Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai mới trong vụ xuân và vụ hè thu 2005 tại hoà an cao bằng (Trang 66)

Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết của Cao Bằng năm

3.2.3.2.Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm

Sâu bệnh là một trong những yếu tố gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Theo đánh giá của tổ chức Nông L−ơng liên hiệp quốc cho biết: Tổng thiệt hại do sâu gây ra hàng năm là 20 – 30 tỷ đô la (bằng 13 – 14% sản l−ợng), do bệnh gây ra 24 – 25 tỷ đô la (bằng 11 – 12% năng suất). Đặc biệt ngô là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều sâu bệnh phá hoại đó cũng là yếu tố hạn chế năng suất ngô ở các vùng nhiệt đới nh− ở n−ớc ta. Các loại sâu bệnh có thể thay nhau phá hoại trong suốt quá trình sinh tr−ởng phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở n−ớc ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đ−ợc áp dụng để trồng ngô quanh năm, chính vì thế đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Nh− vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng chống sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu bệnh hại có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc khác nhau, bởi thế ch−a có loại thuốc nào có thể tiêu diệt đ−ợc tất cả các loại sâu, bệnh hại trên đồng ruộng. Vì vậy ph−ơng pháp tốt nhất vừa có hiệu quả kinh tế vừa giảm đ−ợc sự phá hoại

của sâu, bệnh hại mà đảm bảo đ−ợc an toàn môi sinh và sức khoẻ con ng−ời chính là phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. Trong đó, có sử dụng giống có khả năng kháng sâu bệnh.

Việc theo dõi đánh giá diễn biến của các loại sâu, bệnh hại chính trên các giống ngô là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá đ−ợc tình hình phát sinh phát triển và gây hại của các loại sâu bệnh hại theo thời gian, qua các thời kỳ sinh tr−ởng của ngô gắn với các điều kiện ngoại cảnh. Đây chính là một trong những cơ sở để đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của từng giống và cũng là cơ sở để phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và hiệu quả. Vì vậy chúng tôi tiến hành theo dõi sâu bệnh hại trên các giống ngô thí nghiệm từ gieo đến thu hoạch và thấy xuất hiện các loài sâu bệnh hại nh−: Sâu đục thân, sâu ăn lá, rệp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá. Tỷ lệ sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm đ−ợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và vụ hè thu năm 2005 Vụ xuân 2005 Vụ hè thu 2005 Sâu Bệnh Sâu Bệnh Giống Đục thân (điểm ) Ăn lá (điểm ) Rệp (điểm ) Khô vằn (%) Đốm lá (điểm ) Đục thân (điểm ) Ăn lá (điểm ) Rệp (điểm ) Kh ô vằn (%) Đốm lá (điểm ) LVN4(đ/c) 1 1 1 2,5 2 2 1 2 1,5 3 TT05A1 1 1 2 2,2 2 2 1 2 1,5 3 LVN15 1 1 2 1,6 1 1 1 2 1,5 2 LVN21 1 1 2 1,4 1 2 1 2 1,2 2 LVN30 1 1 2 2,0 2 2 1 3 1,0 3 SX2017 2 2 2 2,4 3 2 2 3 1,5 3

SC164 1 2 3 1,6 2 2 2 4 1,0 3 LVN47 1 2 2 1,8 2 2 2 2 1,0 3 ĐP5 2 2 3 1,6 2 2 1 4 1,1 2 LVN71 1 2 3 2,0 2 3 2 3 1,5 2 HQ2004 1 2 1 1,8 2 3 2 2 1,2 3 B9909 1 2 1 1,6 2 1 2 2 1,2 3 HK1 1 1 2 2,0 2 1 1 2 1,2 2 P11 1 1 3 2,0 3 2 1 3 2 2 Điểm 1: bị nhẹ nhất. Điểm 5: bị nặng nhất.

* Sâu đục thân (0strinia nubilalis)

Triệu chứng dễ phát hiện là khi quan sát trên ruộng thấy các lỗ đục gần nh− thẳng hàng cắt ngang qua mặt lá. Khi sâu non tuổi 1chỉ có thể gặm đ−ợc lớp biểu bì mà ch−a làm thủng lá và nh− vậy ch−a đục vào thân. Khi sâu tuổi lớn cũng nh− ngô đã lớn (từ 7 – 9 lá cho đến trỗ cờ) sâu non đục vào thân ở nửa d−ới của mỗi lóng sát với mỗi đốt bên d−ới. Sâu có thể phát sinh rộng thậm chí 1 cây ngô có thể 2- 3 lỗ đục. Sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây ngô sẽ bị gãy ngang thân.

