanh toán nên trung tâm thanh toán hoạt động độc lập với các thành viên của Sở giao dịch hàng hóa. Khác với trung tâm giao nhận hàng hóa thì việc thành lập trung tâm thanh toán lại thuộc chức năng của Ngân hàng Nhà nước. Điều kiện thành lập, hoạt động của trung tâm thanh toán do Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể. Trung tâm thanh toán thực hiện chức năng thành toán nên có quyền yêu cầu các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng háo thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm thanh toán, thu phí dịch vụ thanh toán. Nếu thành viên mất khả năng thanh toán theo yêu cầu của trung tâm thanh toán để thực hiện
các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, trung tâm thanh toán có quyền giữ lại tất cả các khoản tiền ký quỹ, các chứng từ giao nhận hàng hóa và các tài sản khác không phân biệt tài sản của thành viên đó hay của khách hàng của họ. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của Sở giao dịch hàng hóa. Bên cạnh những quyền hạn nều trên thì trung tâm thanh toán là bên cung cấp dịch vụ thanh toán do đó nó có các quyền theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ thanh toán. Trung tâm thanh toán cũng bị ràng buộc bởi những nghĩa vụ nhất định như: Lưu giữ tiền ký quỹ của các thành viên và các tài liệu liên quan đến các giao dịch, bảo đảm thanh toán chính xác các giao dịch, thông báo chính xác, kip thời các thông tin liên quan đến tài khoản của các thành viên, thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến bảo mật thông tin. Trung tâm được hưởng các quyền của pháp luật về cung cấp dịch vụ thanh toán thì cũng phải chịu trách nhiệm về những quyền mình thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngoài Sở giao dịch hàng hóa với tư cách là người tổ chức, quản lí thị trường thì một tổ chức có vai trò rất quan trọng trong việc vận hành thị trường chính là trung tâm thanh toán. Thuật ngữ này vốn không cho một nhận thức đầy đủ về khái niệm. Trên thực tế, cái gọi là trung tâm thanh toán không chỉ là người đứng ra làm nhiệm vụ thanh toán bù trừ, cấn trừ công nợ giữa các bên theo kiểu thanh lí hợp đồng mà thực ra chức năng chính của nó là tạo ra và duy trì một cơ chế để bảo đảm hợp đồng phải được thực hiện thông qua việc định giá cả hàng ngày và từ đó tính toán mức ký quỹ duy trì mà các bên trong hợp đồng phải tuân thủ và xác định vị thế của nhà đầu tư trong hợp đồng13. Bên cạnh trung tâm thanh toán thì sự tồn tại của trung tâm giao nhận hàng hóa cũng không thể thiếu.
Hiện nay, một số nước để bảo hộ nền sản xuất trong nước họ đưa ra yêu cầu về nhãn sinh thái cũng như những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm xuất khẩu của nước ta số lượng phong phú song chất lượng hạn chế do đó thường bị “mất giá” khi xuất khẩu. Lý do một mặt do kỹ thuật sản xuất của nước ta còn hạn chế và do khí hậu nên việc bảo quản sản phẩm gặp nhiều kho khăn. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa lại yêu cầu về khắt khe “chất lượng” điều này đảm bảo phần nào cho nhà xuất khẩu “được giá” hơn. Do đó, cần có những yêu cầu chặt chẻ về hoạt động cũng như kho bải của trung tâm này. