Búp chè là đoạn non của một cành chè, búp được hình thành từ các chồi nách (mầm dinh dưỡng), gồm có tôm (phần lá non ở trên đỉnh của cành chưa xòe ra) với hai hoặc ba lá non. Búp chè là nguyên liệu để chế biến ra các
loại chè, vì vậy nó quan hệ trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của chè. Nghiên cứu của Bakhơtaze (1974) cho thấy tương quan giữa số lượng búp chè trên một đơn vị diện tích (mật độ búp) đến năng suất là một tương quan rất chặt chẽ r = 0,956 ± 0,004.
Búp chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố ngoại cảnh và nội tại. Kích thước búp chè thay đổi theo giống, chế độ phân bón, các biện pháp kĩ thuật canh tác và các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu… [22].
Búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định và hình thành nên các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian. Thời gian của mỗi đợt sinh trưởng phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu. Có thể tóm tắt hoạt động sinh trưởng búp theo tuần tự như sau:
Trên một cành chè nếu để sinh trưởng tự nhiên, một năm có 4 - 5 đợt sinh trưởng, nếu hái búp liên tục thì có 6 - 7 đợt và trong điều kiện thâm canh có thể đạt 8 - 9 đợt sinh trưởng.
Thời gian hình thành một đợt sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống, tuổi cây chè, điều kiện thời tiết khí hậu và các biện pháp kỹ thuật.
Trong thời gian mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 là những tháng có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn: nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, có tới trên 80% lượng mưa tập trung vào các tháng này là thời kì cây sinh trưởng mạnh. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: nhiệt độ xuống thấp vào tháng 12, tháng 1, lượng mưa ít đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Bắt đầu từ tháng 12 bắt đầu đốn chè. Từ tháng 2 đến tháng 4 nhiệt độ ấm dần lên, xuất hiện nhiều đợt mưa xuân tạo điều kiện cho cây trồng đâm chồi nảy lộc, đặc biệt đối với cây chè là sự khởi đầu cho một chu kì sinh trưởng, phát triển mới. Ở các tỉnh miền Bắc nước ta cây chè có đặc điểm sinh trưởng theo chu kì hàng năm, cây chè bắt đầu đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân và kết thúc cuối năm khi mùa đông nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp. Thời gian sinh trưởng của búp trong năm càng kéo dài (nghĩa là bắt đầu sớm, kết thúc muộn) thì càng có lợi vì số lứa hái tăng nhờ vậy năng suất tăng. Không chỉ chịu sự phối của các nhân tố sinh thái tự nhiên mà sản lượng chè, số búp trên cây còn phụ thuộc chặt chẽ vào phân bón. Số lượng búp/m2 có nhiều khác biệt ở các công thức bón phân khác nhau. Qua theo dõi sinh trưởng búp ở các công thức thí nghiệm qua các tháng chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của việc bón phân đến mật độ búp chè Đơn vị: Búp/m2 Công thức Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Trung bình 1-Đối chứng 77,92 58,10 259,11 268,98 282,75 239,08 202,13 67,81 181,99 2-Hóa học 123,32 98,47 332,36 352,25 352,43 327,18 278,90 129,83 249,34 3-Phân chuồng 102,18 89,16 283,83 340,78 373,41 345,89 299,56 157,28 249,01 4-Hóa học+Phân chuồng 151,57 122,99 396,73 447,98 433,70 420,61 371,98 199,96 318,19
CV (%) 13,9 20,2 3,6 4,7 5,2 5,9 5,4 10,5 1,4
Trong các yếu tố cấu thành năng suất, thì mật độ búp có liên quan chặt chẽ với năng suất, trong đó mật độ búp/cây cao thì khả năng cho năng suất của giống đó càng lớn. Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy: Các công thức bón phân khác nhau cho mật độ búp khác nhau. Công thức 2 (bón phân hóa học), công thức 3 (bón phân chuồng), công thức 4 (bón kết hợp phân hóa học và phân chuồng) có mật độ búp cao hơn và sai khác với công thức 1(không bón) ở độ tin cậy 95%, trong đó công thức 4 có giá trị trung bình mật độ búp lớn nhất đạt 318,19 búp/m2. Công thức 2 và công thức 3 có giá trị mật độ búp trung bình tương đương nhau (249,34 và 249,01 búp/m2
). Khi theo dõi mật độ búp, ta thấy mật độ búp thấp nhất vào tháng 4 là 58,10 búp/m2 (công thức 1); 98,47 búp/m2 (công thức 2); 89,16 búp/m2 (công thức 3); 123,16 búp/m2 (công thức 4). Mật độ búp chè trên m2 tán có chiều hướng tăng dần qua các tháng, sau đó giảm dần qua các tháng cuối năm. Cụ thể là ở lứa hái tháng 5 đến lứa hái tháng 8 mật độ búp cao do đây là thời vụ thu hoạch chính của cây chè, mật độ búp cao nhất ở lứa hái tháng là 268,98 búp/m2 (công thức 1); 352,25 búp/m2 (công thức 2); 340,78 búp/m2 (công thức 3); 447,98 búp/m2 (công thức 4). Mật độ búp đến tháng 10 bắt đầu giảm do tháng 10 bắt đầu vào mùa đông nên nhiệt độ giảm, mưa ít đi nên khả năng sinh trưởng của cây cũng giảm theo. Mật độ búp trung bình ở các công thức thí nghiệm được thể hiện qua đồ thị hình 3.2:
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 ( B úp/ m 2 ) 1-Đối chứng 2-Hóa học 3-Phân chuồng
4-Hóa học+Phân chuồng
Lứa hái
Hình 3.2. Đồ thị ảnh hƣởng của phân bón đến mật độ búp