Lứa sâu phát sinh muộn (giai đoạn trỗ cờ), sâu non đục vào cuống cờ làm gãy cờ ngô. Trên bắp nó đục dọc từ đầu bắp vào. Sâu hoá nhộng trong thân ngô, cuống bắp.

Số liệu bảng 3.6 cho thấy: ở vụ xuân 2005, mức độ nhiễm sâu đục thân của các giống ngô thí nghiệm đ−ợc đánh giá ở điểm 1 và 2. Giống SX2017, ĐP5 có mức độ nhiễm sâu đục thân điểm 2, lớn hơn đối chứng. Các giống còn lại có mức độ nhiễm sâu đục thân t−ơng đ−ơng với đối chứng, đánh giá điểm 1.

ở vụ hè thu, mức độ nhiễm sâu đục thân của các giống đ−ợc đánh giá điểm 1– 3 điểm. Trong đó, giống LVN71, HQ2004 bị nhiễm sâu đục thân nhiều nhất, đánh giá điểm 3, giống LVN15, B9909, HK1 bị nhiễm sâu đục thân thấp nhất, đánh giá điểm 1. Các giống còn lại mức độ nhiễm sâu đục thân t−ơng đ−ơng với đối chứng, đánh giá điểm 2.

Mức độ nhiễm sâu đục thân của các giống ngô tham gia thí nghiệm ở vụ hè thu hầu hết là cao hơn vụ xuân, trong giống LVN15, B9909, HK1 mức độ nhiễm sâu đục thân là thấp nhất trong cả hai vụ. * Sâu ăn lá (Cirplis calebrosa)

Sâu ăn lá hại các giống ngô tham gia thí nghiệm ở vụ xuân với mức độ nhẹ, chỉ dao động trong khoảng 1- 2 điểm. Trong đó, các giống SX2017, SC164, LVN47, ĐP5, LVN71, HQ2004, B9909 có mức độ sâu ăn lá hại cao hơn đối chứng, đánh giá điểm 2. Các giống còn lại, mức độ nhiễm sâu ăn lá t−ơng đ−ơng đối chứng, đánh giá điểm 1.

ở vụ hè thu, các giống ngô tham gia thí nghiệm bị hại cũng ở mức độ nhẹ, dao động trong khoảng 1– 2 điểm. Các giống LVN15, TT05A1, LVN21, LVN30, ĐP5, HK1 bị sâu ăn lá hại t−ơng đ−ơng với đối chứng đánh giá điểm 1. Các giống còn lại đều có sâu ăn lá hại cao hơn đối chứng, đánh giá điểm 2.

Nhìn chung, sâu ăn lá hại các giống ngô tham gia thí nghiệm ở cả hai vụ t−ơng đối nhẹ, giống TT05A1, LVN15, LVN21, LVN30, HK1 bị sâu ăn lá hại nhẹ nhất trong hai vụ.

* Rệp hại ngô (Rhopalosiphum maydis)

Đối t−ợng này hại chủ yếu cờ ngô, nhân dân th−ờng gọi là muội hại ngô. Chúng th−ờng xuất hiện khi cây ngô chuẩn bị trỗ và kéo dài đến lúc trỗ xong. Khi rệp xuất hiện nhiều, chúng chích hút dịch của lá bao cờ

và cờ, làm cho lá bị bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. Nhiều khi rệp có cả râu ngô làm râu bị khô không có khả năng thụ phấn.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, ở vụ xuân 2005 rệp cờ ngô xuất hiện gây hại trên tất cả các giống ngô thí nghiệm. Trong đó, giống HQ2004, B9909 có mức độ nhiễm rệp bằng đối chứng, đánh giá điểm 1, các giống còn lại có mức độ nhiễm rệp cao hơn đối chứng từ 1 – 2 điểm.

