Thực trạng tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Nam Định từ năm 2001 đến

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 55)

cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Nam Định từ năm 2001 đến 2005

Thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy, diễn biến tình hình của một loại tội phạm cụ thể bao giờ cũng có mối quan hệ tương quan với các loại tội phạm nói chung. Vì vậy, khi nghiên cứu tình hình của một loại tội phạm cụ thể nhất thiết phải nghiên cứu tình trạng phạm tội nói chung ở cùng thời điểm đó, đặc biệt là sự phân tích, đánh giá tình hình của các loại tội phạm cùng hệ nhóm với nhau. Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một loại tội phạm hình sự cụ thể, nó nằm trong cơ cấu chung của tình hình tội phạm, chịu sự tác động và ảnh hưởng rất lớn của các tội phạm có tính chất sử dụng bạo lực. Do vậy, để nghiên cứu làm rõ diễn biến, đặc điểm của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ cần phải đặt trong cơ cấu hoàn cảnh chung của tình hình tội phạm hình sự, tội phạm có sử dụng bạo lực và tệ nạn xã hội trên địa bàn TPNĐ.

Tình hình phạm pháp hình sự trên địa bàn TPNĐ trong 5 năm qua diễn biến tương đối phức tạp.

Tổng số vụ phạm pháp hình sự trong 5 năm (2001-2005) là 2.399 vụ, trung bình 470 vụ/năm, cụ thể số vụ phạm pháp hình sự xảy ra hàng năm trên địa bàn TPNĐ là:

Năm 2001 xảy ra 326 vụ phạm pháp hình sự; Năm 2002 xảy ra 587 vụ phạm pháp hình sự; Năm 2003 xảy ra 476 vụ phạm pháp hình sự; Năm 2004 xảy ra 482 vụ phạm pháp hình sự; Năm 2005 xảy ra 528 vụ phạm pháp hình sự. (Xem phần phụ lục: bảng số 2.1).

Từ năm 2001 đến năm 2005 tình hình phạm pháp hình sự trên địa bàn TPNĐ tăng giảm thất thường, ít nhất là năm 2001 nhưng ngay năm sau là năm 2002 thì phạm pháp hình sự lại tăng đột biến là 587 vụ với số vụ nhiều nhất trong 5 năm, ba năm còn lại xu hướng các vụ phạm pháp hình sự ngày một gia tăng dần lên. Một số loại tội phạm nghiêm trọng có diễn biến phức tạp như tội phạm về ma túy, trộm cắp xe máy, cướp giật, cố ý gây thương tích. Những loại tội phạm này đối tượng hoạt động phạm tội có xu hướng dùng các thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt, hậu quả tác hại gây ra ngày càng nghiêm trọng, đối tượng đa dạng phức tạp về thành phần độ tuổi, nghề nghiệp... Bên cạnh tình hình tội phạm hình sự nêu trên, tình hình tệ nạn xã hội cũng là một trong những vấn đề gây rất nhiều khó khăn trở ngại cho công tác giữ gìn ANTT trên địa bàn TPNĐ. Tệ nạn cờ bạc, nghiện hút ma túy, mại dâm vẫn là điều rất đáng lưu ý. Hàng năm số vụ phạm pháp hình sự nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng có nguồn gốc và nguyên nhân từ tệ nạn xã hội chiếm một tỷ lệ đáng kể nhất là tội phạm có liên quan đến hoạt động mua bán sử dụng ma túy, tranh khách trong mua bán dâm, bảo kê hoạt động mại dâm tại các nhà hàng.

Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ cũng có những diễn biến hết sức phức tạp, đa dạng về

loại hình hoạt động cũng như sự tinh vi xảo quyệt trong phương thức thủ đoạn, hậu quả tác hại gây ra rất nghiêm trọng.

