Bảng1.8: Tình hình sản xuất ngô ở Cao Bằng
Năm Diện tích (100ha) Năng suất (tạ/ha) Sản l−ợng (1000 tấn) 1995 30,36 18,27 55,48 1996 29,63 17,85 52,90 1997 31,23 20,40 63,75 1998 30,23 19,97 60,38 1999 30,40 20,74 63,07 2000 31,51 24,06 75,83 2001 32,57 24,40 78,77 2002 32,33 24,91 80,53 2003 33,19 25,96 86,20 2004 34,38 25,87 88,94
Nguồn: Niên giám thống kê Cao Bằng năm 2005.
Qua bảng số liệu đã cho ta thấy, diện tích, năng suất, sản l−ợng cây ngô của tỉnh Cao Bằng ngày càng tăng. Năm 1995, tổng diện tích ngô trong toàn tỉnh đạt 30.360,0 ha, với năng suất đạt 18,27 tạ /ha. Đến năm 2000 tổng diện tích trồng ngô trong toàn tỉnh đạt 31.511,0 ha, tăng1.151 ha so với năm 1995, với năng đạt 24,06 tạ/ha, tăng 5,75 tạ/ha so với năm 1995.
Giai đoạn từ năm 2001 – 2004 diện tích, năng suất, sản l−ợng cây ngô tiếp tục tăng. Năm 2001 tổng diện tích trồng ngô toàn tỉnh đạt 32.570 ha, đến năm 2004 tổng diện tích trồng ngô toàn tỉnh đạt 34.385,0 ha, tăng 6,5% so với năm 2004. Năng suất ngô trung bình toàn tỉnh năm 2001 là 24,40 tạ/ ha, đến năm 2004 đạt 25,87 tạ/ ha, tăng 5,9%.
Qua các số liệu của bảng 1.8 đã chứng minh rõ, cây ngô ở Cao Bằng chiếm một vị trí hết sức quan trọng và ngày càng đ−ợc phát huy về tiềm năng thế mạnh của nó. Cơ cấu giống ngô trồng chủ yếu của tỉnh là các giống Bioseed 9797, Bioseed 9698, Bioseed 9034, Bioseed 99999, DK888, DK999, LVN10 và một số giống ngô địa ph−ơng khác. Trong đó diện tích ngô lai chiếm khoảng 21%.
Do địa hình phức tạp nên Cao Bằng đã chia ra làm những vùng sinh thái khác nhau, chính vì vậy mà thời gian gieo trồng ngô giữa các vùng này cũng có sự khác nhau. Cơ cấu mùa vụ, gồm có 2 vụ chính là xuân hè và hè thu trong đó vụ ngô xuân là chủ yếu chiếm trên 75% diện tích trồng ngô cả năm. Công thức luân canh chính gồm có:
Ngô xuân hè – Lúa hè thu. Ngô xuân hè – Ngô hè thu. Ngô xuân hè - Đậu t−ơng hè thu
Đối với tỉnh Cao Bằng cây ngô là một cây l−ơng thực quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong công tác đảm bảo an ninh l−ơng thực, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng các dân tộc trong tỉnh. Trong những năm qua cây ngô đã khẳng định đ−ợc vai trò của mình qua những thành tựu. Đạt đ−ợc những kết quả này tr−ớc hết là đ−ợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành chức năng. Đ−ợc sự hỗ trợ của Nhà n−ớc thông qua các chính sách trợ giá giống, đầu t− các công trình thuỷ lợi, hỗ trợ khai hoang mở rộng diện tích. Bà con nông dân toàn tỉnh đã nỗ lực khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết, tăng c−ờng đầu t− thâm canh phát triển cây ngô. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế mà nổi bật nhất là
diện tích trồng ngô lai ch−a cao (chiếm 23,6% tổng diện tích trồng ngô), kỹ thuật thâm canh còn hạn chế và một điều quan trọng nữa là chất l−ợng nông sản còn thấp, khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn kém dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất ch−a cao. Nếu hạch toán một ha ngô với mức độ thâm canh bình th−ờng sau khi trừ chi phí, lãi suất chỉ đạt khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng/ha. Do vậy để nâng cao hiệu quả trong sản xuất ngô tr−ớc hết cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng thay những giống ngô địa ph−ơng, năng suất thấp, dài ngày bằng những giống ngô lai có năng suất cao, thời gian sinh tr−ởng ngắn hoặc trung bình phù hợp với điều kiện sinh thái, chế độ canh tác của địa ph−ơng nhằm năng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo nâng cao mức sống cho nông dân. Hiện nay với chính sách trợ giá giống của tỉnh nhiều giống ngô lai nhập nội có năng suất cao đã đ−a vào sản xuất đạt đ−ợc những kết quả rất khả quan. Tuy nhiên khi chính sách trợ giá giống của tỉnh dừng thì việc sử dụng hạt giống ngô lai vào sản xuất đối với bà con nông dân nhiều huyện trong tỉnh gặp khó khăn do giá thành hạt giống nhập nội cao. Vì vậy việc sản xuất hạt giống ngô lai trong n−ớc với giá thành hạ là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực với đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Để thực hiện nghị quyết Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá 16 về việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, đ−a giống mới có năng suất cao và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dần sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo và năng cao đời sống cho nông dân, Cao Bằng rất cần có những giống ngô lai mới năng suất cao, phẩm chất tốt, thời gian sinh tr−ởng ngắn, giá thành rẻ cùng với các biện pháp thâm canh tăng năng suất.