Nhóm giải pháp về phòng ngừa xã hộ

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 96)

Tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng là một hiện tượng xã hội, nó có nguồn gốc từ xã hội, tồn tại trong xã hội, do đó các biện pháp phòng ngừa phải được tiến hành bằng các biện pháp chung và sự nỗ lực của toàn xã hội. Lực lượng CSĐTTP về TTXH, một mặt là chủ thể trực tiếp tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm, một mặt thông qua hoạt động của mình để phát hiện những nguyên nhân điều kiện của tội phạm cố ý gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, từ đó tham mưu, đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, văn hóa-xã hội, pháp luật hành chính, quản lí... bao gồm:

3.2.1.1. Tham mưu cho Đảng ủy, ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan ban ngành tăng cường tuyên truyền giáo dục trực tiếp, cá biệt cũng như giáo dục ý thức cộng đồng và nghĩa vụ công dân về phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, động viên quần chúng tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện và tố giác tội phạm

Như đã phân tích, tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một hiện tượng xã hội, nó đã và đang tồn tại trong xã hội, có nguyên nhân phát sinh từ trong lòng xã hội cụ thể, vì vậy tiến hành phòng ngừa hiện tượng tội

phạm này phải được sự tham gia đông đảo của toàn xã hội, mọi tầng lớp dân cư và phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng toàn dân, của các cấp, các ngành. Muốn cho các chủ thể nói trên thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình cần tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng về phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Thông qua giáo dục ý thức cộng đồng làm cho mỗi người dân hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này. Nhất là những gia đình có mâu thuẫn, xung đột cần được tháo gỡ giải quyết, trên cơ sở hòa thuận. Bởi vì những mâu thuẫn nói trên khi đã kéo dài mà không được giải quyết dứt điểm sẽ dẫn đến xung đột ngày càng gia tăng kéo theo sự can thiệp của bạo lực là tất yếu. Để phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn nói trên không gì tốt hơn là chính quần chúng nhân dân, những người sống trong cộng đồng dân cư. Thông qua giao tiếp trong cuộc sống, lao động hàng ngày họ vừa giúp đỡ lẫn nhau để tạo dựng cuộc sống vừa kịp thời phát hiện và giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng và mâu thuẫn trong từng gia đình.

Khía cạnh giáo dục ý thức cộng đồng trong phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chính là bồi dưỡng cho mọi người những phẩm chất, nhân cách cao đẹp, có lối sống cao thượng vị tha hết lòng vì mọi người và sự bình yên hạnh phúc của cộng đồng. Họ phải biết đấu tranh trong chính con người họ và vượt qua những tư tưởng mờ ám, thói tham lam, ích kỷ, coi thường pháp luật. Mặt khác, mỗi người dân thấy được trách nhiệm nghĩa vụ của mình, dám mạnh dạn đấu tranh, lên án những hành vi xấu, tích cực giải quyết những mâu thuẫn xung đột trong cộng đồng, ngăn ngừa không để nảy sinh các hành vi gây thương tích đáng tiếc xảy ra.

Trong việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng cần xây dựng tinh thần cảnh giác bảo vệ lẫn nhau tham gia giáo dục những người có quá khứ lầm lỗi, tạo công ăn việc làm giúp đỡ họ có điều kiện tiến bộ để tái hoà nhập cộng đồng. Mỗi người và mỗi gia đình phải đảm bảo nếp sống văn hóa, kịp thời phát hiện ngăn chặn mọi hành vi lưu hành, sử dụng các sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, kích động tình dục. Cần tuyên truyền để mọi người và các thành viên khác trong cộng đồng không tàng trữ

vũ khí, tạo điều kiện để mỗi người, mỗi gia đình trong cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác để bảo vệ lấy chính mình và cuộc sống của cộng đồng.

Tăng cường giáo dục ý thức cộng đồng tức là nâng cao ý thức pháp luật của công dân, trên cơ sở đó nhân dân đề cao cảnh giác đề phòng tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể xảy ra. Mặt khácm quần chúng nhân dân tự giác phát hiện và cung cấp kịp thời các thông tin về hoạt động các băng, nhóm tội phạm đến các cơ quan chức năng để tiến hành các biện pháp ngăn chặn và xử lí kịp thời.

