Phương pháp thống kê xử lí số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống chè LDP2 và thành phần giun đất tại trại thực hành thực tập trường trung cấp kinh tế kỹ thuật yên bái (Trang 40)

Sau khi thu thập các số liệu, tiến hành phân tích các số liệu để tìm các giá trị đặc trưng cho các mẫu và nhóm mẫu.

Các số liệu thu được được xử lý theo phương pháp thống kê toán học của Phạm Văn Kiều, 2006 [18]. Đồng thời kết quả được phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel, 2007.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Yên Bái

3.1.1. Vị trí địa lí

Nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc, Việt Bắc và trung du Bắc Bộ, thành phố Yên Bái nằm ở vị trí 21,420B, 104,520Đ, phía Bắc và phía Đông giáp huyện Yên Bình, phía Tây và phía Nam giáp huyện Trấn Yên của tỉnh. Thành phố là trung tâm tỉnh Yên Bái diện tích tự nhiên 106,74 km2; dân số 94.716 người, mật độ 887 người/km2.

Với vị trí địa lý tự nhiên như vậy, thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh, đồng thời nằm ở vị trí trên tuyến giao thông nối liền giữa Đông Bắc và Tây Bắc, giữa cửa khẩu Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai. Chính vì vậy, thành phố Yên Bái có điều kiện và vai trò hết sức quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, có điều kiện thuận lợi giao lưu với các tỉnh trong nước và với nước bạn Trung Quốc nên thuận tiện cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các địa phương khác, là cơ sở phát triển sản xuất, thâm canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Kể từ khi đổi mới kinh tế (năm 1986 cho đến nay), thành phố Yên Bái ngày càng khẳng định vị trí trung tâm của mình trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.

3.1.2. Điều kiện đất đai

Đất trồng chè ở Yên Bái nói riêng và ở các vùng trung du phần lớn là feralit vàng đỏ được phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét, mica; ở vùng núi phần lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản, những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nước. Những đất này thường nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ. Vì thế vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè.

Ở vĩ độ càng cao phẩm chất và sản lượng chè càng có xu hướng giảm thấp. Do nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và tích lũy vật chất trong cây chè. Thành phố Yên Bái nằm bên tả ngạn sông Hồng, có độ cao trung bình so với mặt biển là 35m, với cấu tạo địa hình gồm dải phù sa ven sông, đồng bằng phù sa cổ thềm sông, các đồi núi thấp, đỉnh tròn hình bát úp, các thung lũng, khe suối len lỏi xen kẽ đồi núi và

những cánh đồng lượn sóng chạy dọc theo triền sông. Như vậy, nguồn gốc phát sinh đất ở Yên Bái có thể chia thành hai loại đất chính đó là đất phù sa hình thành do sông suối bồi đắp và đất Feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi núi. Căn cứ vào vị trí địa lý, địa hình, đặc điểm nông hoá thổ nhưỡng, hai loại đất trên ở Yên Bái chia nhỏ thành các loại sau:

Đất phù sa được bồi tụ hàng năm tập trung phân bố ở xã Tuy Lộc, phường Nguyễn Phúc, phường Hồng Hà... lượng phù sa bồi tụ lớn, ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao, thích hợp cho việc trồng rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày do hàng năm có thời gian ngập nước không thích hợp với những loại cây có thời gian sinh trưởng dài như cây chè.

Đất phù sa không bồi tụ hàng năm được phân bố trải dọc theo sông Hồng, xã Nam Cường thích hợp cho việc trồng lúa.

Đất Feralit vàng đỏ trên nền phiến thạch sét có độ dốc lớn, tầng đất mặt dày, thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá phân bố ở các phường Đồng Tâm, Yên Thịnh, Minh Tân và xã Nam Cường, Minh Bảo, Tân Thịnh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp như chè, cà phê và trồng cây làm nguyên liệu giấy.

3.1.3. Điều kiện khí hậu

Theo quan điểm của Alixop, khí hậu của một vùng nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng trong một khoảng thời gian dài, thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm [46]. Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến của các yếu tố khí tượng tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn

định của lớp băng tuyết bao phủ cũng như các dòng hải lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa [46]. Thực vật nói riêng và sinh vật nói chung đều phải thích nghi với các yếu tố khí hậu để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển. Tính thích nghi của sinh vật với các yếu tố khí hậu được hình thành trong quá trình tiến hóa, thích ứng lâu dài của chúng với môi trường.

Quá trình sinh trưởng của cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng trong đất. Cây chè có nguồn gốc ở vùng khí hậu rừng á nhiệt đới. Tuy nhiên, hiện nay cây chè phân bố khá rộng rãi từ 330

vĩ Bắc đến 490 vĩ Nam, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác biệt với môi trường sống quen thuộc của cây chè nguyên sản. Trong những điều kiện như vậy, cây chè sinh trưởng bình thường và có năng suất phẩm chất tốt cần có trình độ khoa học cao trong canh tác.

