Ta tiến hành hồi quy mô hình và thu được kết quả sau: Bảng 4.17: Kết quả hồi quy bằng OLS cổ phiếu DPM
Chỉ tiêu Hệ số tương quan Giá trị thống kê t
Hằng số -1,11306 -0,82
Tỷ suất sinh lợi thị trường (X1) 0,96922 11,04a Thay đổi chỉ số giá tiêu dùng (X2) 1,57043 1,61 Thay đổi chỉ số giá vàng (X3) -0,24942 -0,98
Thay đổi tỷ giá USD/VND (X4) 0,30194 0,35
Số quan sát 67
R2 0,6656
R2 điều chỉnh 0,6441
Giá trị thống kê F 30,86a
a: mức ý nghĩa 1%
Kết quả hồi quy đạt được mô hình có ý nghĩa ở mức 1% với R2 = 0,6656 cao bất thường, đồng thời 3 trong tổng cộng 4 biến bị phủ định ý nghĩa của nó trong mô hình do đó ta có thể kết luận sơ bộ mô hình bị hiện tượng phương sai sai thay đổi. Sử dụng kiểm định Breusch-Pagan ta thu được Prob > chi2 = 0.0000 qua đó có thể thấy mô hình bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi rất nặng, hai hiện tượng còn lại là đa cộng tuyến và tự tương quan không thấy có sự xuất hiện.
Theo như cách thức chọn và xử lý số liệu ban đầu ta đã cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xuất hiện của các hiện tượng làm sai lệch kết quả mô hình nhưng vẫn không thể tránh khỏi. Sau khi phân tích thì VN-Index vừa là biến duy nhất có ý nghĩa vừa là biến làm phát sinh hiện tượng sai số. Việc cải thiện mô hình bằng cách hồi quy sớm các biến độc lập lúc này cũng không đem lại kết quả khả quan nên chỉ có duy nhất một cách đó là xử lý lại biến VN-Index. Tuy nhiên việc xử lý số liệu tiếp tục cụ thể là lấy căn của VN- Index sẽ làm phức tạp và làm lệch đi ý nghĩa của biến đến với mô hình ban đầu.
Tuy mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi nhưng vẫn cho ta biết một điều đó là biến VN-Index giải thích rất tốt cho tỷ suất sinh lời cổ phiếu với ý nghĩa đạt ở mức 1%.