Tổ chức lực lượng và phối hợp của Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Nam Định trong phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 74)

tự xã hội Công an thành phố Nam Định trong phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Nhận thức rõ về hậu quả tác hại của loại tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó lực lượng CAND làm nòng cốt, kết hợp với việc huy động mọi lực lượng, áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau hướng đến thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tình trạng phạm tội ra khỏi đời sống xã hội.

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2001 đến 2005 Công an TPNĐ đã luôn chú trọng đến việc tổ chức lực lượng đấu tranh với loại tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đồng thời quan tâm chỉ đạo các lực lượng khác phối hợp với CSĐT làm công tác phòng ngừa loại tội phạm này.

- Lực lượng CSĐTTP về TTXH: Sau khi Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự mới ban hành có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2004, tại Điều 3 của Pháp lệnh quy định nhiệm vụ của Cơ quan điều tra như sau: Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.

Theo Thông tư số 12/2004/TT-BCA (V19) ngày 23 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng BCA về việc: Hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong CAND đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ của lực lượng CSĐTTP về TTXH. Theo đó, lực lượng CSĐTTP về TTXH vừa có chức năng phòng ngừa tội phạm vừa có chức năng điều tra khám phá tội phạm, là lực lượng nòng cốt, trực tiếp trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Đội CSĐTTP về TTXH của Công an TPNĐ có quân số là 32 người được chia làm 4 tổ: Tổ phòng ngừa tội phạm có 5 đồng chí, tổ điều tra trinh sát có 14 đồng chí, tổ điều tra theo tố tụng hình sự có 10 đồng chí và tổ tổng hợp chuyên đề có 3 đồng chí.

Thông qua các biện pháp nghiệp vụ mà Đảng, Nhà nước và ngành cho phép như việc áp dụng các phương tiện, phương pháp hoạt động nghiệp vụ trinh sát, các hình thức hoạt động nghiệp vụ trinh sát, các biện pháp điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự quy định. Lực lượng CSĐTTP về TTXH của Công an TPNĐ có nhiệm vụ nghiên cứu làm rõ các nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ, từ đó soạn thảo các giải pháp, biện pháp phòng ngừa và tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa loại tội phạm này. Đi đôi với chủ động phòng ngừa tội phạm, thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình lực lượng CSĐTTP về TTXH còn chủ động tấn công loại tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bằng hoạt động điều tra xử lí nghiêm minh trước pháp luật các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội để có tác dụng giáo dục, răn đe và ngăn chặn các hành vi phạm tội tiếp theo của đối tượng và đồng bọn, làm tan rã các băng ổ nhóm côn đồ hung hãn, góp phần tác động trở lại cho công tác phòng ngừa loại tội phạm này đạt kết quả tốt hơn.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, vào yêu cầu thực tiễn của công tác phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích trong từng thời kỳ. Công an TPNĐ đã có sự phân công cụ thể, và đề ra yêu cầu phối hợp cho từng lực lượng cùng với CSĐTTP về TTXH tham gia công tác phòng ngừa loại tội phạm này, đó là:

- Lực lượng cảnh sát quản lý hành chính: Thông qua chức năng nhiệm vụ của mình tiến hành, bao gồm:

+ Công tác quản lý các loại vũ khí: đặc biệt những loại vũ khí mà bọn tội phạm thường sử dụng để làm hung khí thực hiện tội phạm cố ý gây thương tích. Đó là các loại vũ khí thô sơ gồm dao găm, kiếm, giáo mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại, hoặc chốt cứng, cung nỏ và các loại khác do BCA quy định. Quản lý các loại vũ khí trên chính là quá trình lực lượng cảnh sát quản lý hành chính căn cứ vào pháp luật của nhà nước, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để quản lý việc sản xuất, sửa chữa chế tạo, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán.... kiểm tra và xử lý các vi phạm… Nhằm không để bọn tội phạm lợi dụng sử dụng các loại vũ khí này để hoạt động phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

+ Quản lý giáo dục đối tượng tại địa bàn cơ sở: Là quá trình lực lượng cảnh sát Quản lí hành chính về TTXH thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các biện pháp quản lý xã hội của Nhà nước, các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng, đoàn thể xã hội để quản lý, giáo dục những người có điều kiện và khả năng hoặc có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, đối tượng phạm tội hoặc có hành vi vi phạm về ANTT nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và những đối tượng cần chú ý quản lý khác tại địa phương, nơi họ đang cư trú và làm việc nhằm cảm hóa giáo dục họ trở thành người công dân lương thiện có ích cho xã hội, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy những đối tượng có điều kiện, khả năng hoặc có biểu hiện nghi vấn hành động tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng thuộc phạm vi đối tượng cần quản lý giáo dục tại địa bàn cơ sở của lực lượng cảnh sát Quản lý hành chính về an toàn xã hội. Đó là các đối tượng có tiền án, tiền sự về các tội xâm phạm tính mạng nhân phẩm, danh dự và sức khỏe của người khác, đối tượng trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật, trẻ em làm trái pháp luật, đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội.