Ví dụ: Hồi 14h ngày 19/5/2004 tại trước cửa nhà 233 đường Trần Hưng Đạo phường Bà Triệu TPNĐ. Do mâu thuẫn tình ái giữa Hoàng Như Bình sinh năm 1965 ở 203 Trần nhân Tông - phường Ngô Quyền - TPNĐ với Phạm Thị Hảo sinh năm 1970 ở 26/50 tập thể bưu điện Cồn Găng phường Vỵ Xuyên - TPNĐ. Trong lúc anh Bình đang ngồi chơi tại trước cửa nhà số 233 đường Trần Hưng Đạo cùng một số người, Hảo đã dùng một can axit 2 lít dội vào đầu Bình, hậu quả Bình bị thương tích nặng toàn thân và hai người ngồi bên cạnh bị axit văng vào gây thương tích.

+ Trong 5 năm từ năm 2001 đến 2005 trên địa bàn TPNĐ đã xảy ra tổng số 163 vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, trung bình xảy ra 32 vụ/1 năm chiếm khoảng 7% tổng số các vụ phạm pháp hình sự. Trong tổng số 163 vụ có 238 đối tượng tham gia, trung bình mỗi vụ có 1,5 đối tượng tham gia.

Cũng theo số liệu thống kê của Công an TPNĐ thì trong 5 năm từ 2001 đến 2005 Công an TPNĐ đã khởi tố 60 vụ đạt tỷ lệ 37% về số vụ và 72 đối tượng đạt tỷ lệ 30% số đối tượng tham gia, trung bình mỗi năm khởi tố 12 vụ và 14,4 đối tượng. Như vậy, theo số liệu nói trên thì vẫn còn 63% về số vụ và 70% về số đối tượng không xử lí bằng hình sự. Đây là một con số cho thấy tỷ lệ xử lí hành chính tương đối cao.

Theo số liệu thống kê của VKSND thành phố Nam Định thì trong 5 năm từ năm 2001 đến năm 2005 số vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được đưa ra truy tố xét xử là 50 vụ đạt tỷ lệ 83% về số vụ và 67 đối tượng đạt tỷ lệ 93% về số đối tượng mà cơ quan điều tra đã khởi tố. Như vậy có 10 vụ bằng 7% về số vụ và 7 đối tượng bằng 10% số đối tượng không được đưa ra truy tố, xét xử mà CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án trong từng giai đoạn tố tụng đã tạm đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án. Tuy nhiên, các vụ án được tạm đình chỉ là do chưa làm rõ đối tượng hoặc đối tượng trốn, những vụ đình chỉ đều là những vụ phạm tội đơn lẻ (10 vụ bằng 7 đối tượng) không phải là những vụ phạm tội có tổ chức.

+ Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ trong 5 năm từ năm 2001 đến năm 2005 tăng giảm như sau:

- Năm 2001 xảy ra 34 vụ/326 vụ phạm pháp hình sự = 10%;

- Năm 2002 xảy ra 27 vụ/587 vụ phạm pháp hình sự = 4%, so với năm 2001 giảm đi 7 vụ = 20%;

- Năm 2003 xảy ra 39 vụ/476 vụ phạm pháp hình sự = 8%, so với năm 2002 tăng 12 vụ = 44%;

- Năm 2004 xảy ra 29 vụ/482 vụ phạm pháp hình sự = 6%, so với năm 2003 giảm đi 10 vụ = 25%;

- Năm 2005 xảy ra 34 vụ/528 vụ phạm pháp hình sự = 6%, so với năm 2004 tăng 5 vụ = 17%.

(Xem phần phụ lục: bảng số 2.4).

Qua phân tích số liệu trên cho thấy các vụ tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong 5 năm từ 2001-2005 theo quy luật cứ một năm tăng, một năm giảm. Năm cao nhất xảy ra 39 vụ (năm 2003), năm thấp nhất xảy ra 29 vụ (năm 2004). Điều này phản ánh hai vấn đề đó là tính quy luật của tội phạm và hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tác động tới tình hình hoạt động của bọn tội phạm. Khi các cơ quan bảo vệ pháp luật tập trung đấu tranh với loại tội phạm này thì tình hình tội phạm giảm, khi lơi lỏng thì tội phạm như bị kìm nén lại bung ra hoạt động và gia tăng về số vụ. Đó chính là quy luật có tính phổ biến về cơ cấu, động thái của tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn TPNĐ.

