Sử dụng đặc điểm tội phạm học vào việc tăng cường công tác nắm tình hình phát hiện kịp thời và giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 44)

hình phát hiện kịp thời và giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân không để các mâu thuẫn kéo dài, âm ỉ và bùng nổ thành xung đột dẫn đến các hành vi cố ý gây thương tích

Qua nghiên cứu đặc điểm tội phạm học của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cho thấy tất cả các vụ phạm tội đều xuất phát từ mâu thuẫn và phần nhiều là các vụ có mâu thuẫn được tích tụ từ trước (chiếm 53,7%). Trong khi đó các cơ quan chức năng chưa thực sự coi trọng công tác nắm tình hình và giải quyết các mâu thuẫn, việc giải quyết không kịp thời, triệt để dẫn đến xung đột bạo lực phát sinh tội phạm cố ý gây thương tích. Sử dụng đặc điểm tội phạm học này trong công tác phòng ngừa tội phạm chúng ta cần giải quyết được những vấn đề sau:

Công tác nắm tình hình là công tác cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động lãnh đạo, quản lí, điều hành của các cấp, các ngành. Đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, công tác nắm tình hình lại càng giữ vị trí quan trọng hơn. Vì vậy, tăng cường công tác nắm tình hình là nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền, các ngành các cấp chứ không phải chỉ riêng có lực lượng công an như từ trước đến nay ta vẫn làm.

Nội dung của công tác nắm tình hình bao gồm đầy đủ các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đó là tình hình dân sinh, kinh tế, về lao động, về việc làm, đặc điểm cơ cấu dân cư, họ tộc, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, dân trí... nắm tình hình những vấn đề có liên quan đến tình trạng tội phạm ở từng địa phương. Tình hình hoạt động của các loại đối tượng hình sự, những tranh chấp mâu thuẫn đất đai, tranh chấp về nguồn lợi, tranh chấp trong các hoạt động làm ăn kinh tế. Tình hình khiếu nại, tố cáo và

những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống sinh hoạt của nhân dân. Nắm tình hình về tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị tại từng cơ sở, việc triển khai và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trên cơ sở đó phát hiện những sai phạm, tiêu cực trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của cán bộ cơ sở để chủ động giải quyết, khắc phục, nhằm tạo ra môi trường lành mạnh ở từng xã, phường, từng thôn, xóm, từng cụm dân cư. Đối với các loại mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác... tuy tính chất mức độ của từng mâu thuẫn có khác nhau, bản chất mâu thuẫn cũng không phải là mâu thuẫn đối kháng nhưng đây lại là những tiềm ẩn xung đột khó lường làm phát sinh tội phạm cố ý gây thương tích ngay bất kỳ lúc nào. Bởi vậy, để có thể phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, yêu cầu đặt ra là phải phát hiện kịp thời và giải quyết dứt điểm, triệt để các mâu thuẫn ngay tại từ cơ sở. Không để các mâu thuẫn âm ỉ kéo dài và bùng nổ thành xung đột bạo lực dẫn đến các hành vi cố ý gây thương tích.

Trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, lực lượng CAND luôn giữ vai trò chủ công, nòng cốt. Chính vì vậy, việc chủ động tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trinh sát nắm tình hình phát hiện các mâu thuẫn một cách đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể giải quyết triệt để các mâu thuẫn. Đồng thời phát hiện ngăn chặn các hành vi phạm tội cũng như ngăn chặn hậu quả của các hành vi phạm tội cố ý gây thương tích là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Để đạt được mục tiêu đó, lực lượng CAND cần tăng cường các hoạt động nghiệp vụ trinh sát sau đây:

Tập trung thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản nắm chắc tình hình các nhóm loại đối tượng có điều kiện và khả năng phạm tội, các địa bàn tụ điểm phức tạp mà bọn tội phạm cố ý gây thương tích có thể lợi dụng hoạt động. Trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản phải có sự phân tích dự báo về tình hình hoạt động của bọn tội phạm, tình hình các mâu thuẫn có thể phát sinh và các tình hình khác có liên quan đến tội phạm cố ý gây thương tích để triển khai các biện pháp nghiệp vụ trinh sát tiếp theo.

Cần phải tiến hành sưu tra trên tất cả các địa bàn phức tạp, các tuyến trọng điểm thường xảy ra các tội phạm cố ý gây thương tích. Từ sưu tra địa bàn mà sưu tra các vụ

việc hiện tượng xảy ra trên địa bàn, hoạt động của các loại đối tượng hình sự, những hoạt động thường xảy ra va chạm, những hộ gia đình, những cá nhân thường xảy ra mâu thuẫn trong sinh hoạt, làm ăn. Lập phương án phòng ngừa, chủ động nẵm chắc tình hình để giải quyết kịp thời thỏa đáng những mâu thuẫn xảy ra. Trong sưu tra đối tượng cần thực hiện tốt công tác rà soát đưa đối tượng vào diện sưu tra. Lực lượng trinh sát phối hợp với cảnh sát khu vực, công an phụ trách xã lên danh sách đối tượng cần phải sưu tra từ đó thu thập tài liệu lập hồ sơ để quản lí. Tiến hành phân hệ, loại, chú ý đối tượng có liên quan đến tội phạm cố ý gây thương tích như giết, cướp, cưỡng đoạt, đối tượng lưu manh, côn đồ hung hãn, đâm thuê chém mướn. Trên cơ sở nắm chắc tình hình về các đối tượng sưu tra để tiến hành các nghiệp vụ trinh sát phòng ngừa tội phạm. Đẩy mạnh công tác lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, giáo dục tại phường, xã, thị trấn, đưa ra kiểm điểm trước dân, gặp gỡ răn đe giáo dục cá biệt. Hoặc phát hiện những mâu thuẫn của các đối tượng đang có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội hiện hành thì lập án đấu tranh ngăn chặn.

Quan tâm xây dựng mạng lưới bí mật (MLBM) đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để nắm tình hình quán xuyến địa bàn và theo dõi đối tượng đặc biệt là các địa bàn trọng điểm,tụ điểm thường xảy ra các vụ án gây thương tích.Phát hiện kịp thời những mâu thuẫn xảy ra ngay chính trong các đối tượng, những mâu thuẫn cụ thể của cá nhân diễn ra trên địa bàn, những nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn, những đối tượng thường mang theo vũ khí để có kế hoạch đấu tranh ngăn chặn. Trong những trường hợp cần thiết có thể bố trí đặc tình đi sâu vào ổ nhóm tiếp cận đối tượng xác định vị trí, vai trò của từng tên phục vụ công tác phòng ngừa, triệt phá các ổ nhóm tội phạm.

Để chủ động giải quyết kịp thời mọi vụ việc từ cơ sở, BCA cần từng bước trang bị hiện đại về phương tiện và lực lượng chiến đấu cho công an cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Phân cấp cho lực lượng Công an cấp huyện trong công tác điều tra xử lí tội phạm cũng như quản lí nhà nước trên lĩnh vực ANTT. Đề nghị Nhà nước thực hiện nghiêm túc những chế độ đãi ngộ cho Công an cấp xã cũng như chính sách đãi ngộ đối với lực lượng cộng tác viên bí mật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Công an cấp cơ sở hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ giữ gìn ANTT trong tình hình mới.

Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương cần tích cực củng cố lại đội ngũ cán bộ cốt cán trong phong trào quần chúng an ninh bảo vệ Tổ quốc. Thành lập các tổ hòa giải cơ sở, các tổ tự quản về an ninh trật tự và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này. Quá trình xây dựng, kiện toàn, củng cố và tổ chức hoạt động của tổ hòa giải từ xã đến xóm phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và có sự tham mưu đắc lực của lực lượng Công an phụ trách xã, của Cảnh sát khu vực. Trong quá trình tổ chức công tác nắm tình hình và tiến hành công tác tự quản, hòa giải cần chú ý sử dụng tốt một số biện pháp sau:

- Biện pháp cảm hóa, thuyết phục: Phải khẳng định trách nhiệm phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng là nhiệm vụ chung của toàn dân, của các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Mục đích của công tác hòa giải là củng cố tình làng nghĩa xóm, đảm bảo cuộc sống yên vui và hạnh phúc cho mọi người. Tạo môi trường an toàn, lành mạnh, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ nhận thức như vậy để phân tích giảng giải, cảm hóa những người có mâu thuẫn thông suốt về tư tưởng tự nguyện chấm dứt các mâu thuẫn đã và sẽ xảy ra. - Biện pháp quản lý: Phải phát động được đông đảo tầng lớp nhân dân hưởng ứng, các ngành, các đoàn thể ở cơ sở tham gia tích cực vào phong trào giữ gìn ANTT để mọi mâu thuẫn trong nhân dân phải được phát hiện nhanh nhất, xử lí kịp thời, dứt điểm. Hạn chế thấp nhất các hậu quả xảy ra từ những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

- Biện pháp tổ chức thông tin: Phải sử dụng tổng hợp các biện pháp tiếp nhận và xử lí thông tin hai chiều từ xóm, xã trở lên và từ trên tỉnh, huyện trở xuống. Các mâu thuẫn về nguyên tắc là phải giải quyết ngay tại cơ sở, chúng ta cần phát động quần chúng nhân dân chủ động cung cấp thông tin bằng nhiều biện pháp khác nhau kể cả công khai và bí mật. Nơi tiếp nhận được thông tin phải có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ, chính xác và xử lí kịp thời. Cấp trên phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn cấp dưới tiếp nhận và giải quyết các thông tin, có như thế mới củng cố được niềm tin cho nhân dân, mới phát động được đông đảo quần chúng tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm.

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (Trang 44)