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch được coi là hoạt động vừa “ảo” vừa “thực” và các loại hàng hóa được giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa có tính đặc thù nên cần thiết thành lập trung tâm giao nhận hàng hóa và phải có những quy định chặt chẻ về hoạt động, điều hành của trung tâm này. Trung tâm giao nhận hàng hóa này không nằm trong cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa nhưng Sở giao dịch muốn hoạt động phải có tổ chức này. Đây là cơ quan lưu trữ, bảo quản và giao nhận hàng hóa, cho các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Ở Việt Nam mua bán Bất động sản, chứng khoán điều phải qua Sàn là hình thức Sở giao dịch tuy nhiên, do đặc thù của mỗi loại nên vấn đề trung tâm giao nhận hàng hóa đặt ra khác nhau. Ở mua bán bất động sản, chứng khoán đều không có sự xuất hiện của trung tâm này. Hoạt động mua bán hàng hóa có được diễn ra thông suốt ở thị trường mua bán “thực” là do hoạt động của trung tâm quyết định phần lớn bởi trung tâm có nghĩa vụ khi tiếp nhận hàng hóa thì háng hóa đó phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Sở giao dịch hàng hóa, nhập hàng vào kho phải bảo quản hàng hóa đúng tiêu chuẩn, chất lượng số lượng trong thời hạn do Sở giao dịch hàng hóa yêu cầu. Trung tâm giao nhận hàng hóa chỉ được phép giao nhận hàng hóa khi có lệnh của Sở giao dịch hàng hóa và phải thường xuyên báo cáo về việc lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hóa theo
quy định của Sở giao dịch hàng hóa. Trung tâm có vai trò rất lớn tác động đến hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa nhưng quy định về tổ chức này còn mờ nhạt. Trong luật Thương mại ta không tìm thấy quy định nào về trung tâm giao nhận hàng hóa còn trong nghị định hướng dẫn thi hành chỉ mới đưa ra khái niệm về trung tâm giao nhận hàng hóa ở Điều 29: Trung tâm giao nhận hàng hóa là tổ chức thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hóa cho các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Theo quy định của Nghị định thì Trung tâm giao nhận hàng hóa có thể trực thuộc Sở giao dịch hàng hóa cũng có thể không bởi Sở giao dịch hàng hóa được phép ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện chức năng là trung tâm giao nhận hàng hóa. Tại Điều 30 và 31 quy định một cách chung chung về quyền và nghĩa vụ của trung tâm này. Trung tâm giao nhận hàng hóa có quyền từ chối tiếp nhận hàng hóa không đảm bảo yêu cầu theo quy định của Sở giao dịch hàng hóa, những hàng hóa mà chưa có đầy đủ chứng từ hợp lệ trung tâm có quyền không nhận hàng. Trung tâm giao nhận hàng hóa có quyền thu phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa theo quy định của Sở giao dịch hàng hóa. Do Sở giao dịch hàng hóa được Luật cho phép tự xây dựng nội quy, quy chế cho hoạt động của Sở mình trên cơ sở Luật khung do đó trung tâm giao nhận hàng hóa còn có những quyền khác tùy thuộc vào quy định của từng Sở giao dịch hàng hóa. Quyền và nghĩa vụ luôn song hành với nhau, bên cạnh những quyền trung tâm có được thì trung tâm giao nhận hàng hóa cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định như khi hàng hóa không đảm bảo yêu cầu theo quy định của Sở giao dịch hàng hóa thì không được tiếp nhận hàng hóa vào kho, phải bảo quản hàng hóa đúng tiêu chuẩn, chất lượng và số lượng trong thời hạn do Sở giao dịch hàng hóa yêu cầu. Khi nhận được đầy đủ chứng từ hợp lệ trung tâm giao nhận hàng hóa có nghĩa vụ giao hàng theo lệnh. Trung tâm giao nhận hàng hóa báo cáo việc lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hóa
theo quy định của Sở giao dịch hàng hóa. Luật và Nghị định hướng dẫn thi hành chỉ mới dừng lại ở khái niệm và chỉ mới tiếp cận quyền và nghĩa vụ của trung tâm giao nhận hàng hóa một cách chung chung. Cả hai đều thiếu những quy định về tiêu chuẩn của kho bãi, điều kiện về thành lập tổ chức này.chế tài đặt ra khi trung tâm này vi phạm nghĩa vụ và lạm dụng quyền gây thiệt hại cho Sở giao dịch hàng hóa cũng như khách hàng.