Xét về cơ cấu và tính chất tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ rất phức tạp. Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích cũng cần được đánh giá như một bộ phận của tình hình tội phạm nói chung. Vì thế nó cần được xem xét về cơ cấu, tính chất.

+ Mối tương quan giữa các vụ cố ý gây thương tích với các vụ phạm pháp hình sự khác là có tỷ lệ (163/2399 vụ) 7% (xem phần phụ lục: bảng số 2.5). Tỷ trọng trung bình

giữa tội phạm cố ý cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với các loại tội phạm khác đã khởi tố là (60/1476 vụ) 4% về số vụ: Đây là một tỷ lệ không cao so với các loại tội phạm khác trong cơ cấu chung của tội phạm (xem phần phụ lục: bảng số 2.2).

+ Mối tương quan giữa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với các tội phạm có sử dụng bạo lực đó là các tội: giết người, hiếp dâm, cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản. So sánh tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với 4 loại tội phạm nêu trên thấy trong 5 năm (2001-2005) Công an TPNĐ đã khởi tố tổng số 105 vụ tội phạm có sử dụng bạo lực, trong đó có 60 vụ cố ý gây thương tích đạt tỷ lệ 57%. Đây là một tỷ lệ khá cao và là cao nhất trong các tội có sử dụng bạo lực trên địa bàn TPNĐ (xem phần phụ lục: bảng số 2.6).

+ Về địa bàn xảy ra tội phạm: Các vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra trên tất cả các địa bàn dân cư trong thành phố nhưng chủ yếu tập trung ở các khu đông dân cư như các phường trong nội thành nhưng có trình độ dân trí thấp, nhận thức pháp luật còn mơ hồ. Hoặc những khu tập thể của những người lao động có thu nhập thấp như khu 5 tầng, khu Văn miếu, bờ sông, các nơi công cộng tập trung đông người, ở ngoài đường. Nhiều vụ án đối tượng hoạt động trắng trợn, công khai và để lại những hậu quả khôn lường thì hầu như các đối tượng phạm tội đều là những người có nhận thức xã hội và trình độ văn hóa thấp, họ chỉ biết thỏa mãn những nhu cầu bản năng mà không hề có sự can thiệp của lí trí. Ngoài ra, số đối tượng này còn có cuộc sống gia đình không hòa thuận và không quan tâm lẫn nhau, buông lỏng việc quản lí con cái. Qua thống kê trong 5 năm qua đã xảy ra 49 vụ ở trong nhà chiếm 30%, còn 114 vụ xảy ra ở địa bàn công cộng chiếm 70% (xem phần phụ lục: bảng số 2.7).

+ Thời gian phạm tội xảy ra ở mọi lúc nhưng vào tối, đêm là nhiều hơn, có 74 vụ xảy ra vào ban ngày chiếm 45% và 89 vụ xảy ra vào tối, đêm chiếm 55% (Xem phần phụ lục: bảng số 2.8).

+ Nghiên cứu tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ thấy: Năm 2001 xảy ra 34 vụ có 47 đối tượng tham gia, trung bình mỗi vụ có 1,4 đối tượng tham gia; Năm 2002 xảy ra 27 vụ có 47 đối tượng tham gia, trung bình mỗi vụ có 1,7 đối tượng tham gia; Năm 2003 xảy ra 39 vụ có 55 đối tượng tham gia, trung bình mỗi vụ có 1,4 đối tượng tham gia; Năm 2004 xảy ra 29 vụ có 32 đối tượng tham gia, trung bình mỗi vụ có 1,1 đối tượng tham gia; Năm 2005 xảy ra 34 vụ có 57 đối tượng tham gia, trung bình mỗi vụ có 1,7 đối tượng tham gia. Như vậy số lượng người tham gia phạm tội trong một vụ án tăng, giảm thất thường nhưng nhìn chung có xu hướng tăng. Nếu lấy năm 2001 làm gốc thì đến năm 2005 đã tăng 0,3 đối tượng trên 1 vụ án, đồng nghĩa với việc các vụ án có đồng phạm ngày càng tăng.

