Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Nam Định

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 64)

hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Nam Định trong 5 năm từ năm 2001 đến 2005

Chúng ta đều biết rằng, phòng ngừa tội phạm là việc áp dụng đồng bộ tổng hợp nhiều biện pháp nhà nước và các biện pháp xã hội với sự tham gia của mọi lực lượng trong xã hội dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và Nhà nước nhằm thủ tiêu những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tội phạm, đấu tranh ngăn chặn, hạn chế làm giảm từng bước đẩy lùi tình trạng phạm tội và tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

Để có giải pháp phòng ngừa có hiệu quả đối với loại tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ cần phải nắm vững nguyên nhân khách quan, chủ quan cũng như những điều kiện phát sinh, phát triển của loại tội phạm này. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, bằng các biện pháp nghiên cứu đã sử dụng, chúng tôi rút ra một số nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ như sau:

- Nhóm những nguyên nhân và điều kiện thuộc về yếu tố kinh tế - xã hội

+ Tác động của những mặt tiêu cực phát sinh từ nền kinh tế thị trường tới mọi mặt đời sống xã hội trong những năm qua ở nước ta

Sự chuyển hướng của nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên sự chuyển biến lớn trong xã hội. Đất nước ta nói chung và TPNĐ nói riêng đã có nhiều khởi sắc, nền kinh tế phát triển nhanh, thu nhập bình quân tăng, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường ngoài những mặt tích cực đã nêu thì có những mặt trái của nó. Đó là:

Do sự thiếu chuẩn bị trong bước chuyển biến này, chưa chú ý đúng mức vấn đề giáo dục rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức đối với cán bộ Đảng viên, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỉ luật, sa đọa về phẩm chất và lối sống. Đây là một trong những nguồn gốc làm phát sinh hoặc tạo điều kiện cho tội phạm nói chung trong đó tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tồn tại và phát triển.

Những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo ra các mâu thuẫn giữa con người với con người trong xã hội, đi liền sau đó là tình trạng thiếu công ăn việc làm, do thất nghiệp người nhiều việc ít dẫn đến hiện tượng tranh công việc, tranh giành lợi ích diễn ra thường xuyên nên mâu thuẫn xung đột là lẽ đương nhiên. Trong khi đó các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội chưa đủ sức đứng ra để hướng dẫn, quản lí. Vì thế việc gây gổ đánh nhau là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí trong những người này có một bộ phận

bị tha hóa trở thành lực lượng sẵn sàng bổ sung cho các băng nhóm tội phạm. Trong thời gian qua xã hội đã có sự phân tầng, một số người trở nên giàu có nhanh chóng, một số người vẫn ở mức độ đói nghèo. Mọi người làm giàu bằng mọi cách khác nhau, trong số những người này có một số người muốn vươn lên làm giàu nhưng lại thiếu học hành tri thức cần thiết, để thực hiện được mục đích làm giàu họ đã thực hiện mọi thủ đoạn mánh khóe như chụp giật, lừa đảo, buôn lậu, làm hàng giả và sử dụng thủ đoạn xấu để chiếm dụng vốn đã gây ra những mâu thuẫn trong làm ăn buôn bán ngày càng nhiều và khi họ đã có tiền thì sẵn sàng thuê mượn người khác làm mọi việc kể cả đâm thuê chém mướn. Đồng thời, những kể giàu sang sẽ có tư tưởng coi thường người khác, coi thường pháp luật thể hiện qua việc cho rằng đánh người song dùng tiền bồi thường là ổn.

Bên cạnh những người giàu xuất hiện ngày càng nhiều thì một bộ phận dân cư còn sống dưới mức nghèo khổ dễ bị đồng tiền sai khiến cụ thể là: trong các vụ án những người nghèo bị gây thương tích họ hay nảy sinh tư tưởng tự ti, do vậy người bị đánh thường chấp nhận nhận tiền bồi thường của bên phạm tội chứ không cần đến sự giải quyết của cơ quan pháp luật. Đặc biệt trong số đó có một bộ phận rời quê hương kéo nhau ra các thành phố, tìm công ăn việc làm, một số ít lang thang đã dần dần bổ sung vào đội quân phạm tội, hoặc khi có cơ hội xuất hiện họ đã trở thành thủ phạm của các vụ cố ý gây thương tích.

Nói như vậy không có nghĩa là kinh tế thị trường là nguyên nhân và điều kiện phát sinh ra hàng loạt tội phạm mới, các hiện tượng tiêu cực mới trong xã hội nhưng phải xem xét mặt trái của nền kinh tế thị trường như là một nguyên nhân và điều kiện để thúc đẩy tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng ngày một phát triển.

