Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai mới trong vụ xuân và vụ hè thu 2005 tại hoà an cao bằng (Trang 64)

Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết của Cao Bằng năm

3.2.3.1. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm

Để đánh giá đ−ợc khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi của các giống ngô thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi và nghiên cứu chỉ tiêu đổ rễ, đổ thân. Ngô bị đổ gãy ảnh h−ởng lớn đến năng suất nếu cây nào đổ thân thì năng suất coi nh− mất trắng. Đổ rễ, đổ thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh−: Nền đất trồng, chế độ canh tác nh− n−ớc, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều cao cây, khả năng đóng bắp, sự phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Nếu một giống ngô mới có khả năng sinh tr- −ởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất có triển vọng, nh−ng tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh kém thì cũng không đ−ợc coi là giống tốt.Vì vậy, đánh giá chính xác khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh sẽ giúp cho công tác chọn tạo giống nói chung, khảo kiểm nghiệm giống ngô nói riêng thành công và chọn đ−ợc giống ngô mới tốt nhất cho vùng sinh thái nào đó. Kết quả theo dõi chỉ tiêu đổ rễ, đổ thân trong vụ xuân và vụ hè thu năm 2005, đ−ợc thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Tỷ lệ đổ rễ và gy thân của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và vụ hè thu năm 2005. Đơn vị tính: %

Vụ xuân Vụ hè thu

STT Giống

Đổ rễ Gãy thân Đổ rễ Gãy thân

1 LVN4 (đ/c) 10 2 9 1

3 LVN15 14 3 12 3 4 LVN21 11 3 11 1,5 4 LVN21 11 3 11 1,5 5 LVN30 13 3 11 1 6 SX2017 10 5 10 1 7 SC164 12 2 10 1 8 LVN47 12 2 12 2 9 ĐP5 11 5 9 1 10 LVN71 10 3 9 1 11 HQ2004 10 3 9 1,2 12 B9909 13 2 10 1 13 HK1 13 2 10 1 14 P11 12 3 10 2

Số liệu bảng 3.5 cho chúng ta thấy vụ xuân năm 2005, các giống ngô giống ngô tham gia thí nghiệm bị đổ rễ, ở mức độ khác nhau. Tỷ lệ đổ rễ của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 10 – 14%. Trong đó, các giống SX20017, LVN71, HQ2004 có tỷ lệ đổ rễ bằng đối chứng (đối chứng tỷ lệ đổ rễ 10%). Các giống còn lại đều có tỷ lệ đổ rễ cao hơn với đối chứng.

Vụ hè thu năm 2005, các giống ngô tham gia thí nghiệm có tỷ lệ đổ rễ dao động từ 9 – 12%. Trong đó, các giống ĐP5, LVN71, HQ2004 có tỷ lệ đổ rễ bằng với đối chứng (đối chứng một tỷ lệ đổ rễ là 9%). Các giống còn lại có tỷ lệ đổ rễ cao hơn đối chứng từ 1 – 3%. Hai giống LVN15, LVN47 có tỷ lệđổ rễ cao nhất 12%.

Tỷ lệ gãy thân của các giống ngô thí nghiệm trong vụ xuân biến động từ 2 đến 5%. Giống SC164, LVN47, HK1 có tỷ lệ gãy thân ngang đối chứng (đối chứng một có tỷ lệ gãy thân 2%), các giống còn lại cao hơn đối chứng từ 1 – 3%. Giống SX2017, ĐP5 có tỷ lệ gãy thân cao nhất 5%. Nguyên nhân là do trong vụ

xuân có một số trận gió to, m−a lớn và sâu đục thân gây hại nên đã gây ra hiện t−ợng đổ thân của các giống ngô thí nghiệm.

Tỷ lệ gãy thân của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ hè thu dao động từ 1 – 3%. Trong đó, các giống LVN30, SX2017, SC164, ĐP5, LVN71, B9909, HK1 có tỷ lệ gãy thân bằng với đối chứng (đối chứng một tỷ lệ gãy thân 1%), các giống còn lại có tỷ lệ gẫy thân cao hơn đối chứng. Trong tất cả các giống tham gia thí nghiệm thì LVN15 có tỷ lệ gãy thân cao nhất 3%.

Tóm lại: Các giống tham gia thí nghiệm ở vụ hè thu có tỷ lệ đổ rễ, gãy thân thấp hơn vụ xuân. Trong đó, giống LVN15 có tỷ lệ đổ rễ cao nhất trong cả hai vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai mới trong vụ xuân và vụ hè thu 2005 tại hoà an cao bằng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)