Phòng ngừa nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 104)

3.2.2.1. Tăng cường các hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong phòng ngừa ngăn chặn, sớm phát hiện tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Hoạt động nghiệp vụ trinh sát có ý nghĩa, tác dụng to lớn trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Đặc trưng của hoạt động này là "bí mật", vì vậy có điều kiện thuận lợi để đi sâu nắm rõ bản chất về tổ chức và hoạt động của tội phạm. Tuy nhiên, để đảm bảo chủ động trong phòng ngừa ngăn chặn, phát hiện tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đòi hỏi CSĐT về TTXH phải tổ chức hoạt động nghiệp vụ trinh sát một cách khoa học và hiệu quả hơn. Thể hiện ở chỗ, trên cơ sở nghiên cứu nắm vững lí luận về hoạt động nghiệp vụ trinh sát, lí luận về hoạt động phòng ngừa tội phạm, CSĐTTP về TTXH phải xác định được những nội dung cụ thể làm căn cứ để tiến hành các biện pháp trinh sát đối với các loại đối tượng hoạt động phạm tội, xác định quy trình, cách thức tiến hành công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, xác lập đấu tranh chuyên án đối với loại tội phạm này. Ngoài việc thực hiện yêu cầu chung của các giai đoạn trinh sát còn phải làm rõ những nét đặc thù để vận dụng phù hợp, phải có sự phân công phân cấp rõ ràng. Quá trình tiến hành các giai đoạn hoạt động trinh sát phải chú trọng khai thác sử dụng các biện pháp công tác, các hoạt động nghiệp vụ, các phương pháp, phương tiện trinh sát phù hợp với tính chất, đặc điểm của các đối tượng và loại tội phạm, đồng thời phải coi trọng, đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc của các biện pháp khi sử dụng. Đó là:

Thứ nhất: Thông qua hoạt động nghiệp vụ trinh sát khai thác tốt kết quả công

tác điều tra cơ bản trên từng địa bàn, khu vực dân cư, tuyến và địa bàn trọng điểm để thực hiện tốt các biện pháp trinh sát, rà soát nắm và quản lí chặt chẽ, bổ sung thông tin thường xuyên về các đối tượng. Làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ làm trong sạch địa bàn, chủ động có biện pháp nghiệp vụ ngăn chặn không để tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra. Khi có việc phạm tội xảy ra thì công tác quản lí đối tượng phải xác định được ngay diện đối tượng, băng nhóm nghi vấn để áp dụng biện pháp nghiệp vụ làm rõ, kịp thời vạch trần tội phạm. Làm tốt công tác điều tra cơ bản là cơ sở đề ra các chủ trương, kế hoạch biện pháp

phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, công tác điều tra cơ bản phải được tiến hành đúng theo Quyết định số 360/2003/QĐ-BCA (C11) ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Bộ trưởng BCA. Với nhiệm vụ được giao, lực lượng CSĐTTP về TTXH phải tiến hành điều tra cơ bản một cách toàn diện, thường xuyên, liên tục trên mọi địa bàn về những vấn đề có liên quan đến hoạt động phạm pháp hình sự, trực tiếp điều tra cơ bản các hệ, loại đối tượng, tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về hình sự. Tiến hành điều tra cơ bản thường xuyên, liên tục có cơ sở phân hệ, loại đối tượng xác định tuyến, địa bàn phức tạp có khả năng xảy ra tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Cụ thể là:

- Khảo sát điều tra cơ bản địa bàn: Cần tập trung vào các địa bàn trọng điểm, phức tạp, có nhiều nhân tố làm phát sinh, phát triển tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như:

+ Vũ trường, nhà hàng karaoke, quán bar: Đây là những địa bàn rất phức tạp thường xuyên tụ tập những đối tượng là những thanh thiếu niên mới lớn, nhận thức pháp luật hạn chế, ham chơi, đua đòi; các đối tượng thường sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy, thần kinh dễ bị kích động không làm chủ được bản thân; các đối tượng bảo kê, đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cần chú ý thu thập các tài liệu như: giấy phép hoạt động, người đứng tên giấy phép, các cổ đông góp vốn; lập danh sách nhân viên (nhân viên phục vụ, tiếp tân, vũ nữ, bảo vệ); lập danh sách các đối tượng bảo kê, cho vay lãi nặng, các đối tượng có biểu hiện nghi vấn mua bán hoặc sử dụng các loại thuốc kích thích thường xuyên lui tới để hoạt động.

+ Nhà ga, bến xe: Đây là những địa bàn tập trung rất nhiều hành khách, hàng hóa, tài sản và các nhu cầu về vận tải, vận chuyển hành khách hàng hóa. Địa bàn này thường xuyên tập trung các đối tượng hình sự hoạt động; từ đó dẫn đến việc xảy ra tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Khi khảo sát địa bàn này cần chú ý lập danh sách các đối tượng lưu manh côn đồ, bảo kê thường xuyên lui tới tụ tập hoạt động, các nhân viên bảo vệ bốc xếp, xe ôm, tắc xi, các đối tượng có biểu hiện bảo kê hàng lậu, mua bán hàng nhập lậu...