3.2.1.2. Tiến hành các biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian tới là một nội dung quan trọng tạo điều kiện để mọi người tự điều chỉnh hành vi của mình, tránh những sai phạm đáng tiếc xảy ra và hợp tác với cơ quan Công an trong đấu tranh với tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại cộng đồng dân cư

Đây là biện pháp có ý nghĩa rất thiết thực trong hoạt động phòng ngừa, hạn chế tội phạm. Việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là một trong những yêu cầu cơ bản cần thực hiện đối với công tác phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hoạt động này ở TPNĐ tuy đã triển khai nhưng chưa được thường xuyên liên tục, hình thức còn đơn điệu nên ý thức pháp luật của nhân dân chưa cao. Điều này lí giải tại sao các vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phần lớn đối tượng là những người có trình độ văn hóa thấp, không được học tập, hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là không có đối tượng nào có trình độ trung học, cao đẳng và đại học. Chính vì vậy, cần phải tăng cường hơn nữa công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân.

Bản chất của việc tuyên truyền pháp luật và nghĩa vụ công dân về phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể tuyên truyền tác động lên đối tượng được tuyên truyền, nhằm mục đích hình thành ở những người này những tình cảm tri thức pháp luật và hành vi phù hợp với đòi hỏi của pháp luật. Để làm tốt việc

này, cần chú ý việc xác định chủ thể và trách nhiệm của hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Bởi nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, vì vậy trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật là trách nhiệm thuộc về cả hệ thống chính trị. Tuy lực lượng nòng cốt là các cơ quan bảo vệ pháp luật song việc đưa pháp luật vào cuộc sống thực tế, tới từng người dân là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể xã hội trong hệ thống chính trị xã hội.

Việc thực hiện giải pháp này cần tập trung vào các nội dung sau:

- Phổ biến những quy định của Hiến pháp và pháp luật về các quyền cơ bản của công dân như: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự; quyền được thực hiện phòng vệ chính đáng và giới hạn của việc thực hiện phòng vệ chính đáng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho mình và người khác; quyền được yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án khi bị người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe.

- Phổ biến các quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và hình phạt đối với loại tội phạm này, các quy định của pháp luật hành chính, pháp luật dân sự xử phạt và bồi thường thiệt hại đối với những hành vi gây gổ đánh nhau nhưng chưa đến mức xử lí về hình sự.

- Phổ biến các quy định của pháp luật tố tụng hình sự quy định về trình tự, thủ tục của quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các quyền, nghĩa vụ của bị can, bị cáo, của người bị hại, người làm chứng... trong các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Phổ biến tuyên truyền toàn dân xây dựng nếp sống lành mạnh, bài trừ tệ nạn xã hội. Tuyên truyền các thông tin phản ánh về công tác phòng ngừa tội phạm, cảnh báo những nguy cơ, đề phòng những phương thức thủ đoạn của bọn tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Phổ biến tới từng tổ dân phố để nâng cao ý thức cảnh giác và động viên quần chúng nhân dân tích cực tố giác, hợp tác giúp đỡ lực lượng CSND phòng ngừa loại tội phạm này. Việc làm này tạo nên một áp lực về dư luận lên án mọi hành vi, hậu quả của bọn tội phạm, đồng thời động viên tạo

niềm tin cho quần chúng trong công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.

Có thể áp dụng một số hình thức biện pháp tuyên truyền sau:

- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố, các báo, tạp chí, các bản tin nội bộ của tỉnh cần thực hiện các phóng sự, đăng, phát các tin bài về một số vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tính điển hình xảy ra tại địa phương và hình phạt đối với người phạm tội gây ra các vụ án này. Phát sóng và đăng tải các bài bình luận về tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Sử dụng phương pháp chuyên gia: Đây là hình thức sử dụng những người có kiến thức pháp luật, công tác trong ngành bảo vệ pháp luật, tuyên truyền phổ biến, giảng bài trong các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, các hội nghị tổng kết công tác ANTT của các phường, xã, thành phố. Hình thức tuyên truyền này sẽ rất có hiệu quả, bởi đối tượng được tuyên truyền hầu hết là những người thực thi nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở địa bàn cơ sở. Từ đó có thể thành lập các đội tuyên truyền pháp luật cử các tuyên truyền viên xung kích đến từng cụm dân cư, từng nhà để giáo dục và tuyên truyền pháp luật cho nhân dân.