Còn ở vụ hè thu mức độ nhiễm rệp cờ đ−ợc đánh giá điểm 2 – 4. Trong đó, các giống LVN30, SX2017, SC164, LVN71, ĐP5, mức độ nhiễm rệp cờ cao hơn đối chứng, các giống còn lại mức độ nhiễm rệp cờ t−ơng đ−ơng với đối chứng, đánh giá điểm 2.

Tóm lại: Rệp cờ gây hại trên các giống ngô thí nghiệm ở vụ hè thu cao hơn vụ xuân. Giống bị rệp cờ nặng nhất trong cả hai vụ là giống SC164, ĐP5, LVN71.

* Bệnh khô vằn (Rhizatonia solani)

Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh tr−ởng và phát triển của cây ngô song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến khi thu hoạch. Các vết bệnh khô vằn có hình dáng giống da báo (hình đám mây) ở cả bẹ lá lẫn phiến lá, gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đổ. Bệnh phát triển lan tới bắp gây chín ép, khối l−ợng hạt giảm. Sự xâm nhập của bệnh chủ yếu bằng các hạch nấm (selerotia), ngoài ra các sợi nấm cũng đóng vai trò quan trọng.

Qua bảng 3.6 chúng tôi thấy: Vụ xuân năm 2005, bệnh khô vằn xuất hiện hầu hết ở các giống ngô thí nghiệm biến động từ 1,6 – 2,4 %. Trong đó, tất cả các giống đều có mức độ nhiễm bệnh khô vằn thấp hơn đối chứng từ 0,3 – 1,1% (mức độ nhiễm bệnh khô vằn của đối chứng là 2,5 %). Trong đó, giống LVN21 nhiễm bệnh khô vằn thấp nhất là 1,4%.

Vụ hè thu năm 2005, các giống tham gia thí nghiệm nhiễm bệnh khô vằn không đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh biến động từ 1 – 2%. Trong đó, các giống TT05A1, LVN15, SX2017, LVN71 mức độ nhiễm bệnh khô vằn bằng với đối chứng (đối chứng một mức độ nhiễm bệnh khô vằn là 1,5% ), giống P11 nhiễm tỷ lệ khô vằn cao hơn đối chứng, các giống còn lại đều có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn đối chứng.

Tóm lại: Bệnh khô vằn đều xuất hiện trên tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm ở cả hai vụ. Trong đó, vụ xuân mức độ nhiễm bệnh nặng hơn vụ hè thu.

* Bệnh đốm lá (đốm lá lớn- Helminthosporium; đốm lá nhỏ –H.

maydis)

Bệnh đốm lá xâm nhiễm chủ yếu nhờ các bào tử (conidio phore), vết bệnh có hình bầu dục. Khi cây ngô bị bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn bộ mặt lá bị khô. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ không khí cao hoặc buổi sáng có s−ơng.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy: Toàn bộ, các giống ngô tham gia thí nghiệm ở vụ xuân đều bị nhiễm bệnh đốm lá, mức độ nhiễm bệnh đánh giá điểm 1 – 3. Trong đó, giống LVN15, LVN21 bị nhiễm bệnh thấp hơn đối chứng (đối chứng có mức độ nhiễm bệnh đánh giá điểm 2), giống SX2017, P11 đánh giá điểm 3, cao hơn đối chứng, các giống còn lại mức độ nhiễm bệnh t−ơng đ−ơng với đối chứng.

Vụ hè thu 2005, các giống ngô tham gia thí nghiệm nhiễm bệnh đốm lá dao động từ 2 –3 điểm. Trong đó, các giống TT05A1, LVN30, SX2017, SC164, LVN47, HQ2004, B9909 bị nhiễm bệnh t−ơng đ−ơng với đối chứng (đối chứng 1 có mức độ nhiễm bệnh đánh giá điểm 3), các giống còn lại mức độ nhiễm bệnh thấp hơn.

Nhìn chung các giống ngô tham gia thí nghiệm ở cả 2 vụ đều nhiễm bệnh đốm lá, nh−ng ở vụ hè thu mức độ nhiễm bệnh đốm lá

cao hơn vụ xuân. Nếu so sánh toàn bộ các giống tham gia thí nghiệm với đối chứng qua hai vụ thì thấy các giống LVN15, LVN21, ĐP5, LVN71, HK1 có khả năng chống chịu với bệnh đốm lá hơn các giống khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai mới trong vụ xuân và vụ hè thu 2005 tại hoà an cao bằng (Trang 66)