3.1.3.1. Nhiệt độ

Những công trình nghiên cứu nhiều năm của Liên Xô (cũ) cho thấy: sự tạo thành và tích lũy các vật chất khác nhau trong cây, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và phân bố theo từng vùng. Tổng hợp các điều kiện ngoại cảnh là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới phẩm chất chè. Đối với những yếu tố khí hậu bất thuận như: nhiệt độ, độ ẩm hạ thấp vào mùa đông, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao trong mùa hè đều ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng của cây chè. Nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Chiết Giang cho thấy nhiệt độ thích hợp đối với cây chè là 20 - 30o

C, nếu nhiệt độ tăng dần, thì tác dụng xúc tiến việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ rệt. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin. Nhiệt độ cao quá 35oC thì quá trình tích lũy tanin bị ức chế và nếu nhiệt độ trên 35oC kéo dài liên tục, chè sẽ bị cháy lá. Ngược lại khi

nhiệt độ giảm thấp sẽ dẫn đến một loạt biến đổi về cơ năng sinh lý thành phần hóa học của búp chè, ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây và phẩm chất búp. Nhiệt độ thấp và khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.

Nhiệt độ là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Từ 16 độ vĩ nam đến 19 độ vĩ bắc, không có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, cây chè sinh trưởng quanh năm do đó búp cũng được thu hoạch quanh năm. Từ 20 độ vĩ bắc đến 45 độ vĩ bắc, nhiệt độ mùa đông xuống thấp, sinh trưởng và thu hoạch chè đã có mùa rõ rệt. Trong những vùng này nơi nào độ nhiệt bình quân mùa đông càng thấp càng kéo dài thì thời gian sinh trưởng và thu hoạch búp chè ở đó càng ngắn.

Khi xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những điều kiện sống thích hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về sinh thái cũng như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp trồng trọt thích hợp. Điều kiện khí hậu của tỉnh Yên Bái rất phù hợp với sinh trưởng phát triển của cây chè.Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tại Trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Yên Bái, qua thu thập số liệu khí hậu thủy văn tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên bái từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Diễn biến nhiệt độ tại thành phố Yên Bái từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014

Tháng 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nhiệt độ trung

bình (0C) 20,8 17,6 11,1 14,6 17,9 25,5 27,8 28,6 28,3 28 25,9 25

Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình của các tháng tại thành phố Yên Bái có sự chênh lệch khá cao từ 11,10C đến 28,60C. Trong đó thấp nhất là tháng 1 (11,10C) và cao nhất là tháng 6 (28,60C). Đây là khung nhiệt độ tương đối phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Theo hai tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2003) thì độ không sinh vật học của cây chè ở Việt Nam là 100C, như vậy có thể khẳng định ở thành phố yếu tố hạn chế đến sinh trưởng của cây chè ở vụ đông không phải là do nhiệt độ.

Những tháng mùa đông thường hay xuất hiện các đợt gió mùa Đông Bắc, đôi khi có cả sương muối sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây chè trong vụ đông. Những tháng hè nhiệt độ cao, cường độ chiếu sáng lớn có thể gây táp lá chè non, nhất là những nương chè bón phân không cân đối (nhiều đạm, thiếu lân và kali).

3.1.3.2. Nước và độ ẩm

Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên. Những thí nghiệm về tưới nước cho chè ở Liên Xô cho thấy, tùy điều kiện đất đai khí hậu khác nhau mà hiệu quả tăng sản của biện pháp tưới nước cũng khác nhau. Vùng chè Gruzia tưới nước làm tăng sản bình quân 25 - 30%, vùng chè Kraxnoda 60 - 65%, vùng chè Lencôran thuộc Azecbaizan trên 200%. Hiệu quả tăng sản của việc tưới nước cũng rất rõ rệt ở một số nước trồng chè khác như: Trung Quốc (vùng Chiết Giang và Vân Nam) tưới nước làm tăng sản 6,1%. Ấn Độ (vùng Atxam) 60% và ở Tây Phi 217 - 293%. Ở Việt Nam thí nghiệm tưới nước tại Phú Hộ (1958 - 1960) cũng cho năng suất búp tăng bình quân 41,5%. Phẩm chất búp chè được tưới nước đều tăng lên rõ rệt so với không tưới.Tưới nước là một biện pháp tăng sản lượng và phẩm chất rất quan trọng đối với chè. Ngoài biện pháp tưới nước, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt tổng hợp khác như cày đất, làm

đất, xới đào, làm cỏ, mật độ và phương thức trồng hợp lý, phủ đất, tủ gốc, chọn giống chịu hạn... để giải quyết tốt nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chè nhằm đạt sản lượng cao, phẩm chất tốt. Kết quả thí nghiệm của trường trung cấp Sông Lô tại Nông trường Tân Trào và Tháng Mười cho thấy tủ gốc làm cho độ ẩm của lớp đất mặt (0 - 20 cm) và ở các lớp đất dưới nhiều hơn 5 - 6% và 3 - 4% so với đối chứng (không tủ gốc), năng suất búp chè tăng từ 15,6 đến 19,6%. Trong điều kiện thực tế hiện nay của Yên Bái nói chung và địa điểm nghiên cứu của đề tài nói riêng, chè được trồng trên các đồi cao cho nên vấn đề tưới cho cây chè phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nước mưa tự nhiên. Chưa có hệ thống hệ thống tưới tiêu chủ động cho các nương chè vì vậy lượng mưa trong mùa, năm là nhân tố sinh thái quan trọng chi phối tốc độ tăng trưởng, sản lượng của cây chè.

Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời gian sinh trưởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao hay thấp. Vùng chè Doomđome ở Bắc Ấn Độ lượng mưa phân bố nhiều vào tháng 5 tới tháng 8 cho nên sản lượng chè thu hoạch được trong năm cũng tập trung vào thời kỳ đó. Vùng chè Mlanji (Nam Phi) lượng mưa tập trung vào tháng 11 đến tháng 4 nên sản lượng chè cao nhất trong năm cũng tập trung vào thời kỳ này. Ở ta phân bố sản lượng chè trong năm cũng có quan hệ rõ rệt với tình hình phân bố lượng mưa trong các tháng.

Tổng lượng mưa bình quân hàng năm ở các vùng trồng chè của nước ta tương đối thỏa mãn cho nhu cầu về nước của cây chè.

Nhưng ở các vùng chè lượng mưa trong năm lại thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, cây chè gặp hạn từ tháng 11 đến tháng 3. Thời gian này hạn kết hợp với độ nhiệt không khí thấp là những điều kiện bất thuận cho sự sinh trưởng của cây. Vì vậy, bên cạnh biện pháp chống xói mòn cho chè vào mùa mưa còn cần chú ý đến việc chống hạn giữ ẩm cho chè vào mùa khô. Nghiên cứu về yêu

cầu của cây chè đối với độ ẩm, Urusatze, Khamzaep xác định rằng độ ẩm đất thích hợp cho cây chè phát triển là 80 - 85% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng và độ ẩm không khí thích hợp là 75 - 80% hoặc trên 80%. Thiếu nước, độ ẩm không khí và độ ẩm của đất không đủ thì sức sinh trưởng của búp sẽ yếu, lá trở nên dày và cứng, hình thành nhiều búp mù, phẩm chất kém. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm tại Trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Yên Bái, qua thu thập số liệu khí hậu thủy văn tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên bái từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Diễn biến lƣợng mƣa và độ ẩm tại thành phố Yên Bái từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 Tháng 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lượng mưa trung bình (mm) 92,7 48,1 36 60,7 103,9 146,5 138,4 287,7 289,4 491,7 218,6 106,7 Độ ẩm trung bình (%) 84 83 83 84 86 89 86 87 88 87 89 85

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tỉnh Yên Bái

Lượng mưa và độ ẩm không khí là yếu tố quan trọng quyết định đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng chè. Ngay cả khi trong đất có đủ dinh dưỡng nhưng thiếu nước thì cây trồng khó hấp thu được. Lượng mưa trung bình các tháng tại thành phố Yên Bái là 177,66 mm đây là lượng mưa thích hợp đối với cây chè, tuy nhiên lượng mưa phân bố qua các tháng trong năm lại không đều do đó ảnh hưởng tới sinh trưởng năng suất trong từng thời điểm xác định.

Cao nhất là vào tháng 8 đạt 491,7 mm, mưa lớn đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nói chung và đặc biệt đối với sản xuất chè, mưa nhiều gây xói mòn, rửa trôi đất và phân bón, mưa nhiều ảnh hưởng đến lao động thu hái chè, khó khăn cho chế biến vì khan hiếm nguyên liệu, hàm

lượng nước cao nên chất lượng chè giảm, hình thức mẫu mã sản phẩm không đẹp ảnh hưởng đến giá của sản phẩm, mưa nhiều sẽ khó khăn cho lưu thong tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống chè LDP2 và thành phần giun đất tại trại thực hành thực tập trường trung cấp kinh tế kỹ thuật yên bái (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)