+ Về hậu quả các vụ cố cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ trong 5 năm qua như sau:

Nếu căn cứ vào mức hình phạt đã áp dụng đối với người phạm tội thì: Số vụ có tính chất ít nghiêm trọng là 92/163 vụ = 57%;

Số vụ có tính chất nghiêm trọng là 54/163 vụ = 33%; Số vụ có tính chất rất nghiêm trọng là 15/163 vụ = 9%; Số vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng là 2/163 vụ =1%.

(Xem phần phụ lục: bảng số 2.9).

Tội phạm cố ý gây thương tích trong những năm qua đã để lại những hậu quả thiệt hại về sức khỏe con người, về vật chất là rất nghiêm trọng. Có nhiều vụ đã gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, chúng đã để lại những hậu quả xấu về ANTT trên địa bàn thành phố, làm hoang mang lo lắng và gây bất bình trong quần chúng nhân dân nhất là ở những nơi có gia đình của người bị hại.

Ví dụ: Hồi 13h ngày 20/9/2004 tại nhà 206 Trần Hưng Đạo phường Trần Hưng Đạo TPNĐ, do mâu thuẫn vợ chồng: Hoàng Ngọc Thủy sinh năm 1965 đã đóng cửa nhà và dùng dao phay chém nhiều phát vào đầu, cổ và tay vợ sinh năm 1969. Hậu quả chị Hải bị lún xương sọ, đứt gân cổ, đứt 4 ngón tay trở thành người tàn phế.

+ Động cơ, mục đích, phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội cũng rất đa dạng phức tạp: côn đồ, manh động, trắng trợn và tinh vi xảo quyệt. Có những vụ chỉ do những mâu thuẫn đơn giản trong sinh hoạt đời thường nhưng do bản chất côn đồ đối tượng sẵn sàng thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác một cách công khai, ngang nhiên bất chấp pháp luật, đặc biệt sau khi phạm tội đối tượng quay lại khống chế nhân chứng, bị hại không cho tố giác với cơ quan pháp luật.

Một dạng khác là do mâu thuẫn thù tức từ trước, đối tượng thường chuẩn bị hung khí, thời gian địa điểm để thực hiện hành vi phạm tội và che giấu tội phạm. Do vậy, việc củng cố tài liệu, chứng cứ để xử lý người phạm tội gặp rất nhiều khó khăn. Điều này làm cho sai số trong thống kê tình hình tội phạm cố ý gây thương tích (tức tội phạm ẩn cao), ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng.

Qua thống kê phân tích cho thấy, phạm tội do thù tức trả thù lẫn nhau có 70/163 vụ = 43%, phạm tội do mâu thuẫn bột phát, do tính manh động côn đồ của đối tượng có 93/163 vụ =57% (xem phần phụ lục: bảng số 2.11), phạm tội có sự chuẩn bị hung khí từ trước là 52/163 vụ =32%, phạm tội không có sự chuẩn bị hung khí là 111/163 vụ = 68%. Trong đó người phạm tội có sử dụng vũ khí nguy hiểm như dao, lê, kiếm, mã tấu, kiếm côn, axit là 116/163 vụ = 71%, sử dụng vũ khí thông thường như gậy, gạch đá... là 28/163 vụ =17% và không sử dụng vũ khí là 19/163 vụ =12%. Như vậy hầu hết các vụ đối tượng đều sử dụng vũ khí (xem phần phụ lục: bảng số 2.10).

+ Về phía người bị hại có 163 người là nam giới, 16 người là nữ giới, trong đó có 2 người là trẻ em dưới 16 tuổi, 8 người là vị thành niên từ 16 đến 18 tuổi, 169 người có độ tuổi từ 18 đến dưới 60, người già trên 60 tuổi không có.

+ Đặc điểm nhân thân của người phạm tội trong các vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ là rất đa dạng phức tạp. Thành phần phạm tội rất khác nhau từ cán bộ công chức nhà nước đến người lao động tự do, người không có nghề nghiệp, học sinh sinh viên song phần lớn số đối tượng này là loại thích ăn chơi, không chịu lao động tụ tập lêu lổng, là người có tư tưởng ích kỷ hẹp hòi tham lam có lối sống lệch lạc, coi thường các giá trị chuẩn mực đạo đức xã

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)