+ Chợ: Đây là địa bàn rất phức tạp, tập trung nhiều khách, hàng hóa, tài sản gắn liền với nhu cầu và điều kiện sinh sống của nhân dân. Bọn tội phạm hình sự lợi dụng điều kiện này để hoạt động nhất là các lực lượng cho vay nặng lãi, bảo kê, đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê... khi khảo sát địa bàn này cần chú ý lập danh sách nhân viên quản lí chợ, nhân viên bảo vệ, giữ trật tự chợ, nhân viên thu tiền, bốc xếp, các đối tượng lưu manh côn đồ có biểu hiện cho vay nặng lãi, bảo kê, đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn.

+ Công viên, các tuyến đường phố có các hàng ăn đêm: Đây là địa bàn thường xuyên tụ tập các đối tượng hình sự có tiền án tiền sự, không nghề nghiệp, các đối tượng hoạt động cờ bạc mại dâm, ma túy, trộm cắp... khi đến các hàng ăn uống ban đêm thường sử dụng rượu, bia dễ dẫn đến xung đột va chạm làm xảy ra các vụ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Khi khảo sát địa bàn này cần nắm rõ chủ các quán hàng, người phục vụ, các đối tượng hình sự thường lui tới.

- Các vụ việc, hiện tượng liên quan đến tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần điều tra nghiên cứu tập trung làm rõ như: gây rối TTCC, chống lại người thi hành công vụ, bảo kê, xiết nợ thuê...

- Về đối tượng cần điều tra nghiên cứu làm rõ, tập trung vào những loại đối tượng sau đây: đối tượng có tiền án tiền sự về nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, đối tượng côn đồ hành xử theo kiểu xã hội đen, các đối tượng từ các địa bàn khác đến cư trú, chủ các cơ sở vũ trường, hàng karaoke...

Thứ hai: Công tác sưu tra, quản lí địa bàn, quản lí đối tượng. Yêu cầu của công

tác sưu tra phải đảm bảo là khâu mở đầu của công tác trinh sát, là nền tảng của công tác phòng ngừa nghiệp vụ, là cơ sở cho hoạt động điều tra khám phá tội phạm, đảm bảo phục vụ kịp thời công tác lập hồ sơ đưa các đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng phục vụ các đợt tấn công, trấn áp tội phạm làm trong sạch địa bàn. Kế thừa từ kết quả của công tác điều tra cơ bản, công tác sưu tra tiến hành điều tra nghiên cứu về những con người có điều kiện, khả năng phạm tội hoặc đang có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội. Để nâng cao hiệu quả công tác sưu tra trong phòng ngừa ngăn chặn, phát hiện tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong

thời gian tới lực lượng CSĐTTP về TTXH Công an TPNĐ cần làm tốt những nội dung sau

Về công tác sưu tra địa bàn: Trên cơ sở kết quả các đợt điều tra cơ bản tình hình có liên quan đến ANTT của Công an thành phố, lực lượng CSĐTTP về TTXH kết hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan nhất là lực lượng cảnh sát Quản lí hành chính về TTXH tiến hành phân loại, xác định các địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTCC, tồn tại nhiều dạng mâu thuẫn tranh chấp và thường xảy ra tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như trung tâm vui chơi giải trí, quán ba, karaoke, nhà nghỉ, nhà hàng, bến bãi, chợ. Sau khi xác định được địa bàn, tiến hành sưu tra vụ việc hoạt động và sưu tra đối tượng có khả năng thực hiện tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Việc sưu tra phải làm tốt từ công an cơ sở, phải nắm chắc tình hình, vụ việc xảy ra ở địa bàn, phương thức thủ đoạn, đặc điểm đối tượng trong các vụ án liên hệ với các đối tượng đang rà soát trong diện sưu tra để xác định trọng tâm trọng điểm. Để làm được điều này cần tổ chức tốt mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSĐTTP về TTXH với công an cơ sở. Sử dụng MLBM và tai mắt quần chúng nhân dân phát hiện tố giác tội phạm. Từ đó chủ động sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, để lập phương án phòng ngừa ngăn chặn loại tội phạm này.

Về công tác sưu tra đối tượng: Tiến hành rà soát, lên danh sách, xác định rõ đối tượng có tiền án tiền sự hoặc chưa có tiền án tiền sự nhưng trong cuộc sống thường có hành vi càn quấy côn đồ, hung hãn gây gổ đánh nhau, thường tìm kiếm tàng trữ vũ khí, các đối tượng có biểu hiện hoạt động bảo kê, đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê... có khả năng điều kiện tái phạm tội hoặc đi vào con đường phạm tội để đưa vào diện sưu tra hình sự theo hệ giết, cướp, cố ý gây thương tích theo các danh mục, loại đối tượng khác nhau để tiến hành quản lí, nắm chắc quan hệ di biến động và các biểu hiện bất minh để chủ động có đối sách kịp thời.

Để thực hiện tốt nội dung trên lực lượng CSĐTTP về TTXH cần phải sử dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt là các hoạt động nghiệp vụ trinh sát để tìm kiếm, thu thập tài liệu chứng cứ bổ sung kịp thời vào hồ sơ sưu tra đảm bảo tính chiến đấu cao. Việc phân công, phân cấp trong công tác sưu tra và quản lí đối tượng cần phải thấy rõ trách

nhiệm của lực lượng CSĐTTP về TTXH là lực lượng chủ trì, chịu trách nhiệm chính tiến hành toàn diện công tác sưu tra và quản lí đối tượng hoạt động phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trong đó, cần xác định cụ thể hơn những nội dung và yêu cầu có tính bắt buộc của việc trao đổi, cung cấp thông tin trong quá trình quản lí đối tượng sưu tra. Lực lượng cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã cũng là một trong những lực lượng trực tiếp cùng CSĐTTP về TTXH tiến hành công tác sưu tra, chấn chỉnh tình trạng "khoán trắng" cho lực lượng CSĐTTP về TTXH hoặc đùn đẩy cho cấp cơ sở làm, thiếu sự phối hợp thực hiện. Các lực lượng này phải phối hợp chặt chẽ để nắm di biến động của đối tượng và kịp thời trao đổi, thông báo việc di chuyển cư trú, làm ăn của đối tượng cho CSĐTTP về TTXH biết, phối hợp theo dõi quản lí.

Đồng thời với việc thực hiện công tác sưu tra đối tượng, các lực lượng công an phụ trách xã, cảnh sát khu vực phối hợp chặt chẽ với lực lượng trinh sát phụ trách địa bàn đẩy mạnh công tác lập hồ sơ đưa những người vi phạm hành chính vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, vào diện giáo dục tại phường, xã, thị trấn theo các nghị định của Chính phủ. Tăng cường công tác tiếp xúc, gặp gỡ giáo dục cá biệt, triệu tập răn đe giáo dục và đưa ra kiểm điểm trước quần chúng nhân dân đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật chưa đến mức truy cứu tránh nhiệm hình sự.

Thứ ba: Công tác xác lập và xác minh hiềm nghi. Yêu cầu nâng cao hiệu quả

công tác xác lập và xác minh hiềm nghi đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trên cơ sở làm tốt công tác sưu tra để nâng tỷ lệ xác lập đối tượng hiềm nghi hoạt động phạm tội. Từ công tác sưu tra, giảm tỷ lệ số hiềm nghi phát hiện khi vụ án đã xảy ra nằm ngoài diện sưu tra. Có như vậy mới đảm bảo tính chủ động trong phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của công tác sưu tra xác minh hiềm nghi. Đồng thời kết quả xác minh hiềm nghi cũng cần phải nâng cao tỷ lệ số tội phạm bị xử lí theo pháp luật hình sự thể hiện việc xác lập hiềm nghi có căn cứ chính xác, đấu tranh có hiệu quả.

Dấu hiệu làm căn cứ xác lập hiềm nghi đối với loại tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là các đối tượng có dấu hiệu nghi

vấn chuẩn bị công cụ, phương tiện, hung khí, điều kiện để thực hiện tội phạm, thể hiện ở một trong 6 dấu hiệu nghi vấn của công tác hiềm nghi.

Quá trình xác minh hiềm nghi trinh sát cần triệt để khai thác thông tin từ đối tượng hiềm nghi giúp cho việc mở rộng những đối tượng khác trong đồng bọn. Lực lượng trinh sát cần kết hợp sử dụng tốt các biện pháp công tác, đặc biệt chú ý tới các phương pháp trinh sát để xác minh và khẩn trương kết luận, yêu cầu khai thác triệt để các mối quan hệ của đối tượng nhưng không để bị lộ mục tiêu trinh sát. Đáng lưu ý là trong công tác xác minh hiềm nghi về những đối tượng hoạt động trong các băng nhóm thường có sự mở rộng diện đối tượng hiềm nghi. Nếu trinh sát kết luận quá sớm và xử lí đơn lẻ sẽ đánh động đến đối tượng khác. Từ đó chúng tìm cách đối phó, gây khó khăn cho công tác điều tra khai thác mở rộng. Cho nên đối với việc ngăn chặn và khám phá băng nhóm tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác lực lượng CSĐTTP về TTXH cần chú trọng tới việc khai thác các điều kiện cho việc xác lập chuyên án để đấu tranh. Khi đã có những thông tin đảm bảo đủ điều kiện để xác lập chuyên án trinh sát phải chớp thời cơ khẩn trương xác lập để đấu tranh chủ động, kịp thời. Đẩy mạnh việc xác lập chuyên án trinh sát từ công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi sẽ đảm bảo được tính khoa học, hiệu quả trong việc tổ chức các giai đoạn hoạt động nghiệp vụ trinh sát.

Như vậy trong công tác đấu tranh chống tội phạm hình sự mới đảm bảo yêu cầu điều tra sâu, xác minh kỹ, tích cực chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Thứ tư: Về đấu tranh chuyên án. Đẩy mạnh việc xác lập và đấu tranh chuyên án

trinh sát, ngăn chặn tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 104)