Trên cơ sở tiến hành các nội dung cụ thể của công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại địa bàn cơ sở, lực lượng cảnh sát khu vực, công an phụ trách xã chủ động khai thác nắm được các nguồn tin có liên quan đến tội phạm cố ý gây thương tích. Từ đó chủ động đề ra các yêu cầu nghiệp vụ cho các mặt công tác nghiệp vụ đạt hiệu quả và có điều kiện để kiểm tra chất lượng các biện pháp nghiệp vụ, chuyển hóa tài liệu phục vụ đấu tranh khi cần thiết nhằm phục vụ tốt cho công tác phát hiện, ngăn chặn và điều tra xử lý tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn TPNĐ.

+ Tổ chức giữ gìn trật tự công cộng (TTCC) là quá trình lực lượng CSND tiến hành các biện pháp về tổ chức, hành chính, giáo dục, pháp luật để điều chỉnh các hoạt động của con người có liên quan đến trật tự chung, an toàn chung, trên cơ sở những quy định của pháp luật và các nội quy quy tắc về trật tự, an toàn chung nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động xã hội diễn ra theo một trật tự nhất định, các quan hệ xã hội được tôn trọng, trật tự kỷ cương xã hội được giữ vững, tài sản nhà nước, tính mạng, tài sản và các quyền lợi thiết thực của công dân được tôn trọng, bảo vệ.

Một trong những nội dung tổ chức giữ gìn TTCC có liên quan trực tiếp đến công tác phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là việc đảm bảo an toàn chung. Các lực lượng cảnh sát phải triệt phá xóa các tụ điểm phức tạp về TTXH ở những nơi công cộng, không để bọn tội phạm và những phần tử xấu lợi dụng tình trạng lộn xộn, mất trật tự để hoạt động. Đấu tranh phòng chống các băng ổ nhóm tội phạm lợi dụng tính phức tạp của các địa bàn công cộng để hoạt động phạm tội cố ý gây thương tích, thanh toán, trả thù lẫn nhau.

Ngoài việc tổ chức giữ gìn TTCC nói chung thì lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính công an TPNĐ còn tập trung tổ chức giữ gìn trật tự ở các địa bàn công cộng trọng điểm, đó là những nơi diễn ra nhiều hoạt động của xã hội thường tập trung đông người, thành phần xã hội đa dạng phức tạp, đồng thời là nơi dễ hình thành các tụ điểm phức tạp về hoạt động tội phạm trong đó có hoạt động của bọn tội phạm cố ý gây thương tích, như chợ Rồng, nhà ga, bến xe ô tô, các nhà hàng, vũ trường, các quán ăn đêm... Bảo vệ các cuộc mít tinh, các hoạt động văn hóa xã hội tập thể tại nơi công cộng, làm tốt các hoạt động trên đã góp phần phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn TPNĐ.

- Lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp và nhà tạm giữ công an TPNĐ có chức năng thực hiện hoạt động quản lý giam giữ can phạm, đó là quá trình thực hiện sự cưỡng chế của nhà nước đối với can phạm.

Thông qua chức năng nhiệm vụ của mình lực lượng quản lý nhà tạm giữ đã nắm bắt được tâm lý của can phạm nói chung và của các can phạm phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nói riêng về nhận thức của can phạm, về tâm tư tình cảm, về ý chí, về các nhu cầu, về tâm trạng... để từ đó có những tác động, có kế hoạch, nội dung, phương pháp, phương tiện đặc thù của cảnh sát trại giam tới can phạm nhằm làm cho họ chuyển biến tư tưởng, nhận rõ tội lỗi, biết tôn trọng, chấp hành pháp luật và các quy tắc TTXH. Đặc biệt là sự chuyển biến về tư tưởng đó, làm cho họ xóa đi hận thù, từ bỏ ý định gây thương tích cho người khác để trả thù và khai báo đúng sự thật vụ án, khai báo ra những người khác đã tham gia thực hiện hành vi phạm tội với mình giúp cho cơ quan điều tra làm rõ các đối tượng trong vụ án.

Ngoài việc cảm hóa giáo dục, tác động về tâm lí đến can phạm, cũng thông qua chức năng nhiệm vụ của mình lực lượng cảnh sát quản lí nhà tạm giữ Công an TPNĐ còn xây dựng MLBM để đi vào nắm tình hình các đối tượng côn đồ hung hãn phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi gây thương tích cho người khác ngay trong nhà tạm giữ. Tiếp cận nắm tình hình các đối tượng cầm đầu các băng ổ nhóm phát hiện các ý đồ chỉ đạo đàn em, đồng bọn ở ngoài đánh trả thù các băng ổ nhóm khác, phát hiện làm rõ các đối tượng khác trong vụ án cố ý gây thương tích còn chưa bị phát hiện bắt giữ, nơi cất giấu hung khí gây án.

Tất cả các hoạt động trên đều góp phần phục vụ cho công tác đấu tranh phòng ngừa và điều tra khám phá loại tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ.

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)