+ Nguyên nhân về sự chậm đổi mới của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội và pháp luật: Thực tế về hệ thống chính sách kinh tế - xã hội và pháp luật của Nhà nước ta trong những năm qua đã ban hành nhiều nhưng hiệu quả thấp, nhiều chủ trương chính sách chưa hoàn chỉnh lại thiếu đồng bộ và có nhiều kẽ hở, khiến cho một số phần tử cơ hội, bất mãn lợi dụng mưu lợi cá nhân, hay kích động người khác thực hiện tội phạm có sử dụng bạo lực trong đó có tội phạm cố ý gây thương tích. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, trong quá trình vận hành chính sách kinh tế - xã hội pháp luật của nhà nước vẫn còn một số ít cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu không nghiêm

chỉnh chấp hành, thậm chí còn tiêu cực tham nhũng gây bất bình, mất lòng tin trong nhân dân. khiến cho một bộ phận quần chúng không tin vào sự giải quyết của pháp luật, tự tìm kiếm phương pháp giải quyết hoặc sử dụng luật "giang hồ", "luật rừng" đó chính là một phần trong các nguyên nhân của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Nguyên nhân, điều kiện về tổ chức quản lí nhà nước, quản lí xã hội

Một trong những nguyên nhân góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tội phạm cố ý gây thương tích gia tăng đó chính là hoạt động tổ chức quản lí xã hội. Hoạt động quản lí mà chúng ta đề cập ở đây không chỉ là sự yếu kém của một khâu một bộ phận cá biệt nào mà nó là sự thiếu sót, hạn chế nhiều khâu, nhiều bộ phận. Hoạt động quản lí xã hội nói chung được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương chính sách và hệ thống pháp luật để tiến hành các biện pháp quản lí nhằm hạn chế bớt những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực, hướng xã hội vận động tiến lên. Trong thời gian qua, hoạt động của các cơ quan chức năng của TPNĐ trên lĩnh vực này còn có những hạn chế thiếu sót. Đây cũng là nguyên nhân và điều kiện làm cho tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tồn tại và phát triển. Đó là:

+ Việc phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ quần chúng nhân dân không được kịp thời hoặc không được triệt để, dẫn đến mâu thuẫn kéo dài âm ỉ và bùng nổ thành xung đột, bạo lực dẫn đến xảy ra tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Như chúng ta đã biết trong cuộc sống gia đình, quan hệ vợ chồng và trong lao động, công tác giữa người với người luôn xảy ra những xung khắc, đó chính là những mâu thuẫn nội tại, bản thân những mâu thuẫn này không có tính đối kháng song phải được phát hiện kịp thời và triệt để. Nếu không được phát hiện và không được giải quyết một cách thấu tình đạt lực thì những mâu thuẫn này sẽ phát triển thành nguyên nhân của tội phạm có sử dụng bạo lực trong đó có tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Trong các gia đình, nhìn chung đều xuất hiện các xung đột từ các xung đột nhỏ đến các xung đột lớn., nhiều mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn hàng xóm do công tác nắm tình hình, phát hiện của các ngành, các cấp có nhiều hạn chế đặc biệt lực lượng cảnh sát khu vực, công an phụ trách xã, bảo vệ dân số, phụ nữ... thiếu chủ động, phát hiện chậm, thậm chí bỏ qua không quan tâm nên các mâu thuẫn từ khi mới phát sinh đã không được hòa giải dẫn đến các bên giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Nhất là các mâu thuẫn gia đình xuất phát từ ghen tuông tình ái thì khả năng trở thành xung đột bạo lực sẽ rất cao.

Trong những năm qua, những vụ cố ý gây thương tích trên địa bàn TPNĐ do mâu thuẫn từ trước chiếm một tỷ lệ khá cao (70/163 vụ). Chủ yếu là các mâu thuẫn về mục đích vụ lợi kinh tế như: tranh chấp đất đai, tranh giành công việc, tranh giành khách hàng... Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc giải quyết của các cơ quan chức năng còn chưa dứt điểm, chưa hợp tình hợp lí nên mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp ngày một nặng nề hơn dẫn đến các vụ phạm tội cố ý gây thương tích.

+ Do công tác quản lí các sản phẩm văn hóa có nội dung xấu, kích động bạo lực chưa được chặt chẽ kém hiệu quả.

Trong nền kinh tế mở cửa, sự giao lưu quốc tế về kinh tế, văn hóa thông tin ngày càng mở rộng. Những năm gần đây các sản phẩm văn hóa như băng hình, tranh ảnh, sách báo, trò chơi điện tử, đồ chơi nguy hiểm có nội dung kích động tình dục và bạo lực được nhập khẩu bằng mọi con đường vào nước ta. Có thể nói, do TPNĐ là địa bàn trung tâm, đầu mối giao lưu của vùng đồng bằng Nam sông Hồng và các huyện trong tỉnh nên các loại sản phẩm văn hóa này được trung chuyển và lưu hành khá phổ biến đến mọi gia đình, đường phố, hàng quán. Trong khi đó công tác quản lí của các cơ quan chức năng còn bất cập, chưa đáp ứng được với tình hình thực tiễn. Thậm chí trên các kênh của đài truyền hình thành phố, truyền hình cáp, kỹ thuật số còn chiếu những bộ phim kinh dị, bạo lực với những cảnh trả thù rửa hận bằng bạo lực tàn bạo đẫm máu đã thấm dần vào tầng lớp trẻ và tiêm nhiễm vào mọi hành động, cử chỉ, thái độ cách ứng xử của họ, nhất là một bộ phận thanh thiếu niên hư hỏng và đã suy thoái về nhân cách. Một tác hại không thể không kể đến đó là các trò chơi điện tử kích động bạo lực hoặc kích động tình dục được đưa lên mạng Internet và được kinh doanh ngay cả ở những khu vực có trường học ở đó bất cứ ai kể cả trẻ em cũng có thể tiếp cận dễ dàng mà

chúng ta chưa quản lí được làm cho những đối tượng trẻ có tư tưởng sùng bái bạo lực ngày một phổ biến hơn. Bên cạnh đó là sự thiếu quan tâm dậy dỗ của cha mẹ do bị cuốn hút vào guồng máy của nền kinh tế thị trường. Những vấn đề trên là một trong những nguyên nhân của tội phạm cố ý gây thương tích trong tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay.

+ Một trong các điều kiện xã hội đáng phải nói ở đây là thái độ bàng quan thiếu trách nhiệm của một bộ phận cộng đồng dân cư. Đó là tình trạng những người sống xung quanh không phát hiện một cách tự giác không có ý thức trong việc ngăn chặn tội phạm.

Như chúng ta đã biết, quá trình hình thành tội phạm cố ý gây thương tích thường phần nhiều được bắt đầu từ những mâu thuẫn xung đột trong cuộc sống lao động, làm ăn buôn bán, trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Mặt khác, bản thân những đối tượng của các vụ cố ý gây thương tích đa phần là những cá nhân có lai lịch xấu, nhân cách bị suy thoái. Tất cả những vấn đề đó đều được bộc lộ ngay trong quá trình sống ở gia đình, cơ quan, chỗ làm việc, trên đường phố... Nếu mọi công dân đều có ý thức trách nhiệm trong việc phát hiện ngăn chặn thì sẽ loại trừ được các khả năng dẫn đến hành vi phạm tội cố ý gây thương tích. Nhưng tình trạng các công dân có thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm bỏ mặc không can thiệp, sợ liên lụy cũng chiếm một tỷ lệ tương đối. Vì lẽ đó đã tạo điều kiện cho tội phạm cố ý gây thương tích tiếp tục phát sinh và phát triển.

- Nhóm những nguyên nhân thuộc về các cơ quan bảo vệ pháp luật

+ Công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án còn có những thiếu sót, có mặt còn chưa đáp ứng được với tình hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những năm qua cơ quan bảo vệ pháp luật của TPNĐ đã có nhiều cố gắng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng đã đảm bảo sự thực thi đúng đắn của pháp luật. Nhưng bên cạnh đó vẫn bộc lộ một số thiếu sót trong công tác nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, từ đó đã tạo điều kiện làm nảy sinh tội phạm cố ý gây thương tích. Điều đó được thể hiện trước hết ở vấn đề nhận thức về việc phòng chống loại tội phạm này chưa đúng, chưa chú trọng

đúng mức về việc phòng chống nó. Quan điểm phổ biến cho rằng, việc phát sinh tội phạm cố ý gây thương tích thường bột phát nhất thời; khi có mâu thuẫn sẽ nẩy sinh hành vi phạm tội ngay, nên việc phòng ngừa là rất khó. Những vụ cố ý gây thương tích thường xảy ra công khai, đối tượng thường rõ, dễ điều tra; việc đấu tranh với loại tội phạm này đơn giản... Từ quan điểm sai lệch đó nên không chú trọng vào việc phòng ngừa loại tội phạm này. Tiếp theo đó là trình độ nghiệp vụ pháp luật của các cán bộ còn yếu, chưa đáp ứng được với tình hình, còn hữu khuynh tránh né, thậm chí không ít cán bộ trong các cơ quan này còn tiêu cực bao che cho kẻ phạm tội. Do vậy, chất lượng điều tra, xử lí các vụ cố ý gây thương tích còn hạn chế, đạt tỷ lệ chưa cao. Nhiều vụ án tiến hành điều tra kéo dài, các đối tượng cầm đầu các băng ổ nhóm còn chưa được làm rõ để xử lý, những phần tử này sẽ là những nhân tố tích cực chỉ đạo đồng bọn gây ra các vụ án mới để trả thù, thanh toán lẫn nhau. Trong quá trình xét xử, nhiều đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn được hưởng án treo, một số bản án tuyên phạt nhưng không được chấp hành nghiêm chỉnh, do đó không có tác dụng giáo dục răn đe kẻ phạm tội và các đối tượng khác. Tình hình đó khiến cho lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, vào các cơ quan bảo vệ pháp luật bị giảm sút. Bọn tội phạm thì nhởn nhơ coi thường pháp luật, tiếp tục phạm tội.

+ Công tác giáo dục cải tạo các phần tử xấu, nhất là việc giám sát chặt chẽ bọn lưu manh, có tiền án tiền sự, bọn côn đồ càn quấy hung hãn ở các địa bàn dân cư của các

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 64)