Trên mỗi công thức đào 3 hố với kích thước 50 x 50 x 50 cm, đếm số giun đất, có trong đó và quy ra số cá thể/m2
. Sơ đồ thu mẫu: trong 1 ô thí nghiệm 5m2
Thời gian nghiên cứu:Thu mẫu trong 4 đợt:
+ Đợt 1: Ngày 15/1/2014 Trước khi bón phân chuồng cho chè. + Đợt 2: Ngày 15/3/2014 Ngay sau khi thu hoạch vụ xuân. + Đợt 3: Ngày 15/5/2014 Sau khi bón phân hóa học lần 2. + Đợt 4: Ngày 15/7/2014 Ngay sau khi thu hoạch vụ hè.
Phƣơng pháp thu mẫu
+ Phương pháp thu mẫu định lượng:
Ngay trước khi làm đất và sau khi thu hoạch ở mỗi ô thí nghiệm:
Đào 3 hố nhỏ, mỗi hố nhỏ 50cm x 50 cm, thu theo từng tầng đất dày 10 cm. Bắt giun trong các tầng đất, cho vào túi vải có nhãn ghi rõ tầng đất, sinh cảnh, thời gian thu mẫu.
+ Phương pháp định hình và bảo quản mẫu vật:
Mẫu giun đất sau khi thu được rửa bằng nước sạch cho sạch đất và vụn hữu cơ bám ngoài.
Làm giun chết trong dung dịch formalin 2%.
Sau đó đưa mẫu vào dung dịch formalin 4% định hình trong trạng thái duỗi và giữ lâu dài.
Việc thu mẫu định lượng được tiến hành theo các phương pháp thu mẫu động vật đất của Ghiliarow M.S (1975). 0,5m 0,5m 1m 5m 0,9 m 0,9 m 0,9 m 0,9m 0,5m 10 cm 10 cm 50 cm 50 cm
Phƣơng pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
+ Phương pháp định loại giun đất:
Mẫu sau khi định hình sẽ tiến hành định loại theo tài liệu chuyên ngành: “Khóa định loại giun đất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam” (Thái Trần Bái, 1986). Chúng tôi căn cứ vào các đặc điểm hình thái và giải phẫu: Đai sinh dục, vị trí, số lượng nhú phụ, nhú đực, lỗ nhận tinh, số lượng tơ, manh tràng, màu sắc bên ngoài… Việc xác định tên cho một loài cụ thể được tiến hành ở trong phòng thí nghiệm bộ môn Động vật học, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
+ Phương pháp tính số lượng và sinh khối:
Tính số lượng cá thể (n): Đối với con nguyên vẹn tính cả con non và con trưởng thành. Đối với con bị đứt chỉ tính phần đầu mới là một con, phần đuôi không tính.
Tính sinh khối (p): sinh khối được tính bằng trọng lượng giun đất sau khi định hình mẫu bằng foocmalin 4%, kể cả phần thức ăn trong ruột của giun. Cân bằng cân phân tích với độ chính xác đến 0,1 g.
Tính phần trăm số cá thể thu được (kí hiệu: n%). Và phần trăm tổng số sinh khối thu được (kí hiệu: p%).
Các số liệu được tính trên đơn vị tương ứng là 1m2. n = [(Ai + Ci)/N] x 4
p = [(PAi + PCi)/N x 4 Trong đó:
Ai: Số con non i có trong N hố
Ci: Số con trưởng thành i có trong N hố i: Loài
N: Số hố
n % (loài): (Tổng số cá thể của loài/ tổng số các cá thể thu được) x 100% p % (loài): (Tổng số sinh khối của loài/ tổng số sinh khối thu được) x 100%