Năng suất cùng với chất lượng là yếu tố góp phần nâng cao thu nhập của người trồng chè, nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành chè so với các ngành kinh tế khác.
Năng suất là mục tiêu cuối cùng của người nông dân nói chung và người trồng chè nói riêng. Tuy nhiên nó mang tính chất giới hạn không những phụ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái mà còn phụ thuộc vào kĩ thuật canh tác và khả năng đầu tư của từng vùng.
Sản phẩm thu hoạch của chè là búp và lá non, mật độ búp, tỉ lệ búp có tôm… có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chè. Năng suất chè được tính bằng tổng các lứa hái trong một năm quy ra ha.
Trên cơ cở kết quả thu được từ các ô thí nghiệm, chúng tôi tiến hành tính toán và có bảng năng suất của các công thức thể hiện ở bảng 3.8:
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của việc bón phân đến năng suất thực thu Đơn vị: tạ/ha Công thức Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tổng cộng 1-Đối chứng 3,9 2,9 13,02 13,5 14,33 12,1 10,23 3,28 73,26 2-Hóa học 6,5 5,08 17,12 18,37 18,33 17,2 14,33 6,38 103,33 3-Phân chuồng 5,25 4,6 14,58 18,08 19,63 18,45 15,79 7,96 104,34 4-Hóa học+Phân chuồng 8,0 6,38 20,52 23,77 22,83 22,2 18,93 9,98 132,61
CV (%) 12,5 20,9 2,4 2,8 3,2 4,4 4,9 9 1,3
Qua bảng 3.8 cho thấy: Năng suất ở các công thức thí nghiệm giữa các lứa hái có sự chênh lệch rất lớn, thấp nhất là ở các lứa hái vào tháng 3, tháng 4, tháng 10. Từ lứa hái tháng 5 đến lứa hái tháng 8 cho năng suất cao. Từ tháng 5 đến tháng 8 mưa nhiều, độ ẩm trung bình cao, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây chè nên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trong các lứa hái tháng 5 đến tháng 8. Năng suất trung bình thấp nhất ở công thức 1 (không bón phân) đạt 73,26 tạ/ha. Công thức 2 (bón phân hóa học) đạt 103,33 tạ/ha; công thức 3 (bón phân chuồng) đạt 104,34 tạ/ha. Công thức 4 (bón kết hợp phân hóa học và phân chuồng) đạt 132,61 tạ/ha. Năng suất cao nhất ở công thức 4, còn công thức 2 và công thức 3 có năng suất tương đương nhau. Công thức 4 bón kết hợp phân hóa học và phân chuồng sẽ giúp cây chè sinh trưởng tốt hơn, mật độ búp, khối lượng búp tăng lên làm cơ sở cho năng suất chè tăng lên. Kết quả được thể hiện trong hình 3.6:
0 5 10 15 20 25 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 1-Đối chứng 2-Hóa học 3-Phân chuồng 4-Hóa học+Phân chuồng
Lứa hái
T
ạ/h
a
Hình 3.6. Ảnh hƣởng của phân bón đến năng suất thực thu
Năng suất là yếu tố luôn được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân, năng suất của cây trồng được quyết định bởi các đặc
tính của cây, chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh, và được thể hiện cụ thể qua các yếu tố cấu thành năng suất (mật độ búp, khối lượng búp, tỉ lệ búp có tôm) các yếu tố này có mối tương quan với nhau và chịu tác động từ ngoại cảnh. Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy yếu tố phân bón có ảnh hưởng mang tính chất quyết định tới năng suất cây trồng. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được thể hiện tại bảng 3.9:
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của việc bón phân đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Công thức Mật độ búp Trọng lƣợng búp Tỉ lệ búp Năng suất lí
Năng suất thực (búp/m2) (gam/100 búp) mù xòe (%) thuyết (tạ/ha) thu (tạ/ha)
1 181,99 71,55 12,58 91,58 73,26 2 249,34 73,76 11,78 129,14 103,33 3 249,01 74,40 11,85 130,43 104,34 4 318,19 74,22 11,11 165,77 132,61 CV (%) 1,3 0,9 1,5 1,2 1,2 LSD(0,05) 6,6 1,37 0,34 3,2 2,56
Qua bảng 3.9 cho thấy: Ở công thức 1(không bón phân) có mật độ búp trung bình thấp (đạt 181,99 búp/m2), trọng lượng búp thấp (đạt 71,55 gam), tỉ lệ mù xòe là 12,58% nên cho năng suất thấp thực thu đạt 73,26 tạ/ha. Công thức 2 (bón phân hóa học) và công thức 3(bón phân chuồng) các chỉ tiêu về mật độ búp, trọng lượng búp, tỉ lệ mù xòe, năng suất lí thuyết và năng suất thực có các giá trị tương đương nhau. Công thức 4 (bón kết hợp phân hóa học và phân chuồng) có mật độ búp (đạt 318,19 búp/m2), trọng lượng búp đạt (74,22 g/100 búp), tỉ lệ búp mù xòe thấp nhất (đạt 11,11%), năng suất lí thuyết đạt 165,77 tạ/ha, năng suất thực thu đạt 132,61 tạ/ha. Qua số liệu trên cho thấy: khi bón kết phân chuồng và phân hóa học thì năng suất tăng hơn hẳn so với khi bón đơn độc từng loại phân hoặc không bón.