Ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ búp có tôm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống chè LDP2 và thành phần giun đất tại trại thực hành thực tập trường trung cấp kinh tế kỹ thuật yên bái (Trang 61)

Tỉ lệ búp có tôm là một chỉ tiêu quan trọng, nó không những phản ánh đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến phẩm cấp của chè nguyên liệu và chất lượng của chè thành phẩm. Trong điều kiện chăm sóc, đốn hái, phòng trừ sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh không thích hợp thì cây chè sẽ cho tỉ lệ búp có tôm thấp, thậm chí không cho thu hoạch. Thông qua tỉ lệ búp có tôm người ta có thể phân loại và sơ bộ đánh giá được phẩm chất chè thành phẩm[27].

1. Đối chứng 2. Hóa học 3. Phân chuồng

Theo kết quả nghiên cứu của Bakhơtatze: Hệ số tương quan giữa tỉ lệ phần trăm búp bình thường với hàm lượng tannin và cafein là r = 0,67 và r = 0,48. Búp mù là búp có đỉnh sinh trưởng ở trạng thái ngừng hoạt động, không có tôm và lá non, cho năng suất và chất lượng kém. Búp mù là búp phát triển không bình thường, trọng lượng bình quân của một búp mù thường bằng khoảng 1/2 trọng lượng búp bình thường và phẩm chất thì thua kém rõ rệt. Nguyên nhân xuất hiện búp mù rất phức tạp [27]. Một mặt do đặc điểm sinh học của cây trồng, các vị trí trên cành chè có sự phát dục không đồng đều, cành phía trên hoặc ngọn cành có tuổi phát dục muộn vì vậy sau khi các lá thật xuất hiện thì búp chè không phát triển tiếp mà ngừng hoạt động trở thành búp mù xòe. Sự hình thành và sinh trưởng các búp mù khiến cho chồi nách không phát triển từ đó ảnh hưởng đến năng suất, mặt khác do ảnh hưởng xấu của các điều kiện bên ngoài như điều kiện thời tiết bất thuận, do biện pháp kĩ thuật canh tác không hợp lí, bón phân vô cơ liên tục không bổ sung phân hữu cơ, phân chuồng và các chất xanh cho nương chè. Búp mù là nguyên nhân đầu tiên làm giảm năng suất, giảm phẩm cấp nguyên liệu chế biến và chất lượng chè thành phẩm. Tỉ lệ búp mù cao là vấn đề mà ngành chè hiện nay đang cố gắng tìm ra biện pháp kĩ thuật canh tác hợp lí để làm giảm tỉ lệ búp mù do đó bón phân cân đối sẽ giúp cho khả năng hút dinh dưỡng của cây chè từ đó làm cây chè sinh trưởng tốt hơn, đồng đều hơn, tỉ lệ chè có số búp non cao hơn, từ đó phẩm cấp nguyên liệu chè cao và giá thành chè búp tươi cũng cải thiện. Qua theo dõi về tỉ lệ búp mù xòe và tỉ lệ búp có tôm qua các lứa hái ở các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.6 và bảng 3.7.

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của việc bón phân đến tỉ lệ búp mù xòe Đơn vị: % Công thức Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Trung bình 1-Đối chứng 9,2 11,3 9,5 11,6 9,7 13,4 17,5 18,4 12,58 2-Hóa học 9,4 11,6 7,3 10,7 7,8 12,3 17,3 17,8 11,78 3-Phân chuồng 9,8 11,3 8,1 12,2 8,4 12,3 16,4 16,3 11,85

4-Hóa học+Phân chuồng 9,2 10,0 7,4 10,5 7,2 12,6 16,8 15,2 11,11

CV (%) 0 2,8 5,7 5 24,3 3,7 1,9 0 1,5

LSD (05) 0,1 0,6 0,9 0,9 3,8 0,9 6,6 0 0,35

Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của việc bón phân đến tỉ lệ búp có tôm

Đơn vị: %

Công thức Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Trung bình

1-Đối chứng 90,8 88,7 90,5 88,4 90,3 86,6 82,5 81,6 87,42

2-Hóa học 90,6 88,4 92,7 89,3 92,2 87,7 82,7 82,2 88,22

3-Phân chuồng 90,2 88,7 91,9 87,8 91,6 87,7 83,6 83,7 88,15 4-Hóa học+Phân chuồng 90,8 90,0 92,6 89,5 92,8 87,4 83,2 84,8 88,89

Qua bảng 3.6và 3.7 cho thấy: Các công thức bón phân khác nhau cho kết quả tỉ lệ mù xòe khác nhau.Tỉ lệ mù xòe ở các công thức 2,3,4 đều thấp hơn công thức 1 (không bón phân). Công thức 4 (bón kết hợp hóa học với phân chuồng) có tỉ lệ búp mù xòe thấp nhất (11,11%).Như vậy, đối với công thức bón kết hợp phân chuồng và phân hóa học giúp cây chè bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cây có khả năng hút dinh dưỡng mạnh hơn do đó búp chè không bị xơ gỗ nhanh, mềm mại, dòn và dễ hái.

Tỉ lệ búp mù xòe thấp vào các tháng 5,6,7,8 sau đó lại tăng dần vào tháng 10. Tỉ lệ búp có tôm cao nhất vào tháng 7: công thức 1 đạt 90,3%; công thức 2 đạt 92,2%; công thức 3 đạt 91,6%; công thức 4 đạt 92,8%. Tỉ lệ búp có tôm trung bình cao nhất ở công thức 4 đạt 88,89%, sau đó công thức 2 đạt 88,22%, công thức 3 đạt 88,15%, công thức 1 đạt 87,42%. Giữa các công thức có sự sai khác về tỉ lệ búp có tôm trung bình rất nhỏ. Tỉ lệ búp mù xòe phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, chủ yếu ở đây là lượng mưa và độ ẩm.

Tỉ lệ búp mù xòe và tỉ lệ búp có tôm được thể hiện qua hình 3.4 và 3.5:

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 1-Đối chứng 2-Hóa học 3-Phân chuồng 4-Hóa học+Phân chuồng

Lứa hái

(%)

76 78 80 82 84 86 88 90 92 94 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 1-Đối chứng 2-Hóa học 3-Phân chuồng

4-Hóa học+Phân chuồng

(%)

Lứa hái

Hình 3.5. Đồ thị ảnh hƣởng của phân bón đến tỉ lệ búp có tôm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống chè LDP2 và thành phần giun đất tại trại thực hành thực tập trường trung cấp kinh tế kỹ thuật yên bái (Trang 61)