- Sử dụng các hình thức tuyên truyền khác như thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, mở các cuộc thi tìm hiểu về tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Trong điều kiện cho phép có thể sử dụng các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ để hoạt động này sinh động hơn. Đây là những hình thức tuyên truyền nhẹ nhàng, ít tốn kém dễ đi sâu vào lòng người, có tác dụng thiết thực trong phòng ngừa tội phạm.

- Một hoạt động vừa có ý nghĩa nâng cao kiến thức pháp luật cho quần chúng nhân dân vừa có tác dụng răn đe những người có hành vi càn quấy, côn đồ dễ dẫn đến phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở các địa bàn dân cư là các ngành chức năng lựa chọn các vụ án điển hình để xử điểm, tổ chức xét xử lưu động ở ngay những địa phương xảy ra vụ án đó. Đây là một hoạt động rất có

hiệu quả không chỉ có tác dụng răn đe mà còn có tác dụng cảnh tỉnh những hành vi xử sự của con người khi xảy ra va chạm, mâu thuẫn tranh chấp trong cuộc sống.

3.2.1.3. Tham mưu cho Đảng ủy-ủy ban nhân dân các phường, xã, các cơ quan, tổ chức xã hội tổ chức làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân, không để các mâu thuẫn kéo dài âm ỉ và bùng nổ thành xung đột dẫn đến tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi nghiên cứu về tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thấy điểm nổi bật là các vụ phạm tội do mâu thuẫn thù tức kéo dài trong nội bộ quần chúng nhân dân chiếm một tỷ lệ đáng kể (70/163 vụ = 43%). Vì vậy, việc chủ động phát hiện và giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong quần chúng nhân dân là một việc không thể thiếu được. Chính quyền cơ sở và các tổ chức xã hội ở địa phương cần phải xác định rõ ràng việc phát hiện và giải quyết triệt để các mâu thuẫn vừa là một nhiệm vụ quan trọng vừa là trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn TTXH ở địa phương. Cần phải chủ động phát hiện các mâu thuẫn để giải quyết triệt để, tránh tình trạng phải để đến khi quần chúng nhân dân có ý kiến đề nghị chính quyền giải quyết lúc đó mới giải quyết vì cho rằng đây là những mâu thuẫn, va chạm, xô xát nhỏ. Nếu làm tốt công tác này sẽ làm giảm một cách cơ bản tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Trong thời gian qua, các mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ quần chúng nhân dân trên địa bàn TPNĐ chưa được phát hiện và giải quyết triệt để, vì thế tình trạng tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do mâu thuẫn thù tức vẫn còn xảy ra. Đây là nhược điểm thiếu sót của các cấp chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở địa phương cần phải khắc phục để làm giảm tình trạng phạm tội.

Để chủ động phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân thì chính quyền cơ sở cùng các đoàn thể quần chúng cần phải:

Thứ nhất, phát hiện ngăn chặn kịp thời những mâu thuẫn có thể dẫn đến hành vi

phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống hàng ngày do quan hệ giữa người với người trong sinh hoạt,

trong lao động, trong quan hệ tình cảm... thường xảy ra rất nhiều mâu thuẫn song ở mỗi góc độ khác nhau người ta cần tập trung giải quyết các mâu thuẫn khác nhau để nhằm đạt được mục đích cần đạt được trong công việc của mình. Trong công tác phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chính quyền cơ sở cùng đoàn thể quần chúng các tổ chức xã hội ở địa phương chủ động nắm bắt các mâu thuẫn sau:

+ Mâu thuẫn xung đột xảy ra trong phạm vi làng xóm, họ hàng, quan hệ vợ chồng, bố mẹ, con cái, anh chị em. Mâu thuẫn trong nội bộ những gia đình có người nghiện hút hoặc trong gia đình thường xuyên xảy ra lục đục, cãi chửi nhau do có người trong nhà lấy tiền của gia đình để uống rượu say, đánh bạc rồi về ngược đãi vợ con...

+ Những mâu thuẫn về lối sống, mâu thuẫn về tình ái, trong mâu thuẫn về tình ái cần tập trung vào những đối tượng là thanh niên yêu nhau nhưng gặp phải cản trở bỏ nhau đi yêu người khác, những quan hệ yêu đương bất chính như những trường hợp đối

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 96)