Khối l−ợng 1000 hạt của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai mới trong vụ xuân và vụ hè thu 2005 tại hoà an cao bằng (Trang 80)

Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết của Cao Bằng năm

3.2.5.5. Khối l−ợng 1000 hạt của các giống ngô thí nghiệm

Khối l−ợng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định, nh−ng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh nh−: Khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác... Nếu sau khi ngô trỗ cờ – thụ phấn – phun râu mà gặp điều kiện thuận lợi, sẽ dẫn đến sinh tr−ởng có thể ngừng sớm và hạn chế lớn của hạt đ−ợc tạo ra. ứng suất môi tr−ờng trong giai đoạn cứng hạt sẽ có thể làm ngừng tích luỹ chất khô làm giảm khối l−ợng hạt, giảm năng suất và trì hoãn công việc thu hoạch.

Qua số liệu bảng 3.8 và 3.9. đã cho chúng ta thấy:

ở vụ xuân năm 2005, khối l−ợng 1000 hạt các giống ngô tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 300 – 350 gam. Nếu so sánh với đối chứng thì thấy, các giống TT05A1, LVN15, LVN21, LVN20, HQ2004, B9909 có khối l−ợng 1000 hạt sai khác đối chứng ở mức tin cậy 99%, giống SC164, LVN47,

HK1, P11 có khối l−ợng 1000 hạt sai khác đối chứng ở mức tin cậy 95%. Những giống còn lại đều có khối l−ợng 1000 hạt t−ơng đ−ơng đối chứng.

Trong vụ hè thu, khối l−ợng 1000 hạt của các giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 279,8 – 310,0. So với đối chứng, các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có khối l−ợng 1000 hạt t−ơng đ−ơng.

Tóm lại: Nếu so sánh các giống ngô tham gia thí nghiệm trong hai vụ với đối chứng cho thấy, vụ xuân khối l−ợng 1000 hạt của các giống có sự sai khác với đối chứng, còn vụ hè thu các giống thí nghiệm có khối l−ợng 1000 hạt không sai khác với đối chứng.

3.2.5.6. Năng suất lý thuyết của các giống ngô thí nghiệm

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của mỗi giống trong từng điều kiện sinh thái nhất định, là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất lý thuyết. Qua số liệu bảng 3.8 và 3.9 đã cho chúng ta thấy:

ở vụ xuân năm 2005, năng suất lý thuyết của các giống ngô tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 72,4 – 87,3 tạ/ ha. So sánh với đối chứng, thì các giống LVN15, LVN71, HQ2004 có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, các giống LVN21, LVN30, SX2017, SC164 có năng suất lý thuyết cao hơn đối ở mức tin cậy 99%. Các giống còn lại t−ơng đ−ơng với đối chứng.

Trong vụ hè thu năm 2005, các giống ngô tham gia thí nghiệm có năng suất lý thuyết dao động trong khoảng 59,1 – 81,5 tạ/ ha. So với đối chứng thì các giống TT05A1, LVN15, LVN21, LVN30, SX2017, SC164, ĐP5, LVN71, HQ2004, HK1, P11 có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 99%, các giống còn lại có năng suất t−ơng đ−ơng.

Tóm lại: Năng suất lý thuyết của các giống tham gia thí nghiệm trong vụ xuân, cao hơn năng suất lý thuyết trong vụ hè thu. Trong đó, giống HK1 có năng suất lý thuyết cao nhất trong cả hai vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai mới trong vụ xuân và vụ hè thu 2005 tại hoà